Đối tượng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 63 - 68)

2009 93 32 vụ việc liên quan tới 32 báo cáo

2.2.2.3. Đối tượng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền

2.2.2.3. Đối tượng phải thực hiện các biện phápphòng, chống rửa tiền phòng, chống rửa tiền

Mặc dù, pháp luật về PCRT đã quy định tương đối cụ thể đối tượng phải thực hiện biện pháp về phòng, chống rửa tiền. Tuy nhiên, chưa được mở rộng đối với các cơng ty tín thác, các văn phịng cơng chứng độc lập và kế tốn viên độc lập, chưa có những quy định về vấn đề ngân hàng vỏ bọc, tài khoản nặc danh, những người có ảnh hưởng chính trị (PEPs)... theo như khuyến nghị của FATF.

2.2.2.4. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền

Thứ nhất, về mức giá trị giao dịch phải báo cáo

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 74, một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, và giao dịch tiền gửi tiết kiệm có tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương thì phải báo cáo theo quy định.

Nghị định cũng quy định Thủ tướng Chính phủ sẽ điều chỉnh các mức giá trị giao dịch tiền mặt phải báo cáo cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 74 có hiệu lực cho đến nay, Thủ tướng Chính phủ chưa có bất cứ điều chỉnh đối với các mức giá trị này và trên thực tế cũng xảy ra những bất cập.

Mức giá trị giao dịch phải báo cáo này chưa hợp lý vì quá thấp. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta được coi là nền kinh tế tiền mặt, nhiều giao dịch với giá trị thanh toán rất lớn cũng được thực hiện bằng tiền mặt như: Thanh toán giữa các cá nhân với nhau; gửi, rút tiền, giao dịch chuyển tiền, thanh toán giữa các tổ chức, kể cả các khoản cho vay lớn tại các định chế tài chính; các giao dịch bất động sản đều diễn ra ở các trung tâm môi giới nhà đất không đăng ký, việc mua, bán vàng, đá quý diễn ra ở thị trường tự do... Số lượng giao dịch và gửi tiết kiệm trên mức quy định theo Nghị định tại các tổ chức tín dụng diễn ra hàng ngày là rất lớn, chưa kể tới việc các tổ chức khơng có đăng ký chính thức, cá nhân có giao dịch với số tiền lớn với thế giới ngầm vì lợi ích riêng, khơng cung cấp thơng tin cho Cục Phịng, chống rửa tiền. Ngồi ra, để tránh sự giám sát của Nhà nước bằng nhiều biện pháp như chia nhỏ số tiền gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản ở các trung tâm môi giới nhà đất không đăng ký, mua bán cổ phiếu chui; mang nhiều tên khác nhau trong cùng một gia đình, dịng họ, bạn bè. Hoặc thay vì gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi tiết kiệm thì người dân sẽ đầu tư vào vàng, đôla Mỹ hoặc nhà đất để bảo đảm bí mật. Nguồn kiều hối gửi về nước vì thế cũng sẽ giảm đi nhanh chóng. Các doanh nghiệp sẽ ưu tiên phương thức thanh toán bằng tiền mặt để khỏi bị tổ chức tín dụng khai báo mỗi khi giao dịch với giá trị lớn. Khi đó dịng tiền sẽ được đổ vào các kênh đầu tư khác và có thể xảy ra hiện tượng đầu cơ, làm giá trên những thị trường này. Bên cạnh đó, các định chế tài chính cũng rất miễn cưỡng khi phải tuân thủ quy định này, một phần vì lo ngại sẽ mất khách và một phần tổng giá trị giao dịch của một khách hàng đạt 200 - 500 triệu đồng trong một ngày phải báo cáo là khối lượng vô cùng lớn. Theo kinh nghiệm quốc tế mức giá trị giao dịch phải báo cáo ở Úc là 10.000 AUD tương đương 7.500 USD, ở Mỹ là 10.000 USD, ở Trung Quốc là 50.000 nhân dân tệ khoảng 10.000USD.

Do vậy, đòi hỏi pháp luật phải quy định linh hoạt mức giá trị giao dịch phải báo cáo cho phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ và

từng lĩnh vực cụ thể, nên trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước quyết định mức giá trị giao dịch phải báo cáo để có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh, đồng thời nên nghiên cứu yêu cầu các định chế tài chính và các tổ chức phi tài chính trên cơ sở thường xuyên cập nhật thông tin của khách hàng để xác định tính hợp pháp của giao dịch, xác định giao dịch này khơng (hoặc) nhằm mục đích rửa tiền để đánh giá và quyết định các trường hợp dưới mức giao dịch phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, về cập nhật, theo dõi thông tin khách hàng

Khoản 3 Điều 8 Nghị định 74, Điều 6 Thông tư số 22, Thông tư số 148, Thông tư số 12 đưa ra một số yêu cầu cốt yếu trong cập nhật thông tin khách hàng như yêu cầu các định chế tài chính phải xác minh họ, tên cá nhân hoặc người đại diện cho cơ quan, tổ chức có nhu cầu giao dịch; số hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân, địa chỉ; tên giao dịch, số đăng ký kinh doanh, số đăng ký nộp thuế... của tổ chức hoặc chủ sở hữu, bên ủy quyền hoặc người hưởng lợi trong giao dịch. Tuy nhiên, so với các cam kết quốc tế thì pháp luật PCRT ở Việt Nam cịn tồn tại một số hạn chế:

Một là, pháp luật hiện hành chưa quy biện pháp cập nhật thông tin

khách hàng trên cơ sở rủi ro và hướng dẫn các định chế tài chính và các tổ chức phi tài chính phải thực hiện các biện pháp nhận biết khách hàng tăng cường đối với những khách hàng có mức độ rủi ro rửa tiền cao. Theo quy định về phòng, chống tiền của các tổ chức trên thế giới, pháp luật PCRT của các quốc gia phải xác định tất cả các yếu tố rủi ro như danh sách các dấu hiệu đáng ngờ, các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật PCRT, các quốc gia, khu vực địa lý có nguy cơ rửa tiền cao, danh sách các nước bị cấm vận... để xác định danh sách các sản phẩm, dịch vụ có nguy cơ rửa tiền cao từ đó phân loại mức độ rủi ro (thấp, trung bình, cao).

Hai là, theo pháp luật hiện hành quy định quy trình cập nhận thông tin

phân biệt giữa các tổ chức và cá nhân nước ngồi gây khó khăn trong việc xác định thơng tin về khách hàng.

Ba là, yêu cầu về nhận dạng khách hàng là pháp nhân và chủ sở hữu

hưởng lợi chưa rõ ràng. Các yêu cầu nhận dạng chủ yếu tập trung vào thu thập thông tin của các bên giao dịch trực tiếp do vậy rất khó khăn trong xác định chủ sở hữu hưởng lợi thật sự..

Bốn là, pháp luật hiện hành chưa quy định biện pháp nhận biết khách

hàng đối với khách hàng là cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEPs) (theo định nghĩa của FATF thì PEPs là cá nhân được giao giữ những chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước bao gồm người đứng đầu nhà nước, chính phủ, quan chức cao cấp của chính phủ, tịa án, qn đội hoặc người quản lý của các công ty thuộc sở hữu nhà nước, quan chức cao cấp của các đảng phái chính trị và thành viên gia đình, những người có quan hệ mật thiết với cá nhân đó). Rủi ro từ PEPs là PEPs có thể dùng ảnh hưởng cá nhân để làm giàu bất chính thơng qua việc tham nhũng do vậy, cần phải có biện pháp để nhận biết và giám sát đối tượng này.

Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng quy định tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sỹ quan qn nhân chun nghiệp, cơng nhan quốc phịng trong cơ quan, dơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ cơng vụ đó.

Theo quy định của pháp luật các hành vi tham nhũng gồm tham ô tài sản, nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng

chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ản hưởng người khác để trục lợi; giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, mơi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi (Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Tham nhũng và nhu cầu rửa tiền thường đi liền nhau, chủ thể tham nhũng thường có nhu cầu “rửa” các khoản tiền, tài sản thu được một cách bất hợp pháp thành hợp pháp để sử dụng. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể đối tượng phải kê khai tài sản, quy định về biện pháp về xử lý tài sản tham nhũng...do vậy, nhu cầu rửa tiền, tài sản đối với chủ thể tham nhũng là rất lớn. Vì vậy, pháp luật PCRT cần quy định về các biện pháp để nhận biết hành vi rửa tiền của các đối tượng này nhằm tạo sự đồng bộ giữa pháp luật về PCRT và pháp luật về phịng, chống tham nhũng để kiểm sốt chặt chẽ thu nhập cũng như kiểm soát nguồn gốc tiền và tài sản của cá nhân qua đó góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, cơng chức và minh bạch hóa tài sản, thu nhập cá nhân.

Năm là, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các

định chế tài chính giao dịch với khách hàng thơng qua hệ thống Internet (Internet Banking), điện thoại (Mobile Banking), thẻ thanh tốn mà khơng phải giao dịch trực tiếp tại các định chế tài chính. Vì vậy, mức độ rủi ro rửa tiền bằng phương tiện điện tử cũng cần phải được nhận dạng và quy định cụ thể.

Sáu là, pháp luật PCRT hiện hành cũng chưa quy định về “ngân hàng

dụng dịch vụ chuyển tiền thay thế theo khuyến nghị của FATF vì đây cũng là kênh rửa tiền mà tội phạm rửa tiền thường hay sử dụng để rửa tiền.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w