T z X-p S'/VK
1.1. Giả thuyết thống kê
Như ta đã biết, vì khơng điều tra cả đám đông nên ta không biết dạng phân phối xác suất của dấu hiệu cần nghiên cứu X trên đám đông hoặc có thể biết dạng phân phối xác suất của X nhưng chưa biết số đặc
trưng 0 nào đó của nó. Ta có thể đưa ra những nhận xét khác nhau về các yếu tố chưa biết, đó là các giả thuyết thống kê.
Ví dụ: Ta có thể có những giả thuyết thống kê sau:
- ĐLNN X phân phối theo quy luật chuẩn
- Tham số 0 của X bằng 0O
Khi nghiên cứu hai hay nhiều ĐLNN thể hiện trên cùng một đám đông hoặc trên những đám đơng khác nhau, ta có thể đưa ra các nhận
xét: các ĐLNN đó độc lập hay phụ thuộc hoặc các tham số của chúng có bằng nhau hay khơng, đó cũng là các giả thuyết thống kê. Một cách ngắn gọn ta có thể đưa ra định nghĩa:
Định nghĩa: Giả thuyết về dạng phân phối xác suất của ĐLNN, về
các tham số đặc trưng của ĐLNN hoặc về tính độc lập của các ĐLNN
được gọi là giả thuyết thống kẽ, ký hiệu là Ho.
Giả thuyết Ho được đưa ra kiểm định gọi là giả thuyết gốc, đó là
gọi là đối thuyết, ký hiệu là Hp Ta quy ước khi đã chọn cặp giả thuyết
Ho và H, thì việc bác bỏ Ho tức là chấp nhận H| và ngược lại. Hq và H]
lập thành một cặp giả thuyết thống kê.
Ví dụ-. Xét một ĐLNN X. Từ một cơ sở nào đó người ta tìm được
E(X) = Po nhưng nghi ngờ về điều này, tuỳ từng trường hợp cụ thể
người ta có thể đưa ra những cặp giả thuyết khác nhau về E(X) = p:
¡“°:g = R" hoặc hoặc =
[H,:p^p0 [H1:p>p0 [HI:p<p0
Công việc tiến hành theo một quy tắc hay một thủ tục nào đó để từ một mẫu cụ thể được lấy ra từ đám đông cho phép ta đi đến quyết định: chấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết thống kê được gọi là kiểm định giả thuyết thống kê.