Ở VIỆT NAM
Ở VIỆT NAM
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật về phịng, chống rửa tiền
Có nhiều hình rửa tiền, nhưng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thường được lựa chọn nhiều. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh tốn. Mặc dù, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong cơng tác phịng, chống rửa tiền nhưng để ngăn ngừa các cá nhân, tổ chức lợi dụng tổ chức tín dụng làm trung gian thanh toán hoặc nhận các khoản tiền bất hợp pháp, Điều 19 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 quy định như sau:
1. Tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng khơng được che dấu, thực hiện bất kỳ các dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp.
2. Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hợp pháp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thơng báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong đời sống xã hội, để có cơ sở xử lý và áp dụng hình phạt tương xứng với người thực hiện hành vi phạm tội, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định ”tội hợp pháp hố tiền, tài sản do phạm tội mà có” (Điều 251) như sau ”Người nào thơng qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hóa tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác, thì bị phạt tù từ một đến năm năm”, quy định này là tiền đề pháp lý cho "tội rửa tiền” sau này.