NHÂN VẬT VÀ TIẾN TRÌNH TRƯỞNG THÀNH

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 38 - 43)

Một nhân vật đích thực và trung thực khơng phải chỉ đáp ứng hai đòi hỏi cơ bản là trung thực với cá tính và đích thực thực thi những quy ước chính đáng của tập thể. Nhân vật cũng như mỗi một con người vẫn còn một đòi hỏi cơ bản thứ ba là mãi mãi “trở nên chính mình”. Đó là địi hỏi trở nên một con người và một công dân “trưởng thành”, trong hướng thực hiện được tất cả các chiều sâu và rộng của hệ tâm thức. C.G. Jung gọi đó là tiến trình “Thành tựu bản thân” hay “Thành tồn Tự ngã”. Jolande Jacobi – nhà Tâm lý học

Chuyên sâu theo trường phái C.G. Jung, là học trò trực tiếp và là cộng sự viên của C.G. Jung – đã nêu lên ba thành tố cơ bản của một “nhân vật hành sự chuẩn xác và đích thực”: (a) con người quy ước, nghĩa là hình ảnh con người mà xã hội địi hỏi được thực hiện nơi mỗi người; (b) con người cá thể, nghĩa là cá nhân trong điều kiện tâm lý và thể lý hiện hữu nhất định; (c) cái Tôi-Lý tưởng, nghĩa là hình ảnh ước mong mà mỗi người mang trong mình và muốn thể hiện. (Jacobi 1999, 36).

Thiếu một hoặc hai trong ba thành tố cơ bản trên đây, một “nhân vật” sẽ không thể thực hiện được chức vụ và địa vị của mình, và như thế sẽ ngăn cản cơng việc phát triển của chính bản thân.

Một “nhân vật” đích thực và trung thực sẽ là điều kiện tiên quyết cho “sức khỏe tâm linh” và đồng thời cũng là một địi hỏi quan trọng để chu tồn các chức năng của con người trong xã hội. Một lớp da lành mạnh sẽ có khả năng

giúp các tế bào và cơ quan trong cơ thể lưu thơng trao đổi khơng khí và phục hồi sự sống; nhưng nếu lớp da khô cằn và đầy ghét bụi, nó sẽ làm bế tắc cản trở việc trao đổi dưỡng khí và như thế gây hư hoại cho các tế bào và cơ thể. “Nhân vật” cũng vậy, một “nhân vật” hành sự chuẩn xác và đích thực sẽ giúp con người và Tự ngã biết giao hòa trao đổi lành mạnh với ngoại giới xã hội; nhưng nếu con người đồng nhất mình với “vai trị” của nhân vật, con người sẽ đánh mất đi năng lực, bản sắc, cá tính và phẩm chất con người tồn diện của mình. (Jacobi 1999, 39).

Friedrich Nietzsche (1844 – 1900) diễn tả chân lý đó qua một châm ngơn cơ bản: “Bạn hãy trở nên kẻ là chính Bạn!”. Châm ngơn này cũng là tiêu đề nói lên mục đích và cơng trình của C.G. Jung trong tiến trình giúp con người trưởng thành và thành tựu bản thân.

Chương 5

THẾ GIỚI MẶC CẢM

A. XÁC ĐỊNH SỰ KIỆN

Trong cuộc sống bình thường của nền văn hóa phổ thơng hiện tại, chúng ta thường nghe nói và cũng thường sử dụng những cụm từ như “mặc cảm tự ti”, “mặc cảm tự tôn”, “mặc cảm sai lầm”, “mặc cảm tội lỗi”, anh này cơ nọ “mặc cảm đầy mình”, ơng này bà kia đầu óc cứ như bị cái gì “ám ảnh” (có nơi gọi là “in trí”), hay “bốc đồng”, phản ứng “cực đoan”, dễ bị “khích động”, dễ “mủi lịng”, hay “hoảng sợ”, “thiếu tự tin”, hay “bẳn gắt”, hay “quát mắng”, hay “phê bình”, ln “tự đề cao”...

Những mặc cảm nêu trên đây phần lớn thuộc loại tâm trạng và thái độ sống, dựa trên cơ sở nhận định về giá trị của bản thân.

Có một số mặc cảm khác do bản năng sinh tồn khích động như: mặc cảm giới tính, mặc cảm ăn uống, mặc cảm tằn tiện (“keo kiệt cá gỗ”[17]), mặc cảm phô trương, mặc cảm quyền thế, mặc cảm ganh tị...

Đứng về bình diện tương quan liên lạc, ta có những mặc cảm bố, mặc cảm mẹ (Freud gọi là “complexe d’Oedipe”[18]), hoặc những mặc cảm biến thể từ hai mặc cảm bố mẹ trên đây, như mặc cảm anh chị em, mặc cảm cơ cậu dì dượng, mặc cảm ơng bà nội ngoại, và đến cả mặc cảm tổ tiên tiền bối... Nhìn về tiến trình phát triển con người, có những mặc cảm như mặc cảm vai trò trong xã hội (mặc cảm nhân vật: persona), mặc cảm bóng âm (shadow), mặc cảm đàn bà (mặc cảm linh âm: anima), mặc cảm đàn ông (mặc cảm linh dương: animus), mặc cảm cái Tôi, mặc cảm tự thân, mặc cảm bản ngã hay Tự ngã (Self)...

Còn một loại mặc cảm nữa bắt nguồn trực tiếp hơn từ những mẫu tượng

(archetypes) sơ cổ nhưng cơ bản của hiện hữu con người và được diễn tả dưới hình dạng những “mẫu hình lý tưởng” như: người tiền phong khai phá, chàng trai trẻ hướng đạo, con người tuẫn tiết, chiến sĩ bưng biền, anh hùng hảo hán

(bên Tây có “mặc cảm Napoléon”, “mặc cảm Robin Hood”: người anh hùng đoạt của nhà giàu đem phân phát cho người nghèo), liệt vị cứu tinh, thục nữ anh hùng... và hàng ngàn gương mặt anh hùng khác như đã được nhà nghiên cứu dị sử, thần thoại và tơn giáo lồi người, Joseph Campbell, ghi lại[19]. Mặc cảm ám ảnh đến nỗi khơng những có thể làm con người mất tự chủ, mà còn làm cho con người tự xem mình là chính người này vật kia – tâm lý gọi đây là hiện tượng “trùng đôi nhân cách” (double personality) – chẳng hạn như: là chồn là thỏ, là pháp sư là phù thủy, là quỷ thần là thiên sứ, cả đến là Đức Phật hồi sinh hay là Đấng Christ tái lâm...

Mặc cảm: ai cũng đều có, và có nhiều hơn bình thường người ta tưởng. C.G. Jung nói, tâm thức con người là cả một thế giới đầy mặc cảm. Nhưng mặc cảm không phải chỉ là tiêu cực, mà – may thay – cũng có và có nhiều mặc cảm tích cực. Và đây cũng lại là một đóng góp cơ bản của C.G. Jung cho ngành tâm lý hiện đại và sự phát triển con người. C.G. Jung cịn nói: khơng phải chiêm mộng (như Freud nghĩ), nhưng chính mặc cảm là “con đường cái quan” (là “vương lộ”: via regia) dẫn đưa xuống thế giới vô thức[20].

Mặt khác, trong khi ta vẫn thường nghe nói và thường sử dụng những cụm từ mặc cảm, đồng thời vẫn thường khơng ít bực dọc về những mặc cảm tiêu cực trong chính mình cũng như nơi những người khác, thì có lẽ chính bản thân ta cũng như nhiều người lại đã không hiểu rõ mặc cảm là gì, từ đâu tới, tác động ra sao và nhất là phải giải quyết như thế nào. Trong lĩnh vực này, C.G. Jung đã cống hiến những đóng góp rất quan trọng trong việc tìm hiểu, để rồi tháo mở những mặc cảm tiêu cực và phát triển những mặc cảm tích cực, giúp con người thể hiện một cuộc sống cân bằng, tự chủ, tròn đầy và thư thái hạnh phúc.

B. MẶC CẢM LÀ GÌ, TỪ ĐÂU TỚI, CẤU TRÚC RA SAO, CÓNHỮNG PHÂN LOẠI NÀO, TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? NHỮNG PHÂN LOẠI NÀO, TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Với “trắc nghiệm liên tưởng” dựa trên một số “từ khích động”, ví dụ như từ cha, mẹ, tiền bạc, tình yêu, sự nghiệp, quyền thế, danh dự, ly hôn, chết... C.G. Jung đã nhận ra nơi những người làm thử trắc nghiệm một số “phản ứng với nhiều xúc động”. Những “phản ứng đầy xúc động” đó cho thấy một “tình trạng nội tâm xáo trộn”, và tình trạng xáo trộn này là hệ quả của một số “ý nghĩ nặng cảm xúc”. Và theo C.G. Jung, đó là định nghĩa của mặc cảm: “Tụ

kết một số ý nghĩ nặng cảm xúc”.

Ta hãy hình dung một hồn cảnh cụ thể của bản thân, như khi ta bị người yêu từ bỏ, bạn bè lừa gạt, hàng xóm cáo gian, đồng nghiệp chê bai, thượng cấp xét xử bất công, nhà cửa bị đốt cháy, ruộng đất bị cướp sạch, tương lai với hai bàn tay trắng, ngày mai không công ăn việc làm, viễn ảnh một cuộc sống vô vọng, bản thân là cả một thất bại... Hoặc, những hoàn cảnh như khi ta cứu được một em bé chết đuối, cứu được một cô gái bị hãm hiếp, hay giãi bày được cho một nạn nhân bị xử oan... Có lẽ như thế ta dễ nhận thấy hơn những cảm xúc khổ cực, chán nản, bực tức, căm thù, hoặc vui mừng, hiên ngang, danh dự... dâng trào lên trong tim ta, lên đầy cổ họng, diễn ra nơi giọng nói, tiếng khóc, tiếng cười, đơi mơi bặm lại, đơi mắt đẫm lệ hoặc rạng ngời chói sáng...

Những “phản ứng đầy xúc động” như thế diễn tả một “tâm trạng xáo trộn” – hoặc vì vui mừng hiên ngang, hoặc vì bực tức tủi nhục – và “tâm trạng xáo trộn” này là hệ quả của “một số ý nghĩ mang nặng cảm xúc”, vừa khó hiểu vừa vượt quá sức kiểm soát của ta, chúng xâm nhập và chiếm đoạt ý thức, ý chí và tình cảm (Ta lưu ý: “mặc cảm” theo nguyên tự Hán Việt là “cảm xúc đen tối”, khó hiểu, huyền nhiệm).

C.G. Jung định nghĩa thêm: “mặc cảm” là “những phần bản vị con người bị tách lìa ra”, là “những thực tại tâm lý tuột ra khỏi tầm kiểm soát của ý thức” (GW 6, 988), là “những vầng sáng chói lọi của ý thức”

(Bewusstseinsluminositten). Frieda Fordham, một học trị trực tiếp của C.G. Jung, nói: Mặc cảm là như “những vùng nam châm tâm lý”[21] tụ kết ý nghĩ, cảm xúc, tâm tình. Đây là “những vùng nam châm tâm lý”, nghĩa là khơng phải chỉ có hai chiều, mà là đa phương, kể cả những chiều siêu cá nhân (trans-personal) trong nghĩa liên vị, vượt cá thể và siêu tâm linh.

Theo các định nghĩa của C.G. Jung, thì mặc cảm trong cấu trúc gồm hai yếu tố: “yếu tố hạt nhân” – như là một “nội kết” (nodalpoint) – tức yếu tố mang ý nghĩa, thường ta không ý thức mà cũng không điều khiển được; và thứ hai là “yếu tố phần ngoài”, tức một số liên tưởng phát xuất một phần từ hoàn cảnh cá nhân, một phần từ mơi trường văn hóa xã hội (GW 9/2, 51).

Mặc cảm có hai loại phát xuất từ hai nguồn: một là nguồn cá nhân, thường xuất phát từ một kinh nghiệm đau thương hay tủi nhục. Kinh nghiệm đó nửa

bàng bạc trong ý thức nửa ẩn hiện trong tiềm thức; do đó được gọi là mặc cảm của bản thân hay của vô thức cá nhân. Nguồn xuất phát thứ hai từ vô thức tập thể, thông qua những hình ảnh sơ cổ và trường tồn gọi là mẫu tượng (archetypes) được lưu truyền trong các truyền thống văn hóa và tơn giáo của lồi người.

Sự phân chia trên đây dĩ nhiên chỉ có tính cách sư phạm cho dễ nhận định, cịn trong thực tế thì khơng hề có những mặc cảm đứng độc lập một mình như những hải đảo. Nhiều thứ và nhiều loại mặc cảm được đan kết, phối hợp và tham chiếu với nhau: giữa các nguồn phát xuất là cá nhân và tập thể, cũng như giữa các loại mặc cảm như tâm trạng và thái độ, bản năng sinh tồn, tương quan liên lạc, tiến trình phát triển...

Để minh họa sự hình thành, phối hợp và tham chiếu giữa các mặc cảm với nhau, nhất là giữa hai tầng cấu trúc là “yếu tố hạt nhân” và “yếu tố phần ngồi”, ta lấy ví dụ hình ảnh “người cha”: một Thượng đế theo văn hóa

Trung Hoa, Brahma theo văn hóa Ấn Độ, Zeus theo văn hóa Hy Lạp, Jehova- Đấng Hằng hữu Tự hữu theo mạc khải Do Thái... Hình ảnh “người cha” đó dâng trào lên từ các miền vơ thức của loài người và tụ kết như “yếu tố hạt nhân” (dĩ nhiên với tính cách tương tự: analogous); và ta có thể nói đến một “mặc cảm người cha” khi thực tại của hình ảnh người cha nói trên xáp chạm với tâm trạng hiện thời của bản thân một cá nhân con người, đưa đến một “cảm xúc cao độ” hoặc về tính tuyệt đối, hoặc về tình u đầy thương xót và lân mẫn của Đức Chúa Trời ln thành tín và rộng lượng tha thứ. Một khi được “tụ kết” (konstelliert: constellated) lại như thế, mặc cảm mang một sinh lực vượt hẳn khả năng suy nghĩ, cảm xúc và nhận thức bình thường của con người, và mặc cảm tồn tại trong ý thức như một “thực tại sinh động xa lạ” (“belebtes corpus alienum”)[22].

Do đó C.G. Jung nói: “Ngày nay ai nấy đều biết, mọi người đều có mặc cảm, nhưng sự kiện mặc cảm chiếm đoạt con người là điều ít người biết”[23], mặc dầu chính đó là vấn đề cơ bản cần phải nắm vững, để đừng quá tự hào hoặc quá tự tin về ý thức được đề cao là tuyệt đối của con người, và để từ đó có thể rộng mở ý thức của con người ra những thực tại lớn lao hơn nữa.

Một phần của tài liệu 5885-tam-ly-hoc-chuyen-sau-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)