PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐỘNG TƯỞNG TƯỢNG

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 149 - 151)

Phương pháp chủ động tưởng tượng có thể thực hành trong khoa tâm lý trị liệu cũng như trong tình trạng lành mạnh bình thường của con người, nhất là trong những giai đoạn tâm tư gặp khó khăn hay tâm thức chuyển biến nên trưởng thành.

Tổng kết những chỉ dẫn của C.G. Jung và những kinh nghiệm của nhiều bác sĩ tâm lý trị liệu, sau đây là những bước đi thiết yếu trong phương pháp chủ động tưởng tượng (Kast 1999, 14-30)[58].

(1) Thư giãn

ghi nhận tín thư của hình ảnh, và dễ phản ứng thích đáng với hình ảnh. F Cơ thể: dùng tư thế nằm hoặc ngồi, tư thế ngồi đem lại tính chủ động hơn; mắt nhắm hoặc nhìn tập trung vào một điểm trước mặt; hít vào thở ra chậm, sâu, đều; đồng thời ý thức trầm tĩnh theo dõi hơi thở và đưa hơi thở đến từng thành phần trong cơ thể; ý thức cảm nhận các phần cơ thể, buông xả các phần cơ thể đó ra: đây là bàn chân trên nền nhà, đây là hai chân xoải ra thoải mái, đây là bụng, ngực, cổ, gáy, hai vai hoàn toàn thư thả; đây là đầu với bộ óc nhẹ nhõm khơng cịn một bận tâm lo lắng gì; và sau cùng là tồn thân đều thư thái nhẹ nhàng...

F Thời gian thực nghiệm thư giãn: có thể từ 5 đến 15 phút; sau đó là giai đoạn tập trung vào hình ảnh.

(2) Tập trung vào hình ảnh

• Chọn một hình ảnh từ trong một giấc mộng đã qua hay phác họa ra một hình ảnh bắt nguồn từ một tâm tư đang làm ta bận tâm lo lắng.

• Tập trung ý thức vào hình ảnh đã chọn bằng 3 nhịp:

(a) Để cho dịng hình ảnh chiếu rọi lên tâm thức, ta cảm xúc và ghi nhận dịng hình ảnh phản chiếu đó, nếu có bình phẩm thì sẽ làm sau.

(b) Nắm giữ hình ảnh bằng diễn tả ra lời: đó là gì, như thế nào, muốn nói gì với ta; (Về sau có thể vẽ thành hình, viết thành văn, hoặc tạo nắn thành hình tượng).

(c) Hỏi han chất vấn vô thức và để cho vơ thức chất vấn hỏi han mình lại, dựa trên cảm xúc và gợi ý của hình ảnh mà mình đang tập trung nhìn ngắm. Cuối cùng, việc nhìn ngắm hình ảnh và cuộc trao đổi với vơ thức đưa lại tín thư gì, địi hỏi tâm tư và hành động gì? (Xem các thí dụ cụ thể ở các phân đoạn sau).

Phần minh họa

Sau đây, chúng tôi xin cống hiến một số trường hợp minh họa phân chia làm hai loại: (1) Thực tập tưởng tượng bình thường; loại này với những hình ảnh hoặc tĩnh hoặc động; cả hai hình thức này đều có hướng dẫn (phân đoạn D).

(2) Minh họa tưởng tượng cách chủ động: tự làm (phân đoạn E), hoặc có hướng dẫn (phân đoạn F). Sau mỗi trường hợp minh họa đều có phần “những suy nghĩ và nhận xét sư phạm”. (Tư liệu cho phần minh họa này: Kast 1999, trg. 31-42, 157-169).

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)