Hoạtđộng phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non trong

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm Non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 27 - 32)

9 .C ẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠTĐỘNG PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẪU

1.2.4. Hoạtđộng phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non trong

hiện nay

1.2.4.1. Mục tiêu hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo

HĐPB cho trẻ MG có mục tiêu chung là ngăn ngừa bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Trên cơ sở là bệnh thường gặp ở trẻ em, mục tiêu HĐPB cho trẻ MG tập trung vào việc đảm bảo sự phát triển thể chất cho trẻ, giảm tỉ lệ các bệnh về còi xương, suy dinh dưỡng, khống chế và giảm số lượng trẻ bị các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngồi da, bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt các trường cần chú trọng việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm theo mùa và hạn chế tối đa các ổ dịch bùng phát tại nhà trường.

Các mục tiêu cụ thể của hoạt động động PB cho trẻ MG 5-6 tuổi bao gồm: 1) Trẻ MG phát triển tốt về thể chất

2) Tỉ lệ trẻ MG bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng được khống chế và giảm qua các năm

3) Tỉ lệ trẻ bị sâu răng và các bệnh về răng miệng khác được khống chế và giảm qua các năm

4) Số lượng trẻ bị bệnh giun sán được khống chế và giảm qua các năm 5) Số lượng trẻ bị tiêu chảy cấp được khống chế và giảm qua các năm 6) Số lượng trẻ bị các bệnh ngoài da được khống chế và giảm qua các năm 7) Số lượng trẻ bị bệnh về mắt được khống chế và giảm qua các năm

8) Số lượng trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm theo mùa được khống chế và giảm qua các năm

9) Khơng có các ổ dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh tại lớp, trường, điểm trường

10)Khơng có trẻ MG mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng quốc gia (bại liệt, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản B…)

1.2.4.2. Nội dung hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo

HĐPB cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN tập trung vào 3 nội dung chính: Thứ nhất, thực hiện tốt ni dưỡng, chăm sóc trẻ theo các mục tiêu phát triển thể chất đối với trẻ MG. Trong đó, ngồi việc trẻ đạt được các chỉ số về “cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi” cịn cần giúp trẻ “có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng” bao gồm: “Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày; Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp; Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng; Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày; Biết và khơng ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe” [Thơng tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi].

Thứ hai, các trường MN cần thực hiện tốt nội dung PB thường gặp ở trẻ em, bao gồm các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng; bệnh sâu răng và các bệnh về răng miệng khác; bệnh giun sán; bệnh tiêu chảy cấp; các bệnh ngoài da các bệnh về mắt; các bệnh truyền nhiễm theo mùa; các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng quốc gia (bại liệt, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản B…).

Thứ ba, HĐPB cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN cũng cần thực hiện tốt các nội dung phòng chống lây lan dịch bệnh ở trường, lớp, điểm trường. Để thực hiện nội dung này, các trường MN cần làm tốt công tác vệ sinh môi trường nhà trường, lớp học, thực hiện tốt vệ sinh sát khuẩn đối với đồ dùng đồ chơi. Đặc biệt các nhà trường cần làm tốt công tác phát hiện và phịng chống các bệnh có nguy cơ bùng phát thành ổ dịch trong nhà trường như bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh viêm đường hô hấp do virut dễ lây lan…

1.2.4.3. Cách thức thực hiện hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo

HĐPB cho trẻ MG 5-6 tuổi được thực hiện trong trường MN được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt được mục tiêu chung nhất là trẻ phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng trẻ bị bệnh. Các cách thức để thực hiện HĐPB chủ yếu được thực hiện trong trường MN bao gồm:

* Tổ chức tốt nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ theo chương trình giáo dục MG hiện hành: Trẻ được ni dưỡng, chăm sóc tốt là yếu tố quan trọng đầu tiên để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện. Bên cạnh việc đạt các mục tiêu tăng trưởng về thể chất cho trẻ, ni dưỡng, chăm sóc cịn góp phần tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, hạn chế các nguy cơ gây bệnh về về tiêu hóa của trẻ. Ngồi ra, chế độ ăn uống hợp lý cũng là cách thức quan trọng để phòng ngừa các bệnh suy dinh dưỡng, các bệnh do thiếu vitamin, thiếu sắt…

* Tổ chức theo dõi sự phát triển của trẻ và kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ: Trong các cách thức phịng ngừa bệnh cho trẻ, việc theo dõi sự phát triển và kiểm tra sức khoẻ định kì cho trẻ có tính chất quyết định đến việc phát hiện sớm các biểu hiện tiền bệnh lý hoặc các yếu tố nguy cơ dẫn đến một số bệnh thường gặp của trẻ. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trên góp phần quan trọng để ngăn chặn hình thành bệnh hoặc ngăn ngừa bệnh nặng lên ở trẻ.

* Theo dõi, phát hiện kịp thời các bệnh thường gặp (khơng lây truyền) ở trẻ: Với trẻ MN nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng, một phần lớn thời gian trong ngày trẻ ở trường với các hoạt động đa dạng do trường MN tổ chức, vì vậy, GV có điều kiện để theo dõi và phát hiện kịp thời các biểu hiện khơng bình thường về sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, thơng qua hoạt động khám sức khỏe định kì do trường MN phối hợp với trạm y tế tại địa phương tổ chức, các vấn đề về sự phát triển thể chất cũng như các vấn đề sức khỏe khác của trẻ có thể được phát hiện sớm hoặc phát hiện kịp thời. Ví dụ khi trẻ tham gia hoạt động vận động, GV cần chú ý quan sát để phát hiện những trường hợp trẻ có dấu hiệu bệnh lý về xương khớp hoặc bệnh hen phế quản, bệnh tim. Khi trẻ tham gia các hoạt động học có chủ đích, GV có thể quan sát để phát hiện các trường hợp trẻ có bệnh lý về mắt…

* Theo dõi, phát hiện kịp thời các bệnh truyền nhiễm ở trẻ: Với trẻ nhỏ, diễn tiến bệnh có thể khơng rõ ràng ở giai đoạn đầu do trẻ có thể nhận biết được các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ trẻ cũng không phát hiện được biểu hiện bệnh lý sớm của các bệnh truyền nhiễm ở con mình. Do vậy, GV MN cần thường xuyên theo dõi trẻ để phát hiện kịp thời trẻ mắc bệnh truyền nhiễm ở trong lớp.

* Vệ sinh trường lớp đảm bảo an tồn PB cho trẻ: Mơi trường ở trường MN là môi trường dễ lây lan các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm do trẻ thường xuyên vận động, di chuyển, sử dụng đồ dùng, đồ chơi… Không gian lớp học mặc dù theo quy chuẩn đảm bảo thống khí, thơng gió nhưng vẫn tồn tại nguy cơ lây nhiễm các bệnh đường hô hấp cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. Vệ sinh trường, lớp, đặc biệt là vệ sinh khử khuẩn đồ dùng, đồ chơi cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, loại bỏ những tác nhân gây bệnh phổ biến tồn tại trong môi trường như virut, vi khuẩn, bụi bẩn…

* Xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để khơng lây lan cho trẻ khác: Ở trường MN, vì nhiều lý do khác nhau vẫn có trường hợp trẻ bị bệnh vẫn đến lớp, trong khi đó, trẻ do cịn nhỏ chưa có thói quen hoặc chưa thực hiện kĩ năng vệ sinh PB chưa đúng cách dẫn đến việc lây nhiễm chéo xảy ra trong lớp học. Khi tình huống này xảy ra, GV cần kịp thời phát hiện trẻ trong lớp mắc bệnh truyền nhiễm để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, cách ly y tế và vệ sinh lớp học, đồ dùng, đồ chơi kịp thời để ngăn ngừa lây nhiễm sang trẻ khác ở trong lớp cũng như trong trường.

* Phối hợp trong việc PB cho trẻ tại gia đình, cộng đồng: PB cho trẻ là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Các HĐPB cho trẻ MG 5-6 tuổi cần được thực hiện với sự phối hợp của trường MN với gia đình trẻ và cộng đồng dân cư nơi trẻ sinh sống, cũng như có sự tham gia của ban ngành đồn thể có liên quan tại địa phương. Với gia đình, việc phối hợp trong thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, phối hợp trong thực hiện chế độ dinh dưỡng, hình thành thói quen vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ có ý nghĩa quan trọng để PB cho trẻ MG lớn. Với địa phương, các chương trình khám sức khoẻ định kì, khám bệnh về mắt, khám sâu răng… được thực hiện với sự phối hợp của trạm y tế xã – phường, bệnh viện tuyến huyện góp phần phát hiện sớm các bệnh lý liên quan. Với chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, việc giữ gìn vệ sinh mơi trường, các chương trình nước sạch… có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

* Phối hợp thực hiện tiêm chủng cho trẻ: Các chương trình uống bổ sung vitamin, các chương trình tiêm chủng mở rộng chủ yếu được thực hiện với trẻ ở độ

tuổi nhà trẻ. Tuy nhiên, với một số bệnh như cúm mùa hay bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid 19 thời gian vừa qua, tiêm chủng cho trẻ vẫn là cách thức quan trọng để PB cho trẻ MG 5-6 tuổi.

* Thực hiện giáo dục sức khỏe (GDSK) cho trẻ MG 5-6 trong trường MN: GDSK cho trẻ MG 5-6 tuổi nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết cần thiết về dinh dưỡng, sức khỏe và các các bệnh thường gặp ở trẻ em; hình thành cho trẻ những kĩ năng thực hành vệ sinh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình; tạo lập cho trẻ thói quen lành mạnh, tích cực trong sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hoạt động GDSK cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN cịn hình thành ở các em ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe, biết quý trọng sức khỏe và có mong muốn giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng.

Đối với trẻ MG 5-6 tuổi, hoạt động GDSK để PB cho trẻ cho ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cũng là đặc trưng nổi bật so với các độ tuổi khác ở trường MN để hình thành cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ sức khỏe bản thân, hình thành những thói quen sinh hoạt lành mạnh để từng bước nâng cao kĩ năng tự chăm sóc bản thân, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.

1.2.4.4. Điều kiện hỗ trợ hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo

PB cho trẻ MN nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng là hoạt động được thực hiện thông qua nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức hoạt động của trường MN. Các hoạt động này cần được thực hiện trong môi trường nhà trường với nhiều yếu tố hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần. Trong đó, các yếu tố thuộc về mơi trường vật chất bao gồm:

- Cảnh quan, không gian… nhà trường; - Điều kiện CSVC của nhà trường;

- Trang thiết bị y tế phục vụ thăm khám, theo dõi sức khỏe cho trẻ.

Theo “Quy định về công tác y tế trường học” hiện nay, điều kiện CSVC của trường MN để đảm bảo thực hiện HĐPB cần có phịng sinh hoạt chung dành cho trẻ MG; bàn ghế, đồ chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi; hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt trong trường; cơng trình vệ sinh dành cho trẻ; hệ thống thu

gom và xử lý chất thải trong nhà trường; nhà bếp và phòng y tế trường học của trường MN đảm bảo đủ số lượng, đúng quy chuẩn đối với trẻ MG 5-6 tuổi.

Bên cạnh đó, HĐPB cho trẻ MG còn cần các yếu tố hỗ trợ liên quan đến con người và các nguồn lực khác của nhà trường bao gồm:

- Năng lực của đội ngũ GV trong việc thực hiện PB cho trẻ - Năng lực của nhân viên y tế trong việc thực hiện PB cho trẻ

- Hệ thống thơng tin bên trong và bên ngồi nhà trường hỗ trợ công tác PB - Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên

- Sự chỉ đạo kịp thời của cơ quan quản lý các cấp - Sự tham gia phối hợp của ban ngành, đoàn thể

- Nguồn lực tài chính, vật chất phục vụ cho cơng tác PB, bao gồm nguồn lực tài chính của nhà trường và nguồn lực hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội khác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm Non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w