Quản lý nhà nước đối với cơng tác phịng, chống rửa tiền

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 57 - 59)

Pháp luật về PCRT đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng, chống rửa tiền, quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc phòng, chống rửa tiền.

Điều 15 Nghị định 74 quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ”chủ trì và phối hợp với Bộ Cơng an và các cơ quan hữu quan xây dựng và thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam; nghiên cứu và có giải pháp để hạn chế thanh tốn bằng tiền mặt trên lãnh thổ Việt Nam. Trao đổi kết quả công tác PCRT với các cơ quan hữu quan và là đầu mối tổng hợp báo cáo Chính phủ. Bên cạnh đó NHNN phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện PCRT. Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, xử lý tài liệu, hồ sơ theo quy định của pháp luật; chuyển tài liệu, hồ sơ vụ việc có thể liên quan tới rửa tiền cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó NHNN có trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và

công nghệ xử lý thông tin về PCRT, đào tạo cán bộ về phân tích và xử lý thông tin và phát hiện rửa tiền”.

Bộ Cơng an có trách nhiệm ”chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong đấu tranh phịng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền; tổ chức tiếp nhận và xử lý thơng tin về tội phạm có liên quan tới rửa tiền. Chủ trì và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống rửa tiền. Tổ chức lực lượng điều tra tội phạm có liên quan đến rửa tiền; hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm có liên quan đến rửa tiền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Nghị định này; thông báo kết quả điều tra các vụ việc có liên quan tới rửa tiền cho NHNN biết. Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của bọn tội phạm trong lĩnh vực rửa tiền ở trong nước và nước ngoài với NHNN qua Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phịng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền” (Điều 16 Nghị định 74).

Theo đó, Bộ Cơng an là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc điều tra hoạt động rửa tiền. Hai Cục chủ chốt của Bộ Công an là Cục Điều tra các tội phạm kinh tế chịu trách nhiệm điều tra về rửa tiền và Cục Chống khủng bố. Bộ Cơng an có trách nhiệm tổ chức lực lượng điều tra các tội phạm liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố; hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra sơ bộ các tội phạm có liên quan đến rửa tiền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Nghị định 74;

”Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm kịp thời phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phòng, chống tội phạm rửa tiền trong phạm vi quyền hạn của mình; tổng hợp cơng tác PCRT thuộc lĩnh vực quản lý theo định kỳ; gửi báo cáo kết quả về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hướng dẫn, kiểm tra các

đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định về PCRT” (Điều 17 Nghị định 74).

Các tổ chức thanh tra Bộ có trách nhiệm chia sẽ thơng tin kịp thời đầy đủ theo quy định của pháp luật với Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền hành vi vi phạm hành chính đối với các đơn vị thuộc đối tượng quản lý của Bộ, ngành mình khi có những giao dịch liên quan tới rửa tiền theo đề nghị của Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị, bộ phận trực thuộc nghiên cứu, thực hiện các quy định PCRT trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đơn đốc thực hiện các chính sách, đường lối, chiến lược, kế hoạch PCRT.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w