§1 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN 1.1 Sự phụ thuộc tương quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết xác suất và thống kê toán: Phần 2 - Mai Chi, Trần Doãn Phú (Trang 123 - 125)

1 J°, X = — y njXi = 58,

§1 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN 1.1 Sự phụ thuộc tương quan

1.1. Sự phụ thuộc tương quan

Xét hai biến X và Y. Giữa X và Y có thể có một số mối liên hệ sau:

a/ X và Y là độc lập (xem mục 3.7 chương II)

b/ Y phụ thuộc hàm số vào X nếu ứng với mỗi giá trị của X có một quy luật xác định một và chỉ một giá trị của Y : Y=f(X).

Ví dụ: Gọi Y là số tiền thu được khi bán X đơn vị hàng hoá. Biết

mỗi đơn vị hàng hoá bán với giá a đổng. Ta có Y= aX đồng. Như vậy Y phụ thuộc hàm số vào X.

c/ Y phụ thuộc thống kề vào X nếu ứng với mỗi giá trị của X có cả

một dẫy phân phối các giá trị của Y.

d/ Y phụ thuộc tương quan vào X

Theo mục 6.3, §6 chương III ta đã biết hệ số tương quan giữa X và Y ký hiệu là pXY được định nghĩa bằng công thức

E([X-E(X)J[Y-E(Y)]|

PxY VVar(X).Var(Y)

Hai biến được gọi là tương quan với nhau nếu hệ số tương quan

khác không và được gọi là không tương quan nếu hệ số tương quan bằng khơng.

Sau đây ta nhắc lại một số tính chất của hệ số tương quan Pxy ■ + Pxy = Pyx • Vì vậy nếu khơng có sự nhầm lẫn, để đơn giản người ta viết p thay cho Pxy

+ |p|<l

+ |p| = 1 khi và chỉ khi giữa X và Y có sự phụ thuộc hàm số

tuyến tính: Y=ß| + ß2X Nếu ß2 > 0 thì p = 1

Nếu ß2 < 0 thì p = -1

+ Nếu X và Y độc lập thì p = 0

Người ta dùng p để đo mức độ phụ thuộc tương quan tuyến tính

giữa X và Y. Khi |p| = lthì giữa X và Y có sự phụ thuộc hàm số tuyến tính. Khi p = 0 thì giữa X và Y khơng có sự phụ thuộc tương quan.

|p| càng lớn thì sự phụ thuộc tuyến tính càng chặt.

Như trên ta đã biết: Nếu X và Y độc lập thì p = 0 nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng. Tuy nhiên nếu p = 0 và ( X ,Y ) có phân phối chuẩn hai chiều thì X và Y độc lập (xem § 10 chương IV).

Để kết luận giữa X và Y có sự phụ thuộc tương quan hay khơng ta phải tính được Pxy- Nếu Pxy * 0 thì giữa X và Y có sự phụ thuộc

tương quan. Nhưng vì ta thương khơng biết được quy luật phân phối xác suất của X cũng như của Y nên ta khơng tính được Pxy- Vì vậy

người ta còn đưa ra những dấu hiệu để nhận biết giữa X và Y có sự phụ

thuộc tương quan như sau:

+ Với mỗi giá trị của X có cả một dãy phân phối các giá trị của Y

+ Khi giá trị X của X thay đổi thì kỳ vọng có điều kiện E(Y/X=x) cũng thay đổi theo.

Ví dụ-. Chúng ta biết rằng năng suất lúa Y phụ thuộc vào lượng

phân bón X, nhưng Y khơng phụ thuộc hàm số vào X. Vì năng suất lúa khơng chỉ phụ thuộc vào lượng phân bón mà cịn phụ thuộc vào nhiều

yếu tố ngẫu nhiên khác như lượng mưa, nhiệt độ, sâu bệnh....Với cùng

một lượng phân bón X trên những thửa ruộng khác nhau có năng suất

lúa khác nhau. Nhưng chắc chắn rằng năng suất lúa trung bình thay đổi theo lượng phân bón. Vậy năng suất lúa Y phụ thuộc tương quan vào

lượng phân bón X.

Qua ví dụ trên ta thấy rằng sự phụ thuộc tương quan lỏng lẻo hơn sự phụ thuộc hàm số.

Chú ý-. Y phụ thuộc thống kê vào X thì chưa chắc Y đã phụ thuộc

tương quan vào X vì: tuy ứng với mỗi giá trị của X có cả một dẫy phân phối các giá trị của Y nhưng kỳ vọng có điều kiện E(Y/X=x) chưa chắc

đã thay đổi theo X.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết xác suất và thống kê toán: Phần 2 - Mai Chi, Trần Doãn Phú (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)