Nguyên nhân hạn chế của pháp luật về phòng, chống rửa tiền hiện hành

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 69 - 72)

2009 93 32 vụ việc liên quan tới 32 báo cáo

2.2.3. Nguyên nhân hạn chế của pháp luật về phòng, chống rửa tiền hiện hành

tiền hiện hành

Một là, về nhận thức trong quá trình xây dựng pháp luật về phịng,

chống rửa tiền

Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có và tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tuy nhiên, tại thời điểm đó Việt Nam chưa từng có văn bản pháp luật nào quy định về rửa tiền và hoạt động phòng, chống rửa tiền. Vì vậy, khi xây dựng các văn bản pháp luật về PCRT gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định vì hoạt động phịng, chống rửa tiền khá mới mẻ ở Việt Nam, nhiều vấn đề, nhiều nội dung được thảo luận nhiều lần, nhưng do hiểu biết, nhận thức khác nhau, nên có những quy định khơng thể đạt được sự nhất trí cao, buộc phải quy định chung chung, một số quy định khơng thể cụ thể hố. Do vậy, khi triển khai thực hiện nhiều nội dung và nhiều vấn đề đã dần sáng tỏ và làm rõ sự bất cập của những quy định thiếu cụ thể, khơng chính xác.

Hai là, về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCRT

Vấn đề chống rửa tiền là những vấn đề nhạy cảm, phức tạp với nhiều quy trình và cách thức, biện pháp đặc biệt. Bên cạnh đó, lĩnh vực này vẫn

được coi là khá mới với các khái niệm, thuật ngữ chưa được phổ biến trong đại bộ phận dân chúng, thậm chí là các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Công tác tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền chưa được coi trọng do vậy, việc hiểu biết của người dân nói chung về rửa tiền cịn có những hạn chế nhất định đã tạo tâm lý lo ngại cho người dân có tiền gửi tiết kiệm cũng như các doanh nghiệp. Thay vì gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi tiết kiệm thì người dân sẽ đầu tư vào vàng, đơla Mỹ hoặc nhà đất để bảo đảm bí mật.

Ba là, về công tác đào tạo và nguồn nhân lực

Hiện nay, hầu hết các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính chưa xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức về cơng tác phịng, chống rửa tiền. Thực tế tại nhiều đơn vị ở một số bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng chưa nắm được các quy định và văn bản hướng dẫn về PCRT, việc triển khai mới dừng lại ở mức độ phổ biến. Ngoài ra, các tổ chức này khó có thể đánh giá được đầy đủ do khơng có các hoạt động giám sát chính thức về phịng, chống rửa tiền.

Cục Phòng, chống rửa tiền cũng như các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính cịn thiếu nguồn nhân lực để phụ trách nhiệm vụ phịng, chống rửa tiền. Khơng có đủ chi phí để đầu tư cho trang thiết bị cơng nghệ phục vụ nhiệm vụ phịng, chống rửa tiền. Cục phòng, chống rửa tiền hiện tại chưa thu nhận các báo cáo giao dịch tiền mặt do thiếu hệ thống công nghệ thông tin. Các báo cáo giao dịch tiền mặt được yêu cầu lưu trữ tại các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính.

Theo ước tính của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hằng năm số tiền được bọn tội phạm tẩy rửa khoảng 400 - 500 tỉ USD - bằng 2-5% GDP của thế giới, trong đó khoảng 60-70% là tiền mặt. Rửa tiền đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền tài chính của nhiều nước. Do vậy, việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý rửa tiền là nhiệm

vụ quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về PCRT là yếu tố đầu tiên, quyết định rất lớn đến sự thành công của một quốc gia đối với cơng tác phịng chống rửa tiền, trong đó có Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w