NHỮNG TẦNG CAO Ý THỨC

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 125 - 126)

D. TIẾN TRÌNH THÀNH TỒN TỰ NGÃ – MỘT KINH NGHIỆM CHUNG CỦA NHÂN LOẠ

E. NHỮNG TẦNG CAO Ý THỨC

Trong những thập niên vừa qua, các khoa tâm lý và tâm linh nhân loại cũng như các ngành khoa học vật lý đã từng nói đến sự phát triển đa phương, đa diện và đa tầng của hệ tâm thức (pluri-dimensional consciousness).

C.G. Jung cũng đã có đề cập đến 5 cấp bậc phát triển tâm thức (GW 13, 199- 202): Từ tình trạng hịa nhập ý thức vào thiên nhiên mà C.G. Jung gọi là tham

dự huyền nhiệm (“participation mystique”, theo nhà nhân chủng học Lévy-

Bruhl, 1857 – 1939) (cấp 1); ý thức của con người được phóng ngoại và dừng lại ở một số đối tượng giới hạn chẳng hạn như cha mẹ và bạn bè trong xã hội (cấp 2); sau đó ý thức đi đến những bình diện trừu tượng hơn như các học thuyết, nguyên lý, biểu tượng (cấp 3); tiếp đến là tình trạng tâm thức khơng cịn phóng ngoại nhưng “trống rỗng” như nơi con người thời đại (cấp 4). Nhưng trong giai đoạn nửa thứ hai cuộc sống và với thời hậu-hiện-đại bây giờ, tâm thức con người đã phát triển đến một cấp bậc và bình diện cao hơn: ý thức và vô thức được phối kết với nhau; con người đã nhìn ra được giới hạn của cái Tơi-Ý thức và sức mạnh của vơ thức. C.G. Jung nói đến những bình diện siêu cá thể và thế giới biểu tượng hợp nhất được ý thức với vô thức, cái tôi với Tự ngã (cấp 5). C.G. Jung cũng nói đến tâm thức cấp 6 thực hiện được sự phối kết giữa tâm thức và thế giới mơi sinh, cũng như nói đến cấp 7 được thực hiện trong những nền văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa cổ đại (xem thêm:

Stein 2000, 210-222).

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)