D. TIẾN TRÌNH THÀNH TỒN TỰ NGÃ – MỘT KINH NGHIỆM CHUNG CỦA NHÂN LOẠ
A. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Bên cạnh những hình thức bói tốn thường được coi là mê tín dị đoan, cịn có một số hiện tượng, xem ra ngẫu nhiên, nhưng lại là những trùng hợp có ý
nghĩa. Trong số những hiện tượng này, người ta phải kể đến: thần giao cách
cảm, trực giác, trực kiến, trực thị, tiên tri, khải tượng...
Chắc mỗi người trong chúng ta đều đã từng hơn một lần kinh nghiệm, thí dụ chiều hơm nay xơn xao nóng ruột, thì sáng hơm sau nhận được hung tin một người thân ở xa qua đời đúng chiều tối hôm qua; hoặc ngược lại, tâm hồn sáng nay khoan khoái tưởng nhớ đến một người bạn đã từ nhiều năm biệt vơ âm tín, bỗng chiều tối nhận được tin vui người bạn vẫn đang còn sống, làm ăn khá giả và giữ những trách nhiệm quan trọng trong một tổ chức hiệp hội nào đó.
Hoặc như bà Marie-Louise von Franz nói: Hơm nay tơi đặt mua một bộ đồ màu xanh và người ở cửa hàng đã đưa đến cho tôi bộ đồ màu đen, đúng ngày mà một người thân của tôi qua đời. Hai sự kiện trên đối với tơi là một sự
ngẫu nhiên có ý nghĩa (in: C.G. Jung 1999, 211).
C.G. Jung thuật lại câu chuyện một bệnh nhân của ông, một người mà C.G. Jung cho là một trí thức duy lý phân diện, đã kể cho C.G. Jung nghe trong một buổi tham vấn tâm bệnh giấc mộng của đương sự đêm qua về một con bọ hung. Cùng lúc người bệnh đang kể, thì một con bọ hung đã bay đến dập đầu vào cánh cửa sổ phòng thăm bệnh. Qua biến sự đó, người bệnh đã cảm
nghiệm được một “hoát ngộ” đâm thủng bức tường duy lý của tâm thức ông, những tầng lớp tâm thức khác từ đó được giải mở và nhờ vậy cả hệ tâm thức được chữa lành (in: Spies 1984, 96t).
Một câu chuyện khác cũng tương tự như thế. C.G. Jung kể: Một phụ nữ trẻ tuổi tên là Gabriele đến tham vấn tâm bệnh với C.G. Jung. Bà kể, chồng bà ép bà phá thai vì kinh tế chật vật trong gia đình. Bé trong bụng sẽ là đứa con thứ tư, nếu nó được ra chào đời. Bà rất yêu trẻ và vẫn ln mong ước có một
gia đình đơng con. Nhưng bởi ơng chồng không chịu thay đổi ý định, nên bà đã phải miễn cưỡng chiều lòng. Kể đến đấy, bỗng bà nấc nghẹn lên và nói với tơi rằng, mỗi ngày bà vẫn cầu nguyện cho linh hồn của bào thai bị phá. Cùng lúc khi bà kể đến đó, thì có một tiếng động lớn ở cửa sổ phịng tơi. Chúng tơi mở cửa ra hiên lầu và thấy một con chim sẻ nằm chết trên sàn nhà, vì bay đụng đầu vào kính cửa sổ bởi bị lóe ánh sáng mặt trời. Chúng tơi trở lại phịng. Gabriele im bặt khơng nói một lời. Cuối cùng bà ta kể thêm, chuyện như thế đã xảy ra một lần rồi, khi bà kể chuyện phá thai của bà cho một bác sĩ tâm bệnh khác.
Câu chuyện này đối với C.G. Jung là một sự trùng hợp có ý nghĩa. Từ những thời gian xa xưa, trong nhiều truyền thống văn hóa, chim là tượng trưng cho linh hồn của con người (in: Pascal 1995, 203t).