Pháp luật phòng, chống rửa tiền của Trung Quốc

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 33 - 37)

Bộ luật Hình sự Trung Quốc quy định 03 tội phạm rửa tiền riêng biệt. Điều 349 của Bộ luật Hình sự năm 1990 quy định tội phạm rửa tiền có được từ tội phạm liên quan đến ma túy. Điều 191 và Điều 312 của Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2006 đã mở rộng phạm vi tội phạm về rửa tiền, không chỉ tội phạm về ma túy mà bao gồm cả bn lậu, tội phạm có tổ chức, khủng bố, tham ơ và hối lộ, gian lận tài chính và vi phạm quy định về quản lý tài chính. Điều 312 quy định tội phạm rửa tiền với cách tiếp cận rộng, bao gồm tất cả các hoạt động che giấu số tiền thu được của hoạt động tội phạm nói chung.

Luật chống rửa tiền (AML) của Trung Quốc năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, trong đó quy định các biện pháp ngăn chặn rửa tiền được áp dụng đối với tồn hệ thống tài chính. Luật quy định nghĩa vụ cho các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và yêu cầu các tổ chức lưu giữ hồ sơ về tài khoản giao dịch và báo cáo giao dịch đáng ngờ và cấm các tổ chức tài chính mở hoặc duy trì tài khoản nặc danh. Để thi hành Luật rửa tiền, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn.

Theo Luật chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn, các ngân hàng phải báo cáo bất kỳ tiền gửi hoặc rút bằng tiền mặt 200.000 nhân dân tệ (khoảng 27.000USD) hoặc rút ngoại tệ trên 10.000 USD trong một ngày, các giao dịch vượt quá 2.000.000 nhân dân tệ (khoảng 274.000 USD) giữa các công ty trong một ngày hoặc giữa một cá nhân và một công ty với số tiền lớn hơn 500.000 nhân dân tệ (khoảng 68.500 USD) đến Đơn vị tình báo tài chính của Ngân hàng Trung ương (FIU), Ngân hàng phải báo cáo bằng phương tiện

điện tử trong thời hạn năm ngày hoặc bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày. Tất cả các tổ chức tài chính phải báo cáo hàng tháng mơ tả giao dịch đáng ngờ và lưu giữ hồ sơ trong 5 năm. Các tổ chức tài chính khơng đáp ứng u cầu báo cáo một cách kịp thời có thể phải chịu xử phạt vi phạm hành chính bao gồm thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ kinh doanh.

Các ngân hàng phải xác định và xác minh khách hàng khi thực hiện giao dịch thường xuyên hơn 10.000 nhân dân tệ hoặc 1.000 USD, hoặc khi gửi hoặc rút với mức tiền 50.000 nhân dân tệ hoặc 10.000 USD. Quy định tương tự bao gồm đối với giao dịch tiền mặt và các giao dịch khác thực hiện trong lĩnh vực bảo hiểm. Tất các các giao dịch chứng khoản phải thực hiện qua tài khoản ngân hàng theo thủ tục thẩm định khách hàng.

Cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền:

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là cơ quan chuyên trách để phối hợp phòng, chống rửa tiền và khủng bố. Cơ quan cảnh sát đặc nhiệm chống rửa tiền được chia thành hai đơn vị chịu sự chỉ đạo thống nhất của Ngân hàng Trung ương gồm: Trung tâm giám sát và phân tích rửa tiền Trung Quốc và Văn phịng chống rửa tiền. Ngồi ra, trách nhiệm phịng, chống rửa tiền được chia sẻ với các cơ quan tài chính khác như Ủy ban quy chế hoạt động ngân hàng Trung Quốc, Công ty quản lý tài sản, Quỹ ủy thác và các cơng ty tài chính khác; Ủy ban quy chế hoạt động bảo hiểm Trung Quốc và Ủy ban cơ chế hoạt động chứng khoán Trung Quốc.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền: Trung Quốc là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về chống ma túy năm 1988, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc chống lại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Công ước của Liên hợp quốc về chống tài trợ khủng bố.

Trung Quốc đã ký kết Điều ước quốc tế trợ giúp pháp lý lẫn nhau giữa 24 quốc gia và có thỏa thuận hợp tác với hơn 40 quốc gia. Trung Quốc đã gia

nhập tập đoàn Á-Âu về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và Trung Quốc là một thành viên của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) từ tháng 6/2007.

1.4.2.2. Pháp luật phòng, chống rửa tiền của Vương quốc Anh

Luật tội phạm năm 2002 (POCA) quy định về tội phạm rửa tiền được áp dụng liên quan đến tất cả các tội phạm không chỉ là tội “nghiêm trọng”, ma túy hoặc liên quan đến tội phạm khủng bố. Luật cũng đã tăng cường hiệu quả của chế định tịch thu tài sản bất hợp pháp theo thủ tục dân sự. Cơ quan thu hồi tài sản được thành lập để tăng cường sức mạnh của nhân viên điều tra tài chính trong việc yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng. Luật này cũng quy định cho phép thu hồi tài sản thu được thông qua hoặc được sử dụng cho hành vi trái pháp luật. Đặc biệt, Luật chuyển nghĩa vụ chứng minh sang cho chủ tài sản để chứng minh tài sản đã mua lại là hợp pháp. Trong trường hợp khơng có bằng chứng như vậy, các tài sản có thể bị tịch thu, khơng cần qua bản án hình sự. Luật cũng đã tạo ra quyền hạn lớn hơn cho các cơ quan điều tra trong việc thu thập các tài liệu có giá trị chứng cứ thấp hơn và tăng mức độ ưu tiên quốc gia đối với việc điều tra chuyển dịch tiền mặt thông qua các nhà đổi tiền và xác định các đại lý chuyển tiền khơng có giấy phép.

Năm 2001, quy định về chống rửa tiền đã được mở rộng cho các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ (MSB). Tháng 9 năm 2006, Chính phủ cơng bố báo cáo đánh giá các quy định về các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ trong việc ngăn chặn hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố và việc thi hành các quy định này. Từ năm 2004, nhiều ngành kinh doanh phải báo cáo về các hoạt động đáng ngờ, bao gồm các luật sư, tư vấn luật, kế toán, đại lý bất động sản và các đại lý đối với hàng giá trị cao như xe hơi, đồ trang sức. Các lĩnh vực cá cược, ngành công nghiệp game hiện nay chưa được quy định nhưng đang được khuyến khích để thiếu lập mã số hành nghề của họ, bao gồm các yêu cầu tiết lộ các giao dịch đáng ngờ.

Ngành ngân hàng ở Anh cung cấp tài khoản cho người thường trú và tạm trú mở tài khoản thông qua kênh trung gian khác nhau. Các ngân hàng đều phải báo cáo các tài khoản trên và thực hiện các yêu cầu lưu trữ hồ sơ.

Bản quy chế về chống rửa tiền của Kho bạc Hồng gia Anh có hiệu lực thi hành từ 15/12/2007 trong đó quy định phạm vi rộng các chủ hữu hưởng lợi và quy định các căn cứ xác định người được coi là có vấn đề về chính trị trong các giao dịch. Bản quy chế củng trao quyền cho Ủy ban quản lý và hoạt động cờ bạc thẩm quyền giám sát các sòng bạc, đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ bao gồm cả các yêu cầu thẩm định danh tính của khách hàng.

Từ ngày 15/6/2007, Anh áp dụng Quy chế số 1889/2005 của Hội đồng liên minh châu Âu về “quy chế kiểm soát tiền mặt”. Quy chế này thiết lập hệ thống khai báo tiền mặt cho tất cả mọi người ra vào EU với số tiền mặt từ 10.000 euro hoặc tương đương bằng ngoại tệ khác. Anh sử dụng một hệ thống kê khai bằng văn bản.

Đơn vị tình báo tài chính của Anh (SOCA) được thành lập theo Luật cảnh sát và các tổ chức tội phạm nghiêm trọng năm 2005 (SOCAP) có 3 chức năng;

Một là, phòng ngừa và phát hiện các tổ chức tội phạm nghiêm trọng,

giảm nhẹ hậu quả của tội phạm;

Hai là, tiếp nhận, lưu trữ, phân tích và phổ biến thơng tin bao gồm cả

báo cáo giao dịch đáng ngờ;

Ba là, hỗ trợ cho các cơ quan khác trong thực thi trách nhiệm của họ

trong hoạt động chống rửa tiền.

Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) trực thuộc Kho bạc Hoàng gia, ban hành các quy định về chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng và điều tra các hoạt động rửa tiền liên quan đến ngân hàng, quyền phạt dân sự và truy tố.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực rửa tiền: Vương quốc Anh là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về chống ma túy năm 1988, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc chống lại

tội phạm có tổ chức xun quốc gia và Cơng ước của Liên hợp quốc về chống tài trợ khủng bố và Vương quốc Anh là một thành viên của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF).

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w