Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 82 - 88)

- Đối tượng thực hiện phòng, chống rửa tiền cần bổ sung thêm các đố

3.2.3. Các giải pháp khác

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về phịng,

chống rửa tiền.

Cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật giữ vị trí quan trọng trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Do vậy, để

pháp luật PCRT đi vào cuộc sống cần đầy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về PCRT để mọi người cùng nhận thức đúng đắn về công tác PCRT, nhận diện hành vi rửa tiền từ đó có nâng cao ý thức phịng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hành vi rửa tiền.

Hai là, về công tác đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống rửa tiền

Trên thực tế việc tẩy rửa tiền rất phức tạo thông qua nhiều bước khác nhau với nhiều giao dịch và chủ thể khác nhau đồng thời liên quan đến nhiều các định chế tài chính, tổ chức phi tài chính… để làm mất đi nguồn gốc tội phạm của tiền, tài sản của các cá nhân, tổ chức do phạm tội mà có nên việc phát hiện, điều tra rất là khó khăn nhất là qua hệ thống tài chính, ngân hàng. Việc phát hiện các giao dịch đáng ngờ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích và đánh giá tình huống của các cán bộ giao dịch và cán bộ phụ trách phòng, chống rửa tiền của các định chế tài chính, tổ chức phi tài chính. Do đó, việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về phịng, chống rửa tiền cho các định chế tài chính, tổ chức phi tài chính là hết sức cần thiết đặc biệt là nhân viên trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro rửa tiền.

Thực tế cho thấy các hoạt động tội phạm ngày càng phức tạp, các hình thức rửa tiền ngày càng tinh vi việc phát hiện và điều tra rất khó khăn nếu nhân viên trực tiếp giao dịch khơng có trình độ và khơng có ý thức cảnh giác cao thì khó có thể phát hiện được hành vi rửa tiền.

Bên cạnh đó, cần chú trọng đến tư cách đạo đức và khả năng phối hợp trong công tác của cán bộ trong việc PCRT. Cần phải làm cho cán bộ nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình về các rủi ro liên quan nếu khơng tn thủ, trách nhiệm pháp lý đối với việc khơng áp dụng các biện pháp phịng tránh rủi ro rửa tiền.

Ngoài ra, cần mở rộng hơn đối tượng đào tạo kiến thức về phòng, chống rửa tiền khơng chỉ đối với các định chế tài chính, phi tài chính mà cịn đối với các doanh nghiệp để họ tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền vì phịng, chống rửa tiền là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức.

Ở nước ta, thanh toán tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn (trên 20%) và đã trở thành thói quen trong dân chúng; nhiều giao dịch với giá trị thanh toán rất lớn cũng được thực hiện bằng tiền mặt đã gây khó khăn cho việc quản lý nguồn tiền lưu thông và tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền thực hiện dễ dàng. Do đó, nếu khơng quản lý chặt chẽ việc thanh tốn bằng tiền mặt sẽ tạo kẻ hở cho rửa tiền, gây mất an toàn cho nền kinh tế. Pháp luật về thanh toán (Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh tốn qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Nghị định 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt và các văn bản hướng dẫn nghị định; Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước là biện pháp làm minh bạch thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nhằm ngăn ngừa và phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật về thanh toán hiện hành mới chỉ hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng, kho bạc mà chưa tác động đến việc thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch của tổ chức và cá nhân trong xã hội.

Để quản lý, kiểm soát hoạt động lưu thơng tiền tệ giúp cơng tác phịng, chống rửa tiền có hiệu quả cần phải bổ sung, hồn thiện đồng bộ khn khổ pháp lý và cơ chế chính sách về thanh tốn, trong đó cần tăng cường quản lý thanh toán bằng tiền mặt, giảm tiền mặt trong các giao dịch thanh toán, quy định các giao dịch mua, bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (như ơ tơ, xe máy, tàu thuyền...) phải thanh tốn qua ngân hàng, có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích tổ chức và cá nhân sử dụng phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu thanh toán của người dân và doanh nghiệp, qua đó giúp cho nhà nước kiểm sốt được các luồng tiền chu

chuyển thanh toán qua ngân hàng, tạo cơ sở để kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi rửa tiền góp phần tăng cường trật tự an ninh và ổn định xã hội.

KẾT LUẬN

Hiện nay, xu hướng tồn cầu hóa kinh tế kết hợp với tự do hóa và mở cửa thị trường tài chính quốc gia, các nước đã giảm bớt rào cản hoặc nới lỏng các biện pháp kiểm sốt dịng vốn vào. Q trình này một mặt có tác dụng tích cực trong việc tạo mơi trường trao đổi vốn quốc tế thơng thống hơn, nhưng cũng gây ra khơng ít lo ngại, nhất là sự gia tăng của hoạt động rửa tiền. Do vậy, việc phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn, xử lý rửa tiền là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó việc xây dựng khung pháp luật hồn chỉnh để phịng, chống rửa tiền là yếu tố đầu tiên, quyết định rất lớn đến sự thành công của một quốc gia.

Bên cạnh đó, tình hình diễn biến hoạt động tội phạm rửa tiền ngày càng tinh vi, nguy hiểm, khó có khả năng nhận biết, trong khi các nhân viên của các định chế tài chính, tổ chức phi tài chính chưa được đào tạo bài bản trong việc nhận biết khách hàng và việc đầu tư vào các trang thiết bị cơng nghệ, máy móc hiện đại giúp chọn lọc khách hàng cịn nhiều hạn chế, hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế tốn và tìm hiểu khách hàng của các định chế tài chính, tổ chức phi tài chính cịn kém phát triển; mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền khơng chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát các giao dịch, thanh tốn trở nên khó khăn và Việt Nam đang trở thành mục tiêu của hoạt động rửa tiền.

Một thực tế dễ dàng nhận thấy là cho đến thời điểm hiện nay, sau hơn 6 năm thực hiện Nghị định số 74 về phòng, chống rửa tiền và hơn 1 năm thi hành Bộ luật Hình sự sửa đổi, các Tịa án chưa thụ lý và xét xử bất kỳ một tội phạm rửa tiền nào. Điều đó khơng có nghĩa là ở Việt Nam khơng có hiện tượng rửa tiền.

Pháp luật về PCRT ở Việt Nam có q trình hình thành và phát triển chưa lâu, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn PCRT ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trên thực tế

các quy định của pháp luật hiện hành đã bộc lộ nhiều nhiều bất cập. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về PCRT ở Việt nam là một nhu cầu tất yếu khách quan, bảo đảm cho pháp luật về PCRT phù hợp với bối cảnh kinh tế mới trong nước và quốc tế, hướng pháp luật về PCRT dần đến các chuẩn mực chung của quốc tế đồng thời khắc phục những thiếu sót, bất cập của pháp luật về PCRT hiện hành.

Những nghiên cứu của luận văn sẽ làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PCRT ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là đề tài khá mới mẻ với nhiều vấn đề phức tạp khó có thể giải quyết thấu đáo trong khuôn khổ luận văn này. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề ở những cấp độ cao hơn là rất cần thiết./.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở việt nam (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w