Tăng khả năng cạnh tranh của BIDV trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 74 - 75)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV

3.3. Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ NHĐT tại BIDV:

3.3.7. Tăng khả năng cạnh tranh của BIDV trong nền kinh tế thị trường

Trong điều kiện có rất nhiều ngân hàng với các hình thức sở hữu khác nhau,

nhiều ngân hàng liên doanh với nước ngoài và các tổ chức tài chính – tín dụng cùng hoạt động, đã tạo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Ngân hàng, tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại, muốn phát triển, đạt được lợi nhuận cao và tạo vị thế của mình trong cạnh tranh đều phải thay đổi, cải tiến hoạt động sao cho đáp ứng kịp

nhiều khách hàng hơn, tăng khả năng cạnh tranh của BIDV trong nền kinh tế thị trường. Những giải pháp cụ thể như sau:

- Tăng năng lực tài chính thơng qua quyết liệt thực hiện các giải pháp tăng vốn, phấn đấu đến năm 2015 quy mô Vốn chủ sở hữu của BIDV đạt mức trên 45.000 tỷ đồng, đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR theo quy định của

NHNN và hướng đến thông lệ quốc tế.

- BIDV cần phải đẩy nhanh việc cổ phần hoá, thực hiện niêm yết trên thị

trường chứng khoán. Lựa chọn 1 hoặc 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là một định chế tài chính quốc tế có danh tiếng, cam kết dài hạn, hỗ trợ

BIDV trong quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro tiên tiến, phát triển sản phẩm dịch vụ và áp dụng cơng nghệ hiện đại. Từ đó, ngân hàng sẽ có được nguồn lực lớn để phục vụ cho các kế hoạch kinh doanh. Mặt khác, nó cũng giúp BIDV tiếp cận các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng tiên tiến, mà trong đó có dịch vụ NHĐT.

- Tập trung tối đa nguồn lực và các biện pháp để xử lý nợ xấu nhằm lành

mạnh hóa tài chính; kiểm soát nợ xấu đảm bảo nằm trong mục tiêu giới hạn cho phép và theo đúng lộ trình để đạt chuẩn thơng lệ.

- Bên cạnh đó, đối với các Công ty trực thuộc, liên doanh, liên kết, đầu tư

khác, BIDV cần tập trung kiện toàn lại hoạt động khối công ty trực thuộc,

liên doanh, liên kết; rút gọn quy mô hoạt động tại các đơn vị kém hiệu quả, cắt giảm tối đa chi phí nhân sự; chuyển nhượng toàn bộ vốn và giải thể các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam; chỉ đạo sát sao các đơn vị còn lại để gia tăng hiệu quả hoạt động. Đồng thời tập trung thoái vốn các khoản đầu tư

ngoài ngành, phấn đấu đến năm 2015 thối tồn bộ các khoản đầu tư ngồi ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)