CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV
3.4. Giải pháp hỗ trợ
3.4.3. Kiến nghị đối với Chính Phủ
Chính phủ cần phải có cơ chế để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham
gia TMĐT thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật chất CNTT, tạo điều kiện ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đẩy mạnh phát triển TMĐT. Khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp,các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh bn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh tốn, giao dịch… tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ NHĐT.
Chính phủ phải giao các ban ngành chức năng khẩn trương soạn thảo kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo và quảng bá TMĐT. Chính phủ cần thiết hoàn thiện bộ máy quản lý về TMĐT, đào tạo những cán bộ quản lý có trình độ, có phẩm chất đạo
đức, đủ sức quản lý một lĩnh vực mới mẻ, khó và phức tạp hiện nay. Theo đó, các cán
bộ quản lý nhà nước và cả doanh nghiệp sẽ được đào tạo nghiệp vụ quản lý lĩnh vực này. Việc đào tạo này nhằm đảm bảo nhân lực quản lý đủ kiến thức để thực thi hữu
hiệu việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, phòng, chống tội phạm; nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp về TMĐT.
Đồng thời, Chính phủ sẽ huy động hết các phương tiện truyền thông nhằm
quảng bá rộng rãi, để quần chúng nhân dân hiểu hơn về TMĐT và tham gia hoạt động này.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thơng tin và Internet. Thực hiện tin học hố các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí …tạo điều kiện cho tồn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh. Chính phủ cũng cần xây dựng một hạ tầng cơ sở CNTT truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạng, giá cước phù hợp…Phát triển cơng nghệ 3G hiện tại, đồng thời khuyến khích các nhà mạng đẩy nhanh triển khai
công nghệ 4G, phấn đấu đến năm 2015 công nghệ 4G sẽ được cung cấp tại Việt Nam. Ngồi ra, Chính phủ cũng cần xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế đối với hàng hóa và dịch vụ thanh tốn bằng thẻ qua
tiêu dùng sử dụng thanh toán bằng thẻ qua POS, từ đó sẽ phát triển được dịch vụ
NHĐT.
Chính phủ ban hành các quy định, tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh và bảo mật. Một hệ thống an ninh mạng để phục vụ được cho hệ thống ngân hàng phải được trang bị mọi nơi, các ngõ ngách của toàn bộ hệ thống mạng và nó phải làm được
một nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá, phân tích tất cả các luồng dữ liệu qua lại trong tồn hệ thống mạng đó để mà phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro từ bên trong cũng như
bên ngồi, từ đó chủ động ngăn chặn sự đe doạ và hạn chế tối thiểu những thiệt hại do các virus, tin tặc gây ra.
Chính phủ chỉ đạo NHNN phối hợp tích cực với Bộ công an, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành cả nước để có các biện pháp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh NHĐT, đảm bảo an ninh, an toàn các địa điểm đặt máy ATM…bảo vệ quyền lợi của khách hàng và giảm thiểu tổn thất cho các
NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tóm lại, trong xu thế hội nhập và tự do hóa tài chính, dịch vụ NHĐT có thể nói mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng khơng ít khó khăn, thách thức. Đây sẽ là vũ khí
cạnh tranh tốt nhất của các NHTM do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống. Để phát triển dịch vụ NHĐT, không chỉ từ sự nổ lực của bản thân
Ngân hàng mà cịn phải có sự ủng hộ và đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của khách hàng. Vì vậy, địi hỏi mỗi NHTM cần có chiến lược, sách lược, đường đi nước bước thích hợp để đưa dịch vụ Ngân hàng điện tử vào cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
NHĐT đã và đang nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn trong thế giới phát
triển, và được thực hiện bởi nhiều ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển trên toàn cầu. Lý do chính đằng sau sự thành cơng này là rất nhiều những lợi ích nó có thể cung cấp cho cả các ngân hàng và cho khách hàng. Đối với ngân hàng, nó có thể cung cấp một cách hiệu quả về chi phí hoạt động kinh doanh và làm phong phú thêm mối quan
hệ với khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ cao cấp và sản phẩm sáng tạo có thể
được tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Đối với khách hàng, nó có thể
cung cấp thêm một sự lựa chọn về các kênh mà họ có thể sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Qua phần trình bày trên, có thể thấy rằng phát triển dịch vụ NHĐT là xu thế tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế, và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó, dịch vụ NHĐT, ứng dụng cơng nghệ hiện đại,
đã hình thành và phát triển ở một số NHTM tại Việt Nam trong đó có BIDV.
Trong điều kiện hiện nay, BIDV đã phát triển dịch vụ NHĐT phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu khách hàng như internet banking, mobile banking, home banking….Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho các khách hàng truyền thống,
đồng thời sẽ thu hút thêm khách hàng mới sử dụng dịch vụ tiện ích này. Bài nghiên cứu
này tác giả đã tập trung nghiên cứu ứng dụng khai thác kinh doanh dịch vụ NHĐT của các NHTM tại Việt Nam và trên thế giới, cũng như BIDV. Mặc dù đã có những đầu tư
đáng kể vào phát triển và kinh doanh dịch vụ này, nhưng kết quả về sự nhận thức và
khai thác sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ NHĐT này chưa thực sự tốt. Các nhóm nguyên nhân ở đây bao gồm cả từ phía ngân hàng, chủ yếu do sự tuyên truyền
quảng bá dịch vụ chưa tốt, phát triển dịch vụ chưa đầy đủ…Các nguyên nhân từ phía vĩ mơ bao gồm cơ chế, luật pháp và chính sách khuyến khích người sử dụng tăng cường sử dụng dịch vụ này.
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được những giải pháp về tuyên truyền quảng bá, tăng cường quản lý quan hệ khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm NHĐT, tăng cường đầu tư vào hạ tầng thông tin, bảo mật của ngân hàng nhằm tạo
thêm niềm tin đối với khách hàng, đào tạo nguồn nhân sự ứng dụng tốt công nghệ
thơng tin cho kinh doanh. Ngồi ra, tác giả cũng đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN nhằm hỗ trợ thực hiện các giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT đạt hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Công Thương Việt Nam, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
[2] Bộ Công Thương Việt Nam, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
[3] Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Báo cáo thường niên 2011. [4] Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Báo cáo thường niên 2012. [5] Báo cáo nghiên cứu khảo sát tài chính cá nhân 2012 của AC Nielsen.
[6] Nhiều tác giả, Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn
2020, Nhà xuất bản Phương Đông.
[7] Đặng Mạnh Phổ (2007), “Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử - biện pháp hữu hiệu
để đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt”, Tạp chí Ngân hàng, số 20.
[8] Đỗ Văn Hữu (2005), “Thúc đẩy phát triển Ngân hàng điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí tin học Ngân hàng.
[9] Khảo sát của Bộ công nghệ thông tin và truyền thông về ứng dụng CNTT tại Ngân hàng 2012.
[10] Ngân hàng nhà nước (2006), Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử.
[11] Nguyễn Đăng Dờn (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống
kê.
[12] Nguyễn Văn Thoan (2009), Giáo trình Thương mại điện tử, Trường Đại học Ngoại Thương.
[13] Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
[14] Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
[15] Thu Hằng (2013), Kinh nghiệm của ngân hàng trung ương Malaysia trong công tác
tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 169.
[17] Trương Đức Bảo (2003), “Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch điện tử”, Tạp chí tin học ngân hàng, số 4 (58), 7/2003.
[18] Xuân Anh (2005), “Một số giải pháp về quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử”, Tạp chí Tin học Ngân hàng, số tháng 4/2005.