Hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống rửa tiền

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 41 - 44)

Có nhiều hình rửa tiền, nhưng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thường được lựa chọn nhiều. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh tốn. Mặc dù, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong cơng tác phịng, chống rửa tiền nhưng để ngăn ngừa các cá nhân, tổ chức lợi dụng tổ chức tín dụng làm trung gian thanh tốn hoặc nhận các khoản tiền bất hợp pháp, Điều 19 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 quy định như sau:

1. Tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng khơng được che dấu, thực hiện bất kỳ các dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp.

2. Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hợp pháp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thơng báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong đời sống xã hội, để có cơ sở xử lý và áp dụng hình phạt tương xứng với người thực hiện hành vi phạm tội, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định ”tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có” (Điều 251) như sau ”Người nào thơng qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hóa tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác, thì bị phạt tù từ một đến năm năm”, quy định này là tiền đề pháp lý cho "tội rửa tiền” sau này.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 về việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nền kinh tế nước ta ngày càng hòa nhập sâu với kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều các cơng ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt từ năm 2007, nước ta là thành viên chính thức của WTO, các giao dịch về thương mại, tài chính, xuất, nhập khẩu ngày càng tăng; chuyển tiền kiều hối được khuyến khích ngày càng nhiều về số lượng và giá trị; thị trường du lịch ngày càng mở rộng, lượng khách quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh những mặt tích cực thì những tiêu cực trong quá trình hội nhập mang lại mà chúng ta cần phải có biện pháp phịng chống đó là các giao dịch tài chính có nguồn gốc bất hợp pháp như các vụ buôn bán ma túy xuyên quốc gia, hoặc các đối tác nước ngoài sử dụng nguồn tiền bất hợp pháp vào đầu tư, kinh doanh ở nước ta với mục tiêu rửa tiền hoặc chuyển tiền cho các tổ chức, cá nhân trong nước âm mưu lật đổ chính quyền, làm mất ổn định chính trị nước ta.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nước cũng có nhiều biến động, tình trạng trốn thuế, bn lậu, tham nhũng, sản xuất và buôn bán hàng giả, đầu cơ trên thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng ngày càng gia tăng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, các đối tượng được hưởng lợi cũng đã thông qua các hoạt động hợp pháp như gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, vàng, một số khác chuyển tiền sang gửi các ngân hàng nước ngồi, nơi có luật bí mật ngân hàng..., tình trạng đó đã đe dọa an ninh chính trị, kinh tế trong nước.

Theo nhận định của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC), Việt Nam dễ bị tội phạm rửa tiền tìm đến do nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt, cùng với hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng gia tăng và đã cảnh báo, nếu khơng có biện pháp để đối phó với rửa tiền thì tội phạm rửa tiền và tham nhũng sẽ gia tăng, sự vận hành hợp pháp của lĩnh vực tài

chính tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, Việt Nam cần cảnh giác với các dịng tài chính phi pháp, nếu để chúng chảy vào nền kinh tế và hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia sẽ bị ảnh hưởng, ngồi ra, cịn làm mất uy tín của quốc gia, giảm những cơ hội tăng trưởng từ nguồn đầu tư nước ngoài.

Trước sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, thực hiện mục tiêu về phịng, chống rửa tiền, phù hợp với thơng lệ quốc tế và để làm lành mạnh, minh bạch hố các giao dịch về tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế, ngày 7 tháng 6 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phịng, chống rửa tiền (sau đây gọi tắt là Nghị định 74). Nghị định 74 là cơ sở pháp lý quan trọng cùng với Bộ luật Hình sự, Luật phịng, chống tham nhũng góp phần làm minh bạch hóa nền tài chính quốc gia.

Trên cơ sở các quy định của Nghị định 74, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phịng chống rửa tiền (sau đây gọi tắt là Thơng tư số 22); Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khốn và trị chơi giải trí có thưởng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 148) và Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT- BXD ngày 01/9/2011 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005 của Chính phủ về phịng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12 ) đã tạo một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động PCRT ở Việt Nam.

Đặc biệt, ngày 26/9/2009 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1999 trong đó đã chính thức quy định tội danh ”Rửa tiền” tại Điều 251 Bộ luật Hình sự trên cơ sở sửa đổi ”tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có” tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh với tội phạm rửa tiền ở nước ta đồng thời góp phần thuận lợi cho hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.

Điều 11 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có trách nhiệm PCRT, tài trợ chống khủng bố, như sau: ”Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được che giấu, thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp; xây dựng quy định nội bộ về PCRT, tài trợ chống khủng bố; thực hiện các biện pháp PCRT, tài trợ chống khủng bố; hợp tác với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra hoạt động rửa tiền, tài trợ chống khủng bố”.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w