Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm Non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 72 - 73)

2.2.2 .Địa bàn và đối tượng khảo sát

3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề xuất phải đạt được hiệu quả nhất định nâng cao hiệu quả quản lý các HĐPB cho trẻ MG ở các trường MN. Thơng qua đó mang lại hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong các trường MN.

Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo sát với thực tế của từng trường cụ thể trên địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương hiện nay. Tình hình, điều kiện thực tế, cụ thể phải được coi là căn cứ khoa học thực tiễn trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như đề ra các biện pháp thực hiện.

Quản lý các HĐPB cho trẻ đòi hỏi các điều kiện nhất định về nhân lực (đội ngũ CBQL, GV), về điều kiện CSVC, sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như gia đình, cộng đồng, xã hội và đối tượng trẻ MG 3-6 tuổi. Trên thực tế, những điều kiện trên ở mỗi trường MN không thể đáp ứng như nhau. Do vậy, khi

đề xuất biện pháp về quản lý các HĐPB cho trẻ cần tính đến những yêu cầu tối thiểu của các điều kiện đó trên thực tiễn. Đồng thời, các biện pháp cũng cần tiến hành theo hướng mở nhằm khai thác triệt để các điều kiện của trường MN, của địa phương theo khả năng có thể đáp ứng được.

Để đảm bảo tính khả thi, các biện pháp đề xuất phải được cụ thể hóa về mục đích, nội dung, phương pháp và điều kiện thực hiện, dễ áp dụng, dễ triển khai vào thực tiễn PB cho trẻ. Khi các biện pháp này được áp dụng vào thực tiễn thì phải đem lại hiệu quả cao hơn so với các biện pháp đang thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm Non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w