Cùng với xu thế tồn cầu hóa, pháp luật về PCRT tạo cơ sở pháp lý cho việc đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế về trao đổi thông tin liên quan đến rửa tiền giữa NHNN với các Đơn vị tình báo tài chính của một số quốc gia trong khu vực. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phịng, chống rửa tiền góp phần ngăn chặn kịp thời các tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia, đồng thời, qua việc hợp tác quốc tế, Việt Nam cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về chống vận chuyển trái phép ma túy và chất hướng thần, gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về trấn áp tài trợ cho khủng bố năm 1999. Việt Nam cam kết thực hiện 40+9 khuyến nghị của FATF về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Việt Nam đã là thành viên của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương
về chống rửa tiền (APG) và là quan sát viên của Nhóm các đơn vị tình báo tài chính (Nhóm Egmont).
Về công tác đào tạo Việt Nam cũng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như phối hợp với Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) tổ chức các khố học về phịng chống rửa tiền nhằm mục đích nâng cao nhận thức cũng như vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong cơng tác phịng, chống rửa tiền.
2.2.1.7. Về địa vị pháp lý của Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa
tiền (nay là Cục Phòng, chống rửa tiền)
Điều 14 Nghị định 74 quy định Chính phủ thành lập Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền. Trung tâm trực thuộc NHNN và có vai trị như là Đơn vị tình báo tài chính (FIU) của Việt Nam.
Theo pháp luật hiện hành, Cục Phòng, chống rửa tiền thực hiện chức năng là một trung tâm quốc gia trong việc thu thập, phân tích và chuyển giao các thơng tin liên quan đến rửa tiền và tài trợ cho khủng bố; là đầu mối thực hiện vai trò quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền như: tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, xử lý tài liệu, hồ sơ về các giao dịch có nghi vấn; chuyển giao, cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc rửa tiền và tài trợ chống khủng bố; Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ tiếp nhận các báo cáo giao dịch đáng ngờ được gửi các định chế tài chính và tổ chức phi tài chính, Cục sẽ xem xét, xử lý thơng tin, trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm Cục sẽ chuyển hồ sơ sang Bộ Công an xem xét, xử lý.
Trên thực tế trong những năm vừa qua, Cục phòng, chống rửa tiến đã tiếp nhận, phân tích báo cáo giao dịch như sau:
Năm Số Báo cáo giao dịch đáng ngờ Số báo cáo chuyển cơ quan Công an
2007 12 4 báo cáo