LINH ÂM LINH DƯƠNG LÀ GÌ?

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 91 - 93)

D. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BÓNG ÂM NHƯ THẾ NÀO?

B. LINH ÂM LINH DƯƠNG LÀ GÌ?

Nguyên lý “điều hòa phân cực”

Một nguyên lý cơ bản trong việc phát triển tâm thức cũng như trong tiến trình sinh hóa của trời đất vạn vật là ngun lý “điều hịa phân cực”. Trong văn hóa Á Đơng ta, có quan niệm âm dương lưỡng cực, nhưng điều hịa bổ túc. Đó cũng là luận điểm cơ bản của C.G. Jung trong học thuyết Tâm lý Chuyên sâu. C.G. Jung nói: “... mọi tác động đều dựa trên cơ sở tương phản” (GW 9/1,66). Theo C.G. Jung, tâm thức là một hệ thống sinh động, phát triển giữa những năng lực đối trọng, thường khi khó tránh khỏi phân diện, nhưng ln tìm cách điều chỉnh để thể hiện sự qn bình và tính chủ tồn (wholeness). Nhưng làm thế nào đi từ phân diện đến qn bình và chủ tồn? Tiến trình “điều hịa phân cực” này lại phải dựa trên một nguyên lý điều hành, đó là nguyên lý “tâm thức tự điều chỉnh”, giống như nguyên lý “tự điều chỉnh” của cơ thể hoặc của trời đất vũ trụ. C.G. Jung xem quy luật điều chỉnh này là “quy luật kỳ diệu nhất trong mọi quy luật tâm lý” (GW 7, 111).

Để thể hiện nguyên lý “tự điều chỉnh” này, hệ tâm thức sử dụng các định luật bổ túc và bù trừ. Khi một nội dung hoặc năng lượng nào của tâm thức bị coi nhẹ thì nó sẽ tìm cách phản kháng và địi hỏi bù trừ. Chẳng hạn khi ta đặt quá cao tính cách “nhân vật” của mình trong xã hội và do đó coi nhẹ nội dung “trung thực” của bản thân, thì từ vơ thức sẽ xuất hiện những “bóng âm” phản kháng thường được diễn tả thông qua chiêm mộng hoặc các triệu chứng tâm thần phân tán như bực dọc, xấu hổ, tiếc nuối những giá trị đích thực hơn là phơ trương, quy ước và thông lệ của xã hội.

Đối trọng với “nhân vật” trong xã hội, hệ tâm thức có “bóng âm” để điều chỉnh, đưa lại cho cái Tơi sự qn bình giữa ngoại giới và nội giới. Nhưng đi sâu hơn một tầng tâm thức nữa, cịn có “linh âm linh dương” cũng làm đối trọng với con người “nhân vật”, nhưng chủ yếu là đưa cái Tôi xuống tận trung tâm của vô thức, tức Tự ngã (Self). Thể thức đối trọng của “linh âm linh dương” cũng khác: Khơng cịn như giữa nhân vật và bóng âm với những phạm trù tốt và xấu, ít và nhiều, tích cực và tiêu cực của cái Tơi, nhưng là qua phạm trù nam tính và nữ tính, qua những vẻ đẹp của tâm hồn. Do đó mà C.G.

Jung gọi “linh âm linh dương” là những “hình ảnh của tâm hồn”

(“Seelenbilder”). Ở đây khơng cịn là “tương khắc bóng âm” giữa Cain và Abel, nhưng là “tương quan linh âm linh dương” giữa Salomon và nữ hoàng Saba[45].

Linh âm linh dương như là mẫu tượng

Ta đã bàn về mẫu tượng như những cấu trúc và năng lực tạo hình cho hệ tâm thức (chương 7). Là mẫu tượng, linh âm linh dương có một cấu trúc lưỡng cực, giữ một vai trò trung gian phối kết giữa ý thức và vô thức, và sau cùng tác động như là những năng lực sinh động và đưa lại sự sống.

Cấu trúc lưỡng cực của anima/animus là “nguyên lý âm” và “nguyên lý dương”. Theo C.G. Jung, nguyên lý dương là Logos (“Lời Lẽ”), bao gồm trí năng, hiểu biết, tinh thần, phân biện và tri thức (GW 9/2. 29). Nguyên lý âm là Eros (“Dục lực Cảm thương”), là đùm bọc, che chở, thâu nhận, nối kết, liên lạc (GW9/1.20.29). Trở nên con người trưởng thành, hay tiến trình thành tồn Tự ngã, theo C.G. Jung, là phối kết hội nhập những thành phần tâm thức có tính lưỡng cực âm dương nam nữ này thành một tổng hợp mạch lạc, nhất quán, chủ tồn. Bù trừ trong lĩnh vực giới tính có nghĩa là khi cái Tôi-Ý thức phân diện quá nghiêng nam hay quá trọng nữ, sẽ được cực đối lập từ trong vơ thức đến điều chỉnh đem lại thế qn bình. C.G. Jung chủ trương một sự phát triển tâm thức đưa đến qn bình và chủ tồn, như thế con người mới thật an nhiên, tự do và thành đạt cuộc sống của mình.

Những phê bình: Với những tư duy và nghiên cứu mới phát xuất từ các phong trào phụ nữ từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay, có một số phê bình và bổ túc vào quan niệm anima/animus của C.G. Jung. Điều bình phẩm chính là suy tư về giới tính của C.G. Jung đã lệ thuộc vào quan điểm phụ hệ của xã hội Âu châu đầu thế kỷ 20. Do đó chỗ đứng và vai trị của anima đã chỉ là một chỗ đứng và một vai trò phụ thuộc vào animus. Quan niệm về anima/animus cũng được bổ túc nới rộng: anima cũng như animus đều có trong nam giới cũng như trong nữ giới. Vấn đề tiếp theo là anima trong nữ giới có khác với anima trong nam nhân khơng, và nếu có thì khác nhau như thế nào? Những suy nghĩ này sẽ dẫn đến vấn đề những phương cách trị liệu tâm lý khác nhau đối với các bệnh nhân nam hay nữ.

C.G. Jung. Trong khuôn khổ tập sách này, chúng tôi sẽ không đi vào chi tiết các nghiên cứu mới về linh âm linh dương. Chú thích kèm đây về một số xuất bản mới có thể giúp những ai muốn mở rộng thêm tầm nghiên cứu trong vấn đề anima/animus này[46].

Vai trò trung gian phối kết giữa ý thức và vơ thức: Đó là đặc tính thứ hai của linh âm linh dương như là mẫu tượng. C.G. Jung nói rất nhiều về vai trò trung gian này của linh âm linh dương: là trung gian môi giới, trung gian phối hợp, là kẻ chỉ đường, dẫn đường, bạn đường, là hiện thân của vô thức, là kẻ giúp phối kết hội nhập ý thức với vô thức; và khi hội nhập được thành tồn thì linh âm sẽ trở nên Eros của ý thức, và linh dương trở nên Logos; linh âm sẽ đưa lại cho ý thức người đàn ông xu hướng giao lưu tham chiếu, còn linh dương sẽ đưa lại cho ý thức nữ giới khuynh hướng suy tư, phân định và hiểu biết (GW 9/2, 33).

Những năng lực sinh động và đưa lại sự sống: Đây là đặc tính mẫu tượng thứ ba của linh âm linh dương, và nhất là của linh âm: Linh âm là mẫu tượng của sinh động và sự sống (GW10, 243), là năng lực chữa trị, đổi mới, thay đổi, chuyển hóa, đem lại sự sống và sức sống (GW 9/1, 57). Linh âm còn làm đảo lộn tất cả để kéo con người ra khỏi nơi tù đọng và dẫn đưa đến sự sống.

Có hai điều C.G. Jung thường nhắc lại và nhấn mạnh về linh âm linh dương. Đó là vai trị liên lạc phối kết và tiến trình ý thức hóa những miền đất kín ẩn của tâm thức: “Bóng âm chỉ có thể nhờ liên lạc phối kết mà trở nên một thực tại đối diện, và linh âm linh dương cũng chỉ có thể nhờ liên lạc phối kết mà được trở nên một kẻ khác giới đối diện...” (GW 9/2, 41). Cịn tiến trình ý thức hóa là điều kiện vơ cùng quan trọng, bởi chỉ nhờ đó mà ta biết được những nét tiêu cực (như sự cố chấp và phân diện) để khử trừ, và biết được những điều tích cực (như suy tư và xu hướng tâm linh giao lưu) để thực hiện và phát huy.

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)