DỤC LỰC (LIBIDO) VÀ TÂM LỰC (PSYCHIC ENERGY)

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 60 - 61)

Điều mà Schopenhauer gọi là “ý chí” (Willen, will) và xem đó là nguồn gốc cho mọi hành động và suy tư của con người, thì Freud gọi là “libido”, dục lực. Freud quan niệm dục lực là năng lực giới tính đầy cảm xúc và khối lạc, hiển hiện hay bàng bạc trong mọi ước muốn, hành động, trong toàn cuộc sống của con người. Libido như thế được hiểu là “năng lượng giới tính”, là “dục lực”.

C.G. Jung xem quan điểm của Freud là một quan điểm quá co rút giản lược (“reductionism”); và đó cũng là phê phán của các trường phái tâm lý học ngày nay đối với học thuyết tâm lý nói chung của Freud và lý thuyết libido nói riêng. Quan điểm của C.G. Jung về “năng lượng tâm lý” được mở rộng và có tính thiết thực, dựa trên kinh nghiệm thiết thực của con người và thơng qua nhiều nền văn hóa của nhân loại. Quan điểm đó khơng chỉ có tính cách mơ tả, mà cịn tìm hiểu từ trong tiến trình khai phát (genetic) và trong chủ đích cứu cánh của tiến trình phát triển (finality). Quan điểm của C.G. Jung do đó đưa lại một cách tiếp cận sự vật một cách khác đi: khơng chỉ theo cách “ngun nhân máy móc hệ quả” (causal-mechanistic) như trong các ngành khoa học cơ giới thế kỷ 19, nhưng nhất là theo tiến trình phát triển và với viễn ảnh cứu cánh (final-energetic). C.G. Jung như thế đã khai mở một phương pháp mới về tri thức luận cũng như về thơng thích học

(hermeneutics) và đưa lại một nhãn giới mới về nhân sinh quan. Quan điểm của C.G. Jung nói đây là sự biến chuyển ý thức, tư duy và văn hóa của con người, để cuối cùng lĩnh vực giới tính và năng lực giới tính (libido, dục lực) cũng được chuyển hóa thay đổi.

Như thế nào? Chúng tơi xin trưng dẫn một đoạn trình bày của C.G. Jung về điểm này trong thiên khảo luận “Những chuyển biến thay đổi và những biểu tượng của libido” (GW 5, 194):

“Chúng ta nhìn thấy bản năng nghệ thuật đầu tiên của động vật trong việc sinh sản được giới hạn vào từng mùa ấp nở. Tính cách giới tính nguyên thủy của hiện tượng sinh học này như thế đã được thay đổi, bởi phải thích nghi với

thời gian của từng vụ mùa. Nếu như âm nhạc được kèm vào trong khung cảnh của việc truyền giống sinh sản, thì sẽ là một điều bất ổn và dị thường nếu người ta vì thế mà liệt âm nhạc vào phạm trù giới tính. Quan niệm như thế thì cũng chả khác gì xem ngơi đại thánh đường Cologne (Kưln) thuộc loại khống vật, bởi đền thờ đó được xây cất bằng gạch đá.”

Theo C.G. Jung, không phải tất cả mọi diễn tả của tâm thức đều bắt nguồn từ giới tính, nhiễm đầy giới tính hoặc kết thúc trong giới tính, dẫu cho những liên hệ đó có như thế đi nữa trong thời tiền sử của nhân loại. Phát xuất từ một quan điểm tiến trình, C.G. Jung đã suy nghĩ và kiểm nghiệm những sinh hoạt của tâm thức có thể trong quá khứ xa xưa có một ý nghĩa giới tính nào đó, nhưng nay, giống như âm nhạc và nghệ thuật, đã được biến đổi chứ khơng cịn là những sinh hoạt giới tính nữa.

Làm sao có thể biến đổi được như thế? Đó là tiêu đề của phân đoạn kế tiếp sau đây.

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)