Thực trạng triển khai dịch vụ NHĐT tại một số Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 33 - 38)

1.3.3.1. Thực trạng kênh phân phối

Theo Báo cáo TMĐT Việt Nam 2012, đến cuối tháng 12/2011, trong số 50 ngân hàng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam (khơng bao gồm chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam) có 45 ngân hàng đã triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến ở các mức độ khác nhau. Các dịch vụ NHĐT phổ biến được các ngân hàng cung cấp rộng rãi, trong đó có thể kể đến dịch vụ Internet Banking được cung cấp bởi 45 ngân hàng (chiếm 90%), Mobile Banking được 38 ngân hàng cung cấp (chiếm 82%).

Song song với việc cung cấp các dịch vụ NHĐT, các ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các phương thức, phương tiện thanh toán mới. Trong giai đoạn hiện nay các phương tiện thanh toán mới, hiện đại dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao như Thẻ ngân hàng, Tiền điện tử, Ví điện tử, Séc điện tử… đã xuất hiện ngày càng nhiều và đi

dần vào cuộc sống của người dân. Các phương tiện thanh toán điện tử phát triển đã tạo cơ sở cho các dịch vụ NHĐT ngày càng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và tiếp cận đến người sử dụng. Đặc biệt, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán

phổ biến, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Năm 2010, ba liên minh thẻ Banknetvn – Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) – Công ty cổ phần thẻ thơng minh VINA (VNBC) đã hồn thành kết nối liên thơng hệ thống ATM trên phạm vi tồn quốc, cho phép chủ thẻ thuộc 3 liên minh thẻ có thể thực hiện giao dịch trên hệ thống ATM của nhau. Tuy nhiên các giao dịch được cung cấp liên thông ở đây mới chỉ là rút tiền mặt và chuyển khoản. Ngày 07/11/2012, hai liên minh thẻ lớn nhất trên thị trường,

Smartlink và Banknetvn đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc Smartlink sáp nhập vào Banknetvn. Trong năm 2013, liên minh thẻ còn lại, VNBC dự kiến cũng sẽ hoàn tất sáp nhập vào Banknetvn, tức hai cái tên Smartlink và VNBC sẽ khơng cịn. Thị trường thẻ sẽ chỉ cịn một cơng ty chuyển mạch thẻ lớn nhất là Banknetvn với sở hữu 25% thuộc NHNN. Ba liên minh thẻ trên sẽ được hợp nhất thành một trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; tiến tới mục tiêu khách hàng dùng thẻ ATM của một ngân hàng thuộc hệ thống này có thể sử dụng chiếc thẻ đó để giao dịch trên ATM và POS của các ngân

hàng khác cùng hệ thống.

Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều tổ chức để cung cấp các sản phẩm với nhiều tiện ích cho khách hàng như: thanh toán các giao dịch mua bán trên các website TMĐT, thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di động, máy tính kết nối mạng viễn thơng, thanh tốn các hoá đơn… Sự phát triển nhanh

của các dịch vụ thanh toán và phương tiện điện tử trong thời gian qua đã tạo thuận lợi cho việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ, mua bán hàng hoá một cách dễ dàng thông qua Internet, điện thoại di động, ATM, POS. Sự liên kết giữa các ngân hàng với nhau, với các công ty viễn thông và các công ty cung cấp dịch vụ đã cung cấp thêm nhiều giải pháp trung gian, hỗ trợ dịch vụ thanh toán như MobiVí, VietUnion, M_Service….

1.3.3.2. Mạng lưới hoạt động

Ngồi AGRB đứng vị trí dẫn đầu về mạng lưới hoạt động (2.326 ĐGD), vị trí tiếp theo của các ngân hàng lần lượt theo thứ tự sau: CTG (1.100 ĐGD), BIDV (662

ĐGD), VCB (382 ĐGD), ACB (325 ĐGD). Trong đó, các ngân hàng CTG, VCB và

BIDV đều có cơng ty con hoặc văn phòng đại diện tại thị trường nước ngồi.

Hình 1.5 Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại

Nguồn: Cơng ty chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

1.3.3.3. Mạng lưới ATM và POS

Trước năm 2010, giao dịch qua POS tại Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là các giao dịch của thẻ quốc tế; hệ thống POS được lắp đặt với số lượng cịn ít, chưa được kết

nối liên thông đầy đủ với nhau, nên chưa thể chấp nhận thanh toán nhiều loại thẻ nội địa khác nhau do các ngân hàng phát hành, do đó việc sử dụng thanh toán qua POS chưa đi vào cuộc sống của người dân Việt Nam. Để phát triển thẻ thực chất và có hiệu quả cần phát triển đồng bộ về các thiết bị chấp nhận thẻ, từ năm 2010, NHNN đã chỉ đạo NHNN Chi nhánh các tỉnh, thành phố, các NHTM và các công ty chuyển mạch triển khai kết nối liên thơng mạng lưới POS trên tồn quốc, đến hết Quý 2/2012 tổng số POS đã được lắp trên toàn quốc là 89.957 máy, của 533 chi nhánh tổ chức tín dụng và trên

4.000 đơn vị (trung tâm thương mại, cửa hàng, khách sạn, siêu thị…) đã chấp nhận

thanh tốn thẻ qua POS trên tồn quốc. Việc thống nhất mạng lưới ATM/POS trên toàn quốc giúp tạo ra các tiện ích và giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ, tiết kiệm chi phí

đầu tư mở rộng mạng lưới POS, giảm tải cho hệ thống ATM.

Nói chung, kể từ khi kết nối liên thơng, đến nay nhận thức về thanh tốn thẻ qua POS đã có chuyển biến rõ nét trong hệ thống ngân hàng và có bước chuyển biến tích cực tại các địa phương; tại các thành phố lớn, nơi có điều kiện thuận lợi và cơ hội cho việc phát triển thanh toán thẻ qua POS, nhận thức chung của xã hội về thanh tốn khơng dùng tiền mặt đang thay đổi, xu hướng thanh toán bằng thẻ của dân cư

cũng bắt đầu gia tăng, nhất là trong cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, học

sinh; một số đơn vị chấp nhận thẻ đã có những nhận thức tích cực về lắp đặt và chấp nhận thanh toán thẻ qua POS.

Mạng lưới thiết bị phục vụ thanh tốn thẻ cũng có sự cải thiện rõ rệt. Lượng máy ATM và POS tăng mạnh qua các năm, đến tháng 6/2012 đã có 13.920 máy

ATM và 89.957 máy POS được lắp đặt trên toàn quốc.

Hình 1.6 Số lượng máy ATM và POS

Các ngân hàng dẫn đầu về hệ thống ATM và POS bao gồm AGRB, VCB,

CTG, BIDV, và ACB. Trong đó, VCB dẫn đầu về thị phần POS, chiếm 28,4% toàn hệ thống. AGRB dẫn đầu về thị phần ATM trong 2012 (15,3%), theo sau là CTG

(13,4%) và VCB (12,5%).

1.3.3.4. Hoạt động thẻ

Thẻ Ngân hàng đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh chóng. Đến cuối tháng 06/2012, lượng thẻ phát

hành đạt khoảng 47,22 triệu, trong đó thẻ ghi nợ chiếm tới 94%.

Hình 1.7 Thống kê số thẻ Ngân hàng phát hành qua các năm

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Bảng 1.3 Mười Ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ tính đến 30/11/2011.

STT Tên Ngân hàng Tổng số thẻ Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ khác 1 Viettinbank 8.713.305 8.411.986 14 299.617 1.688 2 Agribank 8.397.975 8.315.845 64.588 17.542 3 BIDV 3.577.598 3.543.044 0 34.554 4 ACB 636.941 264.366 80.369 46.207 245.999 5 Sacombank 906.401 537.677 168.853 60.557 139.314

6 NH Đông Á 6.066.172 6.059.017 0 7.155

7 Vietcombank 6.442.216 5.601.789 534.819 276.547 29.067 8 Eximbank 835.907 417.832 69.548 37.688 310.839 9 Techcombank 1.667.119 1.490.493 106.085 53.961 16.580 10 VIB 717.936 623.399 0 32.827 61.710

Nguồn: Cơng ty CP chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam Banknet.

Hình 1.8 So sánh cơ cấu thẻ thanh toán năm 2007 và 2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

1.3.3.5. Thực trạng triển khai dịch vụ Internet Banking

Là một dịch vụ chỉ mới bắt đầu phổ biến trong những năm gần đây, tuy nhiên

số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet Banking tăng mạnh từ năm 2004. Nếu như năm 2004 chỉ có 3 NHTM triển khai dịch vụ Internet Banking thì đến năm 2011, con số này lên tới 45.

Bảng 1.4 Số lượng ngân hàng triển khai Internet Banking tại Việt Nam

Năm Số lượng ngân hàng

20 4 0 3

2005 5

2007 18

2008 25

2011 - 2013 45

Tốc độ phát triển của Internet Banking làm một minh chứng rõ ràng cho nỗ lực áp dụng khoa học công nghệ từ phía các NHTM Việt Nam, nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Internet Banking thực sự đã mang lại những tiện ích đáng kể và dần dần chinh

phục những khách hàng có kiến thức, có trình độ và thói quen sử dụng máy tính tại các thành thị, trung tâm. Chỉ cần có một máy tính kết nối với Internet là khách hàng đã có thể có một ngân hàng phục vụ ngay tại nhà mình. Để phát triển lâu dài trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, với sự xuất hiện của một loạt ngân hàng 100% vốn nước ngồi, có một hướng đi được khá nhiều ngân hàng trong nước lựa chọn là chinh

phục thị trường khách hàng thành thị, có trình độ và phương tiện công nghệ thông tin hiện đại với mơ hình Internet Banking. Những ngân hàng sớm thực hiện chủ trương

này và khá thành công như Techcombank, Đông Á, Vietcombank, ACB, VietinBank… Nếu so sánh các dịch vụ Internet Banking của các ngân hàng có mặt tại Việt Nam thì HSBC, Vietcombank, và VIB có tiện ích truy vấn nhiều nhất; Techcombank, TienPhongBank, HSBC, Đông Á, VIB dẫn đầu về giao dịch thanh tốn; trong khi đó các dịch vụ khác cũng được cung cấp tốt bởi những cái tên quen thuộc như BIDV,

ANZ, Citibank, Vietinbank hay ACB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)