BÓNG ÂM CỦA ĐẠO LÝ LƯƠNG TÂM

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 86 - 89)

D. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BÓNG ÂM NHƯ THẾ NÀO?

E. BÓNG ÂM CỦA ĐẠO LÝ LƯƠNG TÂM

Phân đoạn trên đây có thể đã là một kết thúc vừa đủ cho vấn đề. Nhưng

chúng tơi vẫn cịn áy náy, nếu không đưa thêm một vài suy nghĩ sau đây quan hệ đến những chiều kích thâm sâu hơn của “bóng âm đạo lý”, một vấn đề khá nhạy cảm đối với con người ngày nay.

Trong một phân đoạn ở đầu chương này (đoạn B: Bóng âm cá nhân; Bóng âm là gì?), chúng tơi có nói đến tương quan giữa bóng âm và cái “Tơi-Lý tưởng” hoặc “Xã hội-Lý tưởng”, và nêu lên một câu hỏi bỏ lửng: vấn đề quan trọng tiếp theo là phải định giá thế nào về cái gọi là “Tơi-Lý tưởng” và “Xã hội-Lý tưởng” đó.

Khi bóng âm từ những tầng sâu của vô thức đưa lại những yếu tố sự sống quý giá, nhưng lại bị cái Tôi-Lý tưởng hoặc Xã hội-Lý tưởng từ chối, phủ nhận, lên án, thì con người sẽ phải có thái độ nào, sẽ phải giải quyết bóng âm tích cực đó ra sao? Cái gọi là Tôi-Lý tưởng và Xã hội-Lý tưởng ngụ ý ở đây là một cái Tôi và một xã hội xây dựng trên những quan điểm của ý thức suy tư biện luận và của quy ước xã hội trong tương quan với “con người nhân vật” (persona) hơn là với con người cá nhân đích thực và trung thực.

Vấn đề đạo lý nêu lên ở đây có thể được minh họa một cách đầy ý nghĩa thông qua câu chuyện “Môisê và thiên sứ của Đức Chúa Trời” ở chương 18 trong kinh Koran:

Môisê trên đường đi trong nơi hoang vắng đã gặp một thiên sứ của Đức Chúa Trời. Môisê xin được đi theo thiên sứ. Cịn thiên sứ thì căn dặn Mơisê đừng vội vã phê phán những điều thiên sứ làm, nếu khơng thì thiên sứ sẽ bỏ đi. Thế rồi trên đường, thiên sứ đã đánh đắm những chiếc thuyền của một nhóm ngư phủ, làm chết một chàng trai trẻ, cuối cùng làm xiêu đổ bức tường thành của một bộ tộc.

Môisê mỗi lần như thế lại phê phán tính cách “vơ đạo hạnh” của thiên sứ, để rồi cuối cùng thiên sứ đã bỏ đi, theo như lời thiên sứ đã căn dặn trước đó. Nhưng trước khi rời bỏ Mơisê, thiên sứ giải thích cho biết lý do hành động của mình:

Những chiếc thuyền của các ngư phủ bị đánh đắm, nhưng nhờ thế mà khơng bị mất đi vì đồn cướp đã đến liền sau đó; chàng trai trẻ bị chết, nhưng linh hồn của anh đã được cứu sống vì anh ta trên đường về nhà đã âm mưu giết chết bố mẹ; cịn bức tường bị sụp đổ, vì nhờ thế mà hai chàng trai trẻ đầy đức hạnh đã phát hiện được bảo vật.

Lúc bấy giờ Mơisê mới nhìn ra nhưng đã quá trễ rằng, mình đã phê phán một cách quá vội vã. Ngây thơ và bình thường mà xét, thiên sứ của Đức Chúa Trời đã tỏ ra như một bóng âm ác nghiệt, trở chứng và vô đạo hạnh trước một Môisê đạo đức và trung thành với lề luật. Nhưng sự thực lại không như thế: thiên sứ đã bày tỏ và thể hiện những con đường nhiệm mầu của Đức Chúa Trời.

C.G. Jung đã từng nói đến hai nền “đạo lý” trong tâm thức con người: một bên là “bảng luật tập thể” có tính quy ước của xã hội (Freud gọi là Siêu ngã: ber-Ich), cịn bên kia là “tiếng nói đạo lý của lương tâm” từ trong các tầng thâm sâu nhất của con người. C.G. Jung gọi đó là Ngã (Selbst, Self), là “con người nội tâm” (“Tâm nội Đại nhân”) và thường được cảm nghiệm như là “Tiếng nói của Đấng Tối cao”.

Vấn đề khơng đơn giản ở đây là làm thế nào phân biệt được đâu là tiếng nói của “đạo lý tập thể” và đâu là “đạo lý của lương tâm”; cũng như với hệ quả không nhỏ, nếu con người lựa chọn “đạo lý của lương tâm”, “tiếng nói của Đấng Tối Cao” hơn là lề luật quy ước của xã hội.

Lịch sử văn hóa và tơn giáo của lồi người đã từng đề cập đến vấn đề “hai nền đạo lý” như thế. Sau Thế chiến thứ hai, Erich Neumann, một học trò và cộng sự viên của C.G. Jung người gốc Do Thái, đã viết quyển “Tâm lý Chun sâu và Đạo lý Mới”[41], trong đó ơng đã đề cập đến vấn đề “hai nền đạo lý” này. Người học trò và cộng sự viên tài năng và tín cẩn nhất của C.G. Jung, bà Marie-Louise von Franz, đã bình giải kết thúc vấn đề nêu ra ở đây với những suy nghĩ đáng lưu ý sau đây:

“Những nhận thức của Tâm lý Chuyên sâu này đã làm tương đối hóa nền đạo lý quy ước của xã hội đồng thời đưa con người đến những phẩm định sâu xa, tế nhị và cá biệt trong mọi (nhấn mạnh do bà Franz, LHK) lĩnh vực thuộc pháp luật, giáo dục và thần học ln lý. Sự khám phá ra vơ thức có lẽ là sự kiện có tính cách mạng nhất đã được thực hiện trong những thế kỷ vừa qua; nhưng vì nó q mới mẻ và quá xáo trộn, nên số đông người ta đã khơng nghe theo. Quả thật, sự kiện nói trên địi hỏi vừa sự trong sáng của nội tâm, vừa nhiều quả cảm để có thể tiếp cận được năng lực mới được phát hiện này, nghiêm túc đón nhận và dám thực hiện sự thay đổi bảng giá trị lâu nay của con người”[42].

Bóng âm là những hiện tượng tâm thức nằm giữa ý thức và vô thức. Sâu hơn một tầng vô thức nữa là hiện tượng linh âm và linh dương mà chúng ta sẽ bàn đến trong chương sau. Giải quyết bóng âm, theo C.G. Jung, là “cơng việc thợ con”, giải quyết vấn đề linh âm linh dương là “công việc thợ cả” (GW13, 481). Nhưng việc giải quyết bóng âm khơng phải là cơng việc của một ngày, bóng âm sẽ cịn tiếp tục xuất hiện. Và như thế, giải quyết bóng âm là một cơng việc trường kỳ.

Để nhận diện được bóng âm và giải quyết bóng âm, khoa tâm lý trị liệu ngày nay đã khám phá thêm hai phương pháp quan trọng là “giải mộng” và “chủ động tưởng tượng” (active imagination) mà ta sẽ bàn đến trong hai chương cuối cùng của tập sách này.

[40] Inge Strauch und Barbara Meier, Den Träumen auf der Spur, Bern 1999; In: Kast 1999, 60-61.

[41] E. Neumann, Tiefenpsychologie und neue Ethik, München 1948, 1964. [42] M-L. von Franz, Der Individuationsprozess; In: C.G. Jung, Der Mensch und seine Symbole, London 1948, München 151999, 176.

Chương 9

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)