Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 83 - 85)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV

3.4. Giải pháp hỗ trợ

3.4.2. Kiến nghị đối với NHNN

NHNN là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động của ngành ngân

hàng, chính vì vậy mọi chỉ đạo của NHNN đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển dich vụ NHĐT của Việt Nam. Trong thời gian tới, để dịch vụ NHĐT thực sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, trước tiên NHNN cần phải có định hướng chiến lược phát triển dịch vụ NHĐT chung cho tất cả các NHTM Việt Nam. Vì với tầm nhìn của mình, NHNN sẽ tổ chức hệ thống ngân hàng cùng triển khai dịch vụ NHĐT thành một khối thống nhất, tăng cường sức mạnh của cả hệ thống, làm cho hiệu quả của dịch vụ NHĐT

ở Việt Nam đạt được cao nhất. NHNN cần đưa ra một một cơ chế đồng bộ cho tất cả

các NHTM. Các ngân hàng đều có quy trình xử lý tương tự nhau; song mỗi ngân hàng có cơng nghệ khác nhau, do đó các dịch vụ ứng dụng của họ cũng khác nhau. Nhiều

ngân hàng chưa tận dụng hết khả năng của công nghệ, hoặc cùng một nền tảng công nghệ nhưng chất lượng dịch vụ khác biệt. Chẳng hạn, trong dịch vụ chuyển tiền qua internet, có nơi chỉ chuyển tiền nội bộ nhưng có nơi cho chuyển tiền ngoài hệ thống, hạn mức chuyển tiền của các ngân hàng cũng khác nhau và mức phí dịch vụ của các giao dịch cũng khác nhau.

Các ngân hàng đều cho chuyển tiền trực tuyến, nhưng hiện nay đa số các giao dịch chuyển tiền được thực hiện vào giờ hành chính, cịn các giao dịch ngoài giờ hoặc

vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ bị treo lại và được xử lý vào ngày tiếp theo. NHNN tạo điều kiện để cho phép dịch vụ NHĐT hoạt động 24/24, những giao dịch sau khi quầy giao dịch đóng cửa vẫn có hiệu lực ngay lập tức, không bị treo..

NHNN cần phải thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các chuyên đề hay những khoá đào tạo các ngân hàng trong việc triển khai dịch vụ NHĐT, đồng thời đó cũng là cơ hội để các ngân hàng trong nước trao đổi kinh nghiệm với nhau, rút ra các

bài học kinh nghiệm cho mình để sao cho tránh được những lỗi mà các ngân hàng khác gặp phải.

NHNN phải tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước hợp tác với các ngân

hàng nước ngoài để học tập kinh nghiệm của họ. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các

cán bộ ngân hàng đi nước ngoài học tập kinh nghiệm, khảo sát tại các nước đã có

những thành cơng trong cơng tác triển khai dịch vụ này.

Ngồi ra, tất cả các NHTM cần liên kết lại với nhau để thành lập một Tập đoàn phát hành thẻ ATM và thẻ tín dụng quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch ở bất cứ NHTM nào, bất cứ thời điểm, điểm giao dịch nào trên tồn

quốc và cả quốc tế. Có được một Tập đoàn như vậy với một Trung tâm xử lý thẻ hiện

đại làm đầu mối sẽ góp phần tích cực và hiệu quả vào việc điều hành, quản lý tốt

nguồn vốn nội - ngoại tệ ra vào Việt Nam. Hơn nữa, có thể trong chừng mực nào đó, cũng góp phần ngăn chặn kịp thời việc chuyển tiền ra nước ngồi do một người có nhiều thẻ ở nhiều NHTM. Việc thanh toán bù trừ giữa các NHTM với nhau khơng phải là chuyện khó khi hệ thống thanh toán liên ngân hàng của NHNN đã vận hành sn sẻ. Hiện nay trên cả nước có 2 liên minh thẻ đang hoạt động gồm: Banknet và VNBC. Các tổ chức phát hành này chưa liên kết với nhau trong cung cấp và thanh toán dịch vụ thẻ nên gây ra tình trạng lãng phí cơng nghệ, con người quản lý điều hành và rất bất tiện cho khách hàng sử dụng thẻ. Hai liên minh thẻ trên cần phải được hợp nhất thành một

trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất trong thời gian sớm nhất; tiến tới mục tiêu khách hàng dùng thẻ ATM của một ngân hàng thuộc hệ thống này có thể sử dụng chiếc thẻ đó để giao dịch trên ATM và POS của các ngân hàng khác cùng hệ thống. Ngoài ra, các tổ chức này cũng nên mở rộng kết nối với các tổ chức chuyển mạch nước ngồi theo đó, người dùng thẻ ghi nợ ATM do các ngân hàng Việt Nam phát hành có thể sử dụng tại nước ngoài và thẻ ghi nợ của các ngân hàng nước ngồi cũng có thể được chấp nhận tại Việt Nam.

NHNN cũng nên ban hành quy định và chế tài thanh toán bằng tiền mặt, tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong việc triển khai các giải pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đồng thời kiểm tra, giám sát đối với hoạt

NHNN cũng cần ban hành thống nhất một số quy định về thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua máy POS như quy định về phí, cam kết người bán khơng tính phí người mua hàng… để các NHTM cạnh tranh lành mạnh trong thanh toán qua máy POS. Xác

định việc lắp đặt POS ở các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa bán lẻ là một tiêu chí bắt

buộc….. Xây dựng và áp dụng các hình thức thi đua, khen thưởng, vinh danh, xếp hạng,

đánh giá doanh nghiệp bán lẻ để khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 001 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)