Các biện pháp phòng, chống rửa tiền

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 48 - 57)

Pháp luật PCRT đã quy định khá đầy đủ các biện pháp PCRT như sau:

Thứ nhất, biện pháp xây dựng quy tắc và bộ phận giám sát trong nội bộ của các định chế tài chính và các tổ chức phi tài chính

Rửa tiền có tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính, các định chế tài chính và các tổ chức phi tài chính là nơi khởi nguồn chủ thể rửa tiền thực hiện hành vi rửa tiền. Do vậy, các tổ chức này có trách nhiệm bảo vệ mình trong các giao dịch với khách hàng nhằm ngăn ngừa, phòng chống lại hành vi rửa tiền, bằng cách xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền trong hoạt động kinh doanh của mình. Pháp luật về phịng, chống rửa tiền đã yêu cầu các định chế tài chính và các tổ chức phi tài chính có trách nhiệm xây dựng quy trình kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ đảm bảo cho việc PCRT; bố trí cán bộ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch, quy trình, biện pháp PCRT, đào tạo nhân viên để nâng cao trách nhiệm của nhân viên trong phòng, chống rửa tiền như việc lập các báo cáo giao dịch đáng ngờ và giao dịch tiền mặt vượt ngưỡng quy định gửi Cục phòng, chống rửa tiền.

Thực tiễn phòng, chống rửa tiền của các tổ chức tín dụng hiện nay

Căn cứ vào quy mơ, phạm vi hoạt động của mình các tổ chức tín dụng phải bố trí hoặc thành lập bộ phận chuyên trách về PCRT. Trên thực tế, sau khi Nghị định 74/2005/NĐ-CP và Thông tư số 22/2009/TT-NHNN được ban hành, các tổ chức tín dụng đã nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống rửa tiền, cụ thể như sau:

Về việc ban hành quy chế, chính sách về phịng, chống rửa tiền: hầu hết các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã ban hành quy chế nội bộ về phịng, chống rửa tiền theo quy định tại Thơng tư 22. Việc xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ, các đơn vị thường lồng ghép nội dung kiểm toán cơng tác phịng, chống rửa tiền trong chương trình kiểm tốn chung.

Về việc bố trí cán bộ chịu trách nhiệm về phịng, chống rửa tiền: 100% các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đã chỉ định thành viên trong Ban điều hành là người chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơng tác phịng, chống rửa tiền tại đơn vị và đăng ký thơng tin với Cục Phịng, chống rửa tiền. Cơng tác phịng, chống rửa tiền thường được các tổ chức tín dụng giao cho các phòng chức năng như Phịng Kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, Phịng Quản lý rủi ro và tác nghiệp thị trường hoặc giao cho Phịng kế tốn…

Về việc đào tạo nhân viên trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền: Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngồi ln chú trọng đến lĩnh vực này. Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngồi ln cử cán bộ phụ trách tham gia các lớp đào tạo do Ngân hàng Nhà nước tổ chức. Công tác đào tạo thường được các đơn vị lồng ghép vào chương trình đạo tạo tập huấn nghiệp vụ chung do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi tự tổ chức.

Để đảm bảo thực hiện các biện pháp phịng ngừa, các tổ chức tín dụng đã thực hiện việc bố trí cán bộ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch, quy trình, biện pháp phịng, chống rửa tiền. Đồng thời, hầu hết các tổ chức tín dụng xây dựng quy trình tìm hiểu, cập nhật thơng tin và thủ tục nhận biết khách hàng theo quy định tại Nghị định 74 và Thông tư số 22, lưu giữ, cập nhật số liệu và báo cáo các giao dịch đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm về rửa tiền.

Ngồi ra, các tổ chức tín dụng đã nghiêm túc thực hiện việc cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo về phòng, chống rửa tiền do Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhằm nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách.

Việc xây dựng quy trình nội bộ và đào tạo cán bộ phụ trách lĩnh vực phịng, chống rửa tiền góp phần nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc phịng, chống rửa tiền, nâng cao ý thức phòng ngừa tội phạm rửa tiền của cá nhân, tổ chức.

Như vậy, pháp luật về PCRT đã góp phần nâng cao ý thức về phòng, chống rửa tiền của các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, biện pháp nhận biết khách hàng

Nhận biết khách hàng là cơng cụ hữu hiệu nhất để phịng ngừa hoạt động rửa tiền vì nó ngăn chặn sự khởi nguồn và vận động của dòng tiền bất hợp pháp. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên của các định chế tài chính và các tổ chức phi tài chính khi giao dịch với khách hàng. Thơng qua việc tìm hiểu khách hàng, các tổ chức này có thể nhận diện được các hành vi của đối tượng rửa tiền từ đó có thể áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật về PCRT.

Điều 7 Nghị định 74 quy định các thủ tục, biện pháp nhận biết khách hàng mà các định chế tài chính và các tổ chức phi tài chính có nghĩa vụ phải thực hiện. Trên cơ sở quy định này, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Nghị định 74 đã quy định quy trình nhận biết khách hàng trong từng lĩnh vực cụ thể (Điều 6 Thông tư số 22, Điều 6 Thông tư số 12, Điều 6 Thơng tư số 148). Ngồi ra, đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản khi khách hàng thực hiện số lượng giao dịch bất động sản từ 2 giao dịch trở lên trong 1 ngày; khách hàng mua, bán từ 2 bất động sản trở lên trong một lần (kể cả khách hàng mua và bán bất động sản) đều thuộc các trường hợp phải nhận biết khách hàng.

Một là, về yêu cầu nhận biết khách hàng, pháp luật quy định các thông

tin thu nhận trong quá trình nhận biết khách hàng phải bảo đảm độ tin cậy, kịp thời và bảo đảm bí mật vì những thơng tin này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi rửa tiền cũng như uy tín của các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính và khách hàng.

Hai là, về nội dung thông tin nhận biết, pháp luật trao quyền cho các

định chế tài chính và tổ chức phi tài chính tự thiết kế mẫu nhận biết khách hàng nhưng trong đó đảm bảo phải có các yếu tố:

Đối với khách hàng là cá nhân: các thông tin cần nhận biết gồm họ, tên, địa chỉ, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, ngày, tháng, năm mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch, hình thức, mục đích giao dịch.

Đối với khách hàng là tổ chức: các thông tin cần nhận biết gồm họ và tên, địa chỉ người đại diện tổ chức có nhu cầu giao dịch, tên giao dịch đầy đủ và vắn tắt, số đăng ký kinh doanh, số đăng ký nộp thuế, địa chỉ đặt trụ sở của tổ chức hoặc chủ sở hữu có nhu cầu hoặc đã ủy quyền cho bên thứ ba giao dịch.

Ba là, về biện pháp nhận biết khách hàng, pháp luật quy định trong

trường hợp có nghi ngờ về thơng tin nhận biết khách hàng do khách hàng cung cấp thì các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính có thể xác định tính xác thực thơng qua các biện pháp như tự mình hoặc thơng qua các tổ chức khác hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thu thập thêm các thơng tin về khách hàng mà mình giao dịch.

Thứ ba, biện pháp báo cáo về mức giá trị giao dịch:

Điều 9 Nghị định 74 quy định mức giá trị giao dịch như sau“ Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000đ (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương”.

Các văn bản hướng dẫn Nghị định 74 đã cụ thể hóa mức giá trị giao dịch trong từng lĩnh vực như sau:

Trong giao dịch đổi tiền mặt:

Khách hàng thường xuyên đổi tiền mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn với tổng giá trị một lần đổi từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên.

Trong lĩnh vực bảo hiểm:

Khách hàng đóng phí bảo hiểm một hoặc nhiều lần trong một ngày bằng tiền mặt cho cá nhân có tổng trị giá từ từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ,

Trong lĩnh vực chứng khoán:

Khách hàng là cá nhân thực hiện một hoặc nhiều giao dịch mua, bán chứng khốn bằng tiền mặt trong một ngày có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên.

Khách hàng là tổ chức thực hiện một hoặc nhiều giao dịch mua, bán chứng khoán bằng tiền mặt trong một ngày có tổng giá trị từ 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên.

Trong lĩnh vực trị chơi có thưởng:

Khách hàng là cá nhân thực hiện một hoặc nhiều giao dịch mua vé xổ số, vé đặt cược, đồng tiền quy ước bằng tiền mặt trong một ngày có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ được quy đổi.

Khách hàng là người đại diện cho một hoặc nhiều khách hàng cá nhân để thực hiện giao dịch mua vé xổ số, vé đặt cược, đồng tiền quy ước thì giao dịch có giá trị lớn là một hoặc nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày được tính theo bình qn đầu khách hàng có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ được quy đổi.

Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản:

Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc

bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Quy định về mức giao dịch phải báo cáo của pháp luật về PCRT là phù hợp với khuyến nghị thứ 19 của FATF, theo khuyến nghị mỗi nước cần quy định ngưỡng giao dịch phải báo cáo riêng dựa trên những hồn cảnh cụ thể của nước mình theo một nguyên tắc mức đó phải đủ cao để lọc ra những giao dịch có thể quan hệ với tội phạm tài chính.

Việt Nam được xem là một nước có nền kinh tế tiền mặt, do vậy, pháp luật quy định giao dịch bằng tiền mặt khi có khối lượng vượt quá một mức cố định phải báo cáo là điều cần thiết.

Thứ tư, biện pháp báo cáo các giao dịch đáng ngờ

Pháp luật về PCRT quy định bất cứ giao dịch nào có dấu hiệu bất thường hoặc liên quan đến rửa tiền được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cảnh báo. Nghị định 74 đã đưa ra 12 dấu hiệu cụ thể của một giao dịch đáng ngờ (khoản 1, Điều 10). Ngồi các dấu hiệu trên Thơng tư 22 bổ sung thêm 5 dấu hiệu hiệu giao dịch đáng ngờ (Điều 9); Thông tư 148 bổ sung 4 dấu hiệu giao dịch đáng ngờ và 7 dấu hiệu khác của giao dịch đáng ngờ đối với lĩnh vực bảo hiểm, 5 dấu hiệu khác của giao dịch đáng ngờ đối với lĩnh vực chứng khoán, 8 dấu hiệu khác của giao dịch đáng ngờ đối với lĩnh vực trị chơi có thưởng Điều 9); Thơng tư 148 bổ sung thêm 9 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực bất động sản (Điều 9).

Thời gian báo cáo chậm nhất là 48 giờ kể từ thời điểm phát sinh giao dịch hoặc từ thời điểm phát hiện có giao dịch đáng ngờ hoặc trong vịng 24 giờ nếu phát hiện có dấu hiệu liên quan giữa giao dịch được yêu cầu thực hiện với hoạt động phạm tội. Trong trường hợp tổ chức báo cáo phát hiện hoặc có ý do để tin rằng giao dịch có liên quan tới hoạt động tội phạm rửa tiền đã hoặc đang diễn ra thì các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính phải báo cáo

cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vịng 24 giờ làm việc kể từ thời điểm phát sinh giao dịch đó.

Hình thức báo cáo bằng văn bản, bằng các phương tiện điện tử hoặc bất cứ phương thức hợp pháp nào, trong trường hợp cần thiết có thể báo cáo bằng điện thoại nhưng sau đó phải xác nhận lại bằng các phương thức nêu trên.

Như vậy, các dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ là cơ sở đầu tiên để nhận diện các hành vi rửa tiền, khi phát hiện các giao dịch đáng ngờ các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính phải có trách nhiệm báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban chứng khốn - Bộ Tài chính; Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng…đối với các lĩnh vực có liên quan. Do vậy, báo cáo giao dịch đáng ngờ là biện pháp rất quan trọng để kịp thời ngăn chặn các hành vi rửa tiền, các dòng tiền “bẩn” và là biện pháp hữu hiệu để thực thi pháp luật về PCRT có hiệu quả.

Biện pháp này không mâu thuẫn với trách nhiệm của các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính về bảo mật thơng tin của khách hàng vì các tổ chức này chỉ báo cáo với Cục Phịng, chống rửa tiền, khơng cơng khai, làm lộ bí mật về số dư tài khoản tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức mình và Cục Phịng, chống rửa tiền có trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng, chỉ khi những giao dịch được cho là đáng ngờ thì Cục Phịng, chống rửa tiền mới yêu cầu các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến giao dịch. Như vậy, bí mật về số dư trên tài khoản và tài sản của khách hàng luôn được tổ chức báo cáo và pháp luật bảo vệ, quy định này phù hợp với khuyến nghị 4 của FATF.

Bên cạnh đó, Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 của Chính phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thơng tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng quy định chỉ có một số chức danh

trong cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong một số trường hợp mới có quyền u cầu tổ chức tín dụng và các tổ chức khác khơng phải là tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng cung cấp thơng tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại các tổ chức này.

Thứ năm, các biện pháp tạm thời được áp dụng trong PCRT

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập, điều này khiến các luồng tiền ra, vào thuận lợi hơn vì các quy định của pháp luật về hệ thống thanh tra giám sát, hệ thống kế tốn và tìm hiểu khách hàng của các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính chưa được chặt chẽ, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt cịn chiếm tỷ trọng cao, kiểm soát nguồn vốn ra, vào chưa được chặt chẽ là điều kiện để tội phạm rửa tiền vào Việt Nam.

Để công tác PCRT đạt kết quả cao, pháp luật về PCRT quy định các biện pháp tạm thời được áp dụng nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản do phạm tội mà có. Khi phát hiện khách hàng có các dấu hiệu đáng ngờ các định chế tài chính và các tổ chức phi tài chính có thể áp dụng một trong các biện pháp tạm thời như từ chối không thực hiện giao dịch; phong tỏa tài khoản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời pháp luật cũng quy định việc áp dụng các biện pháp tạm thời này phải thực hiện đúng thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật, khơng ảnh hưởng tới sự an tồn của hệ thống tài chính, tiền tệ và pháp luật cũng quy định chỉ có Cơ quan điều tra có thẩm quyền mới được áp dụng các

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w