Khái niệm rửa tiền

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 61 - 63)

2009 93 32 vụ việc liên quan tới 32 báo cáo

2.2.2.2. Khái niệm rửa tiền

Nội hàm của khái niệm “rửa tiền” quy định tại Nghị định 74 chưa thể hiện hết hành vi rửa tiền theo thông lệ quốc tế. Khái niệm “rửa tiền” trong Nghị định 74 và Tội rửa tiền được quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự chưa đồng nhất, chưa đáp ứng được quy định tại Công ước Viên và Công ước Palermo.

Theo Nghị định 74 khái niệm rửa tiền gồm có 3 nhóm hành vi

Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;

Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;

Đầu tư vào một dự án, một cơng trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản

chất thật sự hoặc vị trí, q trình di chuyển hoặc chuyển quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có”.

Theo Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 (Điều 251) “tội rửa tiền” bao gồm 4 nhóm hành vi:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;

b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, q trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thơng tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có”.Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;

Theo định nghĩa tại Cơng ước Palermo thì tội phạm rửa tiền là hành vi: Chuyển đổi, chuyển nhượng tài sản mà người đó biết, phải biết hoặc nghi ngờ tài sản do phạm tội mà có nhằm mục đích giấu giếm hoặc che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản để giúp bất kỳ người nào tham gia thực hiện tội phạm nguồn tránh khỏi những hậu quả pháp lý do hành vi của người đó gây ra.

Giấu giếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, đặc điểm, sự định đoạt, sự dịch chuyển hoặc quyền sở hữu và các quyền liên quan đến tài sản mà người đó biết, buộc phải biết hoặc nghi ngờ là tài sản do phạm tội mà có.

Việc có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đó mà người đó biết, phải biết hoặc nghi ngờ là tài sản do phạm tội mà có.

Tham gia liên kết hoặc âm mưu thực hiện, cố gắng để thực hiện, xúi giục tạo điều kiện và chỉ dẫn thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào được thực quy định theo điều này.

Định nghĩa này được các nước trên thế giới chấp nhận và sử dụng. Các hành vi quy định tại Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 về cơ bản là phù hợp với định nghĩa này.

Do vậy, để đảm bảo công tác PCRT đạt hiệu quả cần sửa đổi, bổ sung quy định về hành vi rửa tiền để đảm bảo sự thống nhất của pháp luật và để

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w