Các biện pháp nhằm ngăn ngừa hoạt động rửa tiền

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 27 - 30)

- Các quốc gia phải bảo đảm luật bí mật về định chế tài chính khơng làm ảnh hướng đến việc thực thi các khuyến nghị của FATF.

- Biện pháp theo dõi, cập nhật thông tin về khách hàng (CDD) và lưu giữ thơng tin của khách hành.

Các định chế tài chính khơng được phép mở các tài khoản có tên nặc danh hoặc giả mạo, khi phát hiện các tài khoản này các định chế tài chính phải báo cáo nhận diện khách hàng với cơ quan có thẩm quyền.

Các định chế phải thực hiện các biện pháp cập nhật thông tin về khách hàng khi thiết lập các quan hệ kinh doanh, thực hiện các giao dịch không thường xuyên trên ngưỡng áp dụng đặt ra, thực hiện các giao dịch không thường xuyên theo phương thức chuyển tiền điện tử, có nghi ngờ về rửa tiền hoặc nghi ngờ về tính xác thực và đúng đắn trong dữ liệu nhận biết khách hàng đã có. Các biện pháp bao gồm: nhận biết khách hàng và xác minh nhận biết khách hàng thông qua những tài liệu, dữ liệu và thông tin gốc, độc lập và đáng tin cậy; xác định chủ sở hữu hưởng lợi thông qua các thông tin hoặc dữ liệu từ các nguồn tin cậy. Đối với khách hàng là pháp nhân hoặc nhà cung cấp dịch vụ pháp lý phải nhận diện và xác minh người được ủy quyền, xác minh tư cách pháp nhân của pháp nhân hoặc nhà cung cấp dịch vụ pháp lý. Đối với khách hàng là thể nhân hoặc người cung cấp dịch vụ pháp lý phải xác định chủ sở hữu thật sự.

Thực hiện theo dõi thông tin về khách hàng thường xuyên đối với quan hệ kinh doanh và kiểm soát kỹ lưỡng các giao dịch được thực hiện trong quá trình duy trì mối quan hệ đó để đảm bảo rằng các giao dịch đang thực hiện phù hợp với những hiểu biết của các định chế tài chính về khách hàng đó, về hoạt động kinh doanh và những rủi ro.

- Ngoài việc thực hiện các biện pháp cập nhật thông tin về khách hàng thơng thường, đối với những người có ảnh hưởng chính trị (PEP) các định chế tài chính cần phải:

+ Có hệ thống quản lý rủi ro thích hợp để xác định xem khách hàng đó có phải là người có quan hệ chính trị hay khơng?

+ Thực hiện những biện pháp thích hợp để xác định được nguồn gốc tài sản và nguồn gốc vốn.

+ Thực hiện giám sát chặt chẽ, thường xuyên về mối quan hệ kinh doanh đó.

+ Khi giao dịch với khách hàng này các định chế tài chính phải được phép của Lãnh đạo cấp cao của định chế tài chính.

- Đối với hoạt động ngân hàng đại lý qua biên giới hoặc các quan hệ tương tự các định chế thực hiện nhận biết khách hàng như khuyến nghị 5.

- Các định chế tài chính cần áp dụng các biện pháp phịng ngừa việc rửa tiền thơng qua việc sử dụng các phương tiện công nghệ mới như các giao dịch thông qua mạng Internet, điện thoại, máy ATM.

- Các tiêu chí yêu cầu đối với các trường hợp định chế tài chính dựa vào trung gian hay bên thứ 3 thực hiện một số phần trong quy trình nhận biết khách hàng hoặc giới thiệu kinh doanh.

- Các định chế tài chính cần phải lưu giữ các chứng từ giao dịch kể cả giao dịch trong nước và nước ngoài trong thời gian ít nhất là 5 năm sau khi hồn tất giao dịch và kịp thời cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

- Các định chế tài chính cần chú ý đến các giao dịch lớn, phức tạp bất thường hay các giao dịch khơng có mục định hợp pháp kinh tế rõ ràng. Các định chế tài chính cần phải kiểm tra về cơ sở và mục đích giao dịch và lập thành biên bản về những phát hiện của mình.

- Các yêu cầu về nhận biết khách hàng tại khuyến nghị 5,6,8,11 được áp dụng cả với các sòng bạc (kể cả sòng bạc qua Interet), các công ty môi giới

bất động sản, các doanh nghiệp mua bán kinh loại quý, đá quý, các luật sư, công chứng viên …

Một là, về báo cáo giao dịch đáng ngờ và tuân thủ

- Các định chế tài chính cần báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) khi có nghi ngờ nguồn tiền do phạm tội mà có cho đơn vị tình báo tài chính (FIU).

- Giám đốc và nhân viên của các định chế tài chính phải được pháp luật bảo vệ khỏi trách nhiệm hình sự, dân sự khi họ báo cáo các giao dịch đáng ngờ cho Đơn vị tình báo tài chính mà các giao dịch này có liên quan đến các quy định của pháp luật về giữ bí mật thơng tin của khách hàng.

- Các định chế tài chính phải xây dựng và duy trì quy trình thủ tục nội bộ, chính sách, biện pháp giám sát rửa tiền. Phổ biến và đào tạo cán bộ về cơng tác phịng, chống rửa tiền.

- Các tổ chức phi tài chính phải áp dụng khuyến nghị thứ 13, 15.

Hai là, các biện pháp ngăn chặn rửa tiền:

- Pháp luật các quốc gia phải quy định xử lý hình sự, hành chính, dân sự đối với các thể nhân, pháp nhân vi phạm các quy định về phòng, chống rửa tiền.

- Pháp luật các quốc gia cần quy định không cho phép thành lập hoặc cho phép các ”ngân hàng vỏ bọc” hoạt động. Các định chế tài chính khơng được tham gia quan hệ đại lý với ngân hàng vỏ bọc và không cho phép các ngân hàng vỏ bọc sử dụng tài khoản mình thơng qua các đại lý của các định chế tài chính ở nước ngồi.

- Các quốc gia cần xem xét và áp dụng hệ thống báo cáo giao dịch tiền tệ có giá trị trên một mức cố định nào đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hệ thống cơ sở dữ liệu được vi tính hóa, cơ quan có thẩm quyền có thể dễ dàng sử dụng cho mục đích phịng, chống rửa tiền. Hệ thống cơ sở dữ liệu này được bảo vệ chặt chẽ và việc sử dụng thơng tin phải đúng mục đích.

- Các quốc gia cần xem xét áp dụng các khuyến nghị 5, 6, 8, 11, 13, 15, 17, 21 đối với các hoạt động phi tài chính mà có rủi ro bị sử dụng sai vì mục

đích rửa tiền và nên khuyến khích áp dụng kỹ thuật hiện đại và an toàn để thực hiện các giao dịch tài chính để ít có nguy cơ rửa tiền.

- Các định chế tài chính phải quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ và giao dịch kinh doanh với thể nhân, pháp nhân, các định chế tài chính từ các nước khơng tn thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các khuyến nghị của FATF.

- Các chi nhánh hoặc các công ty trực thuộc các định chế tài chính ở nước ngồi cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong nước, của FATF và pháp luật của nước sở tại về chống rửa tiền. Trong trường hợp pháp luật giữa các nước có sự xung đột ưu tiên pháp luật nước sở tại.

Ba là, quản lý và giám sát

- Các quốc gia phải đảm bảo rằng các định chế tài chính là đối tượng thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ các khuyến nghị của FATF về chống rửa tiền.

- Các loại hình kinh doanh chỉ định và ngành nghề phi tài chính phải chịu sự quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tuân thủ các quy định về chống rửa tiền.

- Các cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng hướng dẫn để hỗ trợ các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính thực hiện các quy định và tuân thủ các quy định về chống rửa tiền; cung cấp các thông tin phản hồi liên quan đến các hướng dẫn thông lệ tốt nhất của FATF trong việc báo cáo các giao dịch đáng ngờ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w