2009 93 32 vụ việc liên quan tới 32 báo cáo
3.1.2. Hồn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền đáp ứng yêu cầu tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế
cầu tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế
Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, từ Đại hội Đảng VI đến nay, Đảng ta ln khẳng định vai trị quan trọng của hợp tác quốc tế về kinh tế. Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ mơi trường”.
Vệc mở cửa, hội nhập, liên kết, hợp tác quốc tế và xu thế tồn cầu hóa về kinh tế sẽ dẫn đến sự giao thoa lẫn nhau giữa các quốc gia trên hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từng bước phá bỏ những rào cản ngăn cách giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ với quy mơ lớn tồn nhân loại. Sự hội nhập của Việt Nam với quốc tế sẽ tác động và làm biến đổi các lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau, trong đó có sự hội nhập và thay đổi của pháp luật. Do đó, việc bổ sung có chọn lọc những thiếu hụt của hệ thống pháp luật cho tương ứng với pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia mà Việt Nam hợp tác là việc chúng ta đang từng bước hoàn thiện. Hơn nữa, giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước khác không tránh khỏi những xung đột pháp luật nhất định.
Nhận thức tầm quan trọng của cơng tác phịng, chống rửa tiền, Việt Nam đã ký kết công ước Pelermo về chống tội phạm xuyên quốc gia, Công ước Viên về chống buôn lậu ma tuý và các chất hướng thần, Công ước về chống tham nhũng, Công ước về chống tài trợ chống tài trợ cho khủng bố, gia nhập thành viên nhóm Châu Á - Thái Bình Dương (APG) về chống rửa tiền.
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống vận chuyển trái phép ma túy và các chất hướng thần. Việt Nam đã gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về trấn áp tài trợ cho khủng bố năm 1999. Việt Nam cần nội luật hóa các quy định của các Điều ước quốc tế này nhằm thực thi các cam kết quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam với tư cách là thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ tiến hành những biện pháp để thực hiện những yêu cầu mà Ủy ban 1267 và các Nghị quyết 1333 năm 2000, Nghị quyết 1390 năm 2002, Nghị quyết 1455 năm 2003, Nghị quyết 1526 năm 2004, Nghị quyết 1617 năm 2005, Nghị quyết 1735 năm 2006 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, chủ yếu là các biện pháp phong tỏa tài sản, bao gồm phải thực hiện các biện pháp sau: Phong tỏa các tài khoản, tài sản và nguồn tài chính khác của các cá nhân và tổ chức trong danh sách. Ngăn chặn việc nhập cảnh hoặc quá cảnh qua quốc gia mình của những cá nhân nằm trong danh sách. Ngăn chặn việc cung cấp, mua bán hoặc chuyển giao trực tiếp hoặc gián tiếp của các cá nhân và tổ chức nằm trong Danh sách từ lãnh thổ nước mình hoặc do cơng dân của nước mình hoạt động trên lãnh thổ nước khác, vũ khí và tất cả các loại vật liệu khác, bao gồm cả các phụ kiện, cố vấn, trợ giúp kỹ thuật, hoặc đào tạo liên quan đến hoạt động quân sự.
Việt Nam cam kết thực hiện 40+9 khuyến nghị của FATF về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố
Các sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định quan điểm, lập trường của Đảng và Nhà nước ta kiên quyết trong việc phòng chống tội phạm về rửa tiền và lành mạnh hoá, minh bạch hoá nền kinh tế.
Vì vậy, việc hồn thiện pháp luật về PCRT nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung để từng bước thu hẹp và tiến tới xóa bỏ sự khác biệt của pháp
luật Việt Nam với các nước trong khu vực và các quy định của pháp luật quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia là điều hết sức cần thiết.