Về hệ thống thể chế pháp lý

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 26 - 27)

Một là, phạm vi của tội phạm hình sự và rửa tiền

- Rửa tiền phải được hình sự hóa trên cơ sở Công ước Viên và Công ước Palermo. Tội rửa tiền phải mở rộng đến tất cả mọi loại tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp có nguồn gốc liên quan đến tội phạm, tội phạm nguồn của tội rửa tiền phải bao gồm tất cả các tội phạm nghiêm trọng. Các quốc gia phải mở rộng phạm vi các tội phạm nguồn của tội rửa tiền và các tội phạm nguồn cần bao gồm hành vi xảy ra ở một quốc gia khác mà hành vi đó cấu thành tội phạm ở quốc gia đó. Tuy nhiên, các quốc gia có thể quy định hành vi đó sẽ cấu thành tội phạm nguồn khi xảy ra ở trong nước hoặc không coi là tội phạm khi pháp luật trong nước quy định về điều đó.

- Trách nhiệm hình sự phải được áp dụng cho cả thể nhân và pháp nhân, ngoài ra phải áp dụng trách nhiệm hành chính, dân sự. Tuy nhiên, tùy theo pháp luật của mỗi nước, trường hợp không áp dụng đối với pháp nhân phải áp dụng trách nhiệm hành chính hoặc dân sự.

Hai là, các biện pháp tạm thời và tịch thu

- Cho phép các cơ quan có thẩm quyền tịch thu tài sản đã tẩy rửa, các khoản thu từ rửa tiền hoặc từ các tội phạm nguồn, các công cụ được sử dụng hoặc định sử dụng để thực hiện các tội phạm này, hoặc các tài sản có giá trị tương đương mà không gây ảnh hưởng tới quyền của bên thứ ba.

Các biện pháp đó cần bao gồm các quyền để nhận dạng, lần theo dấu vết và đánh giá tài sản sẽ tịch thu; tiến hành các biện pháp tạm thời như phong tỏa và tạm giữ để ngăn chặn bất cứ giao dịch nào, chuyển giao hoặc hủy hoại các tài sản đó; áp dụng các bước ngăn ngừa hoặc tránh các hành động nhằm hạn chế khả năng của nhà nước tìm ra tài sản sẽ bị tịch thu; tiến hành bất cứ biện pháp điều tra thích hợp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w