Luật tội phạm năm 1987 đã quy định về tội phạm rửa tiền liên quan đến tội phạm nghiêm trọng và Luật tội phạm năm 2002 (POCA) bãi bỏ các tội phạm rửa tiền được quy định trong Luật năm 1987 và thay thế chúng với hành vi phạm tội được cập nhật và được quy định tại Bộ luật hình sự. Các tội phạm mới được phân loại theo mức độ kiến thức cần thiết của người phạm tội và giá trị của tài sản tham gia vào các hoạt động rửa tiền. Phù hợp với chính sách hình sự, tất cả các tội phạm rất nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật hình sự.
Luật về báo cáo giao dịch tài chính (FTR) được ban hành năm 1988 để chống trốn thuế, rửa tiền và các tội ác nghiêm trọng. Luật về báo cáo giao dịch tài chính yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tài chính (gọi chung là đại lý tiền mặt) phải xác minh danh tính hoặc một bản sao của nó trong thời hạn 7 năm kể từ ngày tài khoản có liên quan bị đóng lại. Đại lý tiền mặt hoặc nhân viên của đại lý được bảo vệ để chống lại bất kỳ hành động hoặc thủ tục liên quan đến quá trình báo cáo. Luật về báo cáo giao dịch tài chính cũng thiết lập yêu cầu báo cáo cho ngành dịch vụ tài chính đối với các giao dịch đáng ngờ, giao dịch tiền mặt bằng hoặc vượt qua 10.000AUD (khoảng 7.500USD) và tất cả các giao dịch chuyển tiền quốc tế vào hoặc ra khỏi nước Úc, không kể giá trị. Luật cũng bắt buộc bất kỳ người nào mang theo tiền khi nhập cảnh hoặc xuất cảnh khỏi nước Úc, qua bưu điện hoặc chuyển phát nhanh với số tiền 10.000AUD (hoặc ngoại tệ tương đương) trở lên phải báo cáo về việc dịch chuyển đó. Luật về báo cáo rửa tiền cũng được áp dụng đối với tổ chức tài chính phi ngân hàng như đại lý đổi tiền, chuyển tiền, mơi giới chứng khốn, sịng bạc và tổ chức cờ bạc khác, công ty bảo hiểm, luật sư....cũng phải báo cáo giao dịch tiền mặt lớn ngoại trừ kế tốn.
Về cơ quan đấu tranh phịng, chống tội phạm rửa tiền
Luật về báo cáo giao dịch tài chính thành lập Trung tâm phân tích báo cáo giao dịch Úc (AUSTRAC), Đơn vị tình báo tài chính của Úc (FIU). AUSTRAC đóng vai trị trung tâm trong hệ thống rửa tiền của Úc. AUSTRAC có chức năng thu thập, giữ lại, biên dịch, và phổ biến thơng tin Luật về báo cáo giao dịch tài chính, cung cấp tư vấn và hỗ trợ cho bộ sự tập thu nhập, công bằng xã hội, an ninh quốc gia và các cơ quan thực thi pháp luật và hướng dẫn cho các đại lý tiền mặt các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật. AUSTRAC có quyền áp dụng biện pháp hình sự mà khơng áp dụng các biện pháp hành chính đối với các chủ thể không tuân thủ.
Cảnh sát liên bang Úc (AFP) là cơ quan thực thi pháp luật chính cho việc điều tra rửa tiền và các hành vi phạm tội tài trợ khủng bố tại Úc ở cấp Liên bang.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền
Úc tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tài trợ khủng bố, Công ước của Liên hợp quốc về chống ma túy 1988 và Công ước của Liên hợp quốc chống lại tội phạm có tổ chức xun quốc gia; Cơng ước chống tham nhũng.
AUSTRAC là một thành viên tích cực của Nhóm các đơn vị tình báo tài chính (FIUs) và đã ký kết, trao đổi chủ yếu dưới hình thức Biên bản ghi nhớ hiểu biết (MOUs) cho phép việc trao đổi thơng tin tình báo tài chính với 45 quốc gia.
1.4.3. Những vấn đề có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam
Đối với Việt Nam việc nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới về công tác chống rửa tiền là hết sức cần thiết và hữu ích trong q trình hội nhập tài chính, tiền tệ quốc tế. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về chống rửa tiền ở
một số nước nêu trên và các khuyến nghị của FATF, từ đó, rút ra một số vấn đề có ý nghĩa tham khảo cho Việt Nam như sau:
Một là, đa phần các nước đều có một đạo luật có giá trị pháp lý cao để
điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực chống rửa tiền.
Hai là, mặc dù pháp luật chống rửa tiền ở các nước có những quy định
khác nhau nhưng điểm nổi bật trong chống rửa tiền của các nước đều có những quy định sau:
Thứ nhất, quy định hành vi rửa tiền là phạm tội:
Các nước đều hình sự hóa tội phạm rửa tiền và quy định tội rửa tiền là tội nghiêm trọng và có liên quan chặt chẽ đến các tội phạm nguồn.
Thứ hai, quy định các biện pháp phòng ngừa
Các biện pháp phòng ngừa hoạt động rửa tiền tập trung chủ yếu vào các biện pháp nhận biết khách hàng, báo cáo về các giao dịch đáng ngờ, báo cáo về các giao dịch tiền mặt vượt ngưỡng quy định, các biện pháp yêu cầu về lưu trữ hồ sơ. Tùy theo, pháp luật mỗi nước quy định mức giao dịch mà các định chế tài chính phải báo cáo trong từng giao dịch cụ thể với khách hàng nhưng nhìn chung pháp luật các nước đều quy định cụ thể các biện pháp nhằm nhận biết khách hàng theo các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tình báo tài chính (FATF).
Thứ ba, thành lập Cơ quan tình báo tài chính (Financial Intelligence
Unit-FIU).
Tùy theo pháp luật của mỗi nước, Đơn vị (cơ quan) tình báo tài chính được thành lập theo các khuyến nghị của FATF, nhưng về cơ bản tổ chức này phải có những chức năng sau:
Là trung tâm quốc gia tiếp nhận, phân tích và chuyển giao thơng tin liên quan đến rửa tiền;
Hướng dẫn các định chế tài chính và phi tài chính về cách thức báo cáo, nội dung, thủ tục khi báo cáo
Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp cận thơng tin thi hành pháp luật, hành chính và tài chính để thực thi chức năng cơ bản của mình
Được trao thẩm quyền thơng báo thơng tin tình báo tới các cơ quan có thẩm quyền trong nước để điều tra hoặc hành động khi có cơ sở nghi ngờ rửa tiền.
Thứ tư, hợp tác quốc tế về PCRT
Rửa tiền đã trở thành vấn nạn toàn cầu và được cả cộng đồng quốc tế quan tâm, vì vậy, việc hợp tác quốc tế giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các quốc gia khác nhau nhằm trao đổi thông tin, tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm và việc tham gia ký kết hoặc gia nhập các Điều ước quốc tế là là điều kiện tiên quyết cho sự thành cơng của cơng tác phịng, chống rửa tiền trên thế giới.
Từ những nghiên cứu, tìm hiểu các khuyến nghị của FATF và kinh nghiệm của một số nước về chống rửa tiền cho thấy các nước đều tuân thủ các khuyến nghị của FATF trong việc xây dựng Luật chống rửa tiền, tuy mức độ tuân thủ của các nước khác nhau có sự khác nhau nhưng nhìn chung các nước đều hướng tới chuẩn mực quốc tế trong việc chống rửa tiền. Vì vậy, việc học tập và vận dụng những khuyến nghị của FATF trong việc hồn thiện pháp luật về phịng, chống rửa tiền ở nước ta, cần phải được nghiên cứu, lựa chọn cụ thể phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Chương 2