CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG PHÒNG BỆNH CHO

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm Non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 38)

9 .C ẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG PHÒNG BỆNH CHO

ở trường mầm non trong bối cảnh hiện nay

1.4.1. Các yếu tố bên ngoài nhà trường

Do nhiều yếu tố từ bối cảnh hiện nay nói chung cũng như bối cảnh đặc thù của Việt Nam nói riêng, HĐPB cho trẻ MG 5-6 tuổi trong các trường MN có nhiều điểm mới so với trước đây. Quản lý HĐPB cho trẻ MG trong nhà trường cũng chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngồi nhà trường. Các yếu tố bên ngồi nhà trường có thể là:

- Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương - Diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên tồn cầu - Văn hố, phong tục tập qn tại địa phương - Sự phát triển của internet, mạng xã hội

- Các chương trình truyền thơng, khoa giáo về sức khỏe trẻ em trong cộng đồng

- Các chương trình, chiến lược, dự án về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em tại địa phương

- Chính sách của nhà nước, của địa phương về chăm sóc sức khỏe trẻ em - Sự chỉ đạo của các cấp quản lý

- Nhận thức của cha mẹ trẻ về HĐPB cho trẻ - Nhận thức của cộng đồng về HĐPB cho trẻ

1.4.2. Các yếu tố bên trong nhà trường

Cũng như các nội dung quản lý khác ở trường MN, các yếu tố bên trong nhà trường có thể ảnh hưởng tới quản lý HĐPB cho trẻ MG 5-6 tuổi bao gồm:

- Nhận thức của cán bộ quản lý, GV nhà trường - Năng lực của cán bộ quản lý, GV nhà trường - Nguồn lực tài chính của nhà trường

- Nguồn lực về CSVC của nhà trường

Các yếu tố nói trên có thể ảnh hưởng tích cực, cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực với các mức độ khác nhau đến việc quản lý HĐPB cho trẻ MG trong trường MN. CBQL trường MN cần đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để có thể phát huy hiệu quả các yếu tố có ảnh hưởng tích cực, đồng thời tìm cách khắc phục các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực.

Tiểu kết Chương 1

HĐPB cho trẻ MG là nội dung quan trọng trong ni dưỡng, chăm sóc trẻ ở trường MN. Bối cảnh hiện nay xuất hiện nhiều vấn đề mới đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với HĐPB cho trẻ MG.

HĐPB cho trẻ MG có mục tiêu chung là ngăn ngừa bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Nội dung chính của HHDPB cho trẻ MG bao gồm thực hiện tốt ni dưỡng, chăm sóc trẻ theo các mục tiêu phát triển thể chất đối với trẻ MG; thực hiện tốt nội dung PB thường gặp ở trẻ em và thực hiện tốt các nội dung phòng chống lây lan dịch bệnh ở trường, lớp, điểm trường. Các HĐPB cho trẻ MG rất đa dạng, bao gồm: Thực hiện chế độ ni dưỡng, chăm sóc trẻ theo chương trình giáo dục MG; Kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ; Theo dõi, phát hiện kịp thời các bệnh thường gặp (không lây truyền) ở trẻ; Theo dõi, phát hiện kịp thời các bệnh truyền nhiễm ở trẻ; Vệ sinh trường lớp đảm bảo an toàn PB cho trẻ; Xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để không lây lan cho trẻ khác; Phối hợp trong việc PB cho trẻ tại gia đình, cộng đồng; Phối hợp thực hiện tiêm chủng cho trẻ và Giáo dục sức khỏe cho trẻ.

Quản lý HĐPB cho trẻ MG ở trường MN cần thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện cho đến giám sát, đánh giá. Đồng thời trường MN cũng cần quản lý tốt các điều kiện tổ chức HĐPB cho trẻ mẫu giáo ở trường MN.

Nội dung chương 1 đồng thời cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐPB cho trẻ MG ở trường MN. Các yếu tố có thể ảnh hưởng tích cực, có thể ảnh hưởng tiêu cực tuỳ theo bối cảnh cụ thể của từng trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Thanh Miện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương, là huyện đồng bằng mang nhiều mang nhiều nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, từ sản xuất nông nghiệp cho đến phong tục, tập quán. Bên cạnh đó, nhờ mạng lưới giao thơng thơng suốt với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang được xây dựng, hoàn thiện, Thanh Miện có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa khu vực nơng thơn, sản xuất cơng nghiệp. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới được thực hiện hiệu quả những năm vừa qua đã tạo cho huyện Thanh Miện diện mạo mới với sự phát triển kinh tế - sản xuất tương đối ổn định. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, một bộ phận lao động ở huyện bị mất việc làm hoặc thiếu việc làm, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện gặp khó khăn, thu nhập giảm nhưng nhờ các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, kịp thời của chính quyền địa phương, sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, sản xuất cơng nghiệp của huyện vẫn có sự tăng trưởng so với năm 2020, trong đó sản xuất nơng nghiệp tăng khá cao. Hiện nay, các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương về cơ bản đã trở lại bình thường. Mục tiêu về bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện, giữ ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thanh

Miện năm 2021).

Người dân Thanh Miện nhiều đời nay sống trên mảnh đất nơng nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm phức tạp (đất chân cao; đất chân vàn; đất chân thấp; đất trũng và mặt nước nuôi trồng thủy sản) đã luôn cần cù, chăm chỉ đồng thời không ngừng sáng tạo trong xây dựng cuộc sống để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bênh cạnh sự phát triển về kinh tế, sự ổn định về đời sống xã hội, huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương cũng là vùng đất có bề dày lịch sử truyền thống gắn với lịch sử dựng nước, giữ nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Huyện Thanh Miện đến nay cịn bảo tồn, lưu giữ được nhiều cơng trình kiến trúc, di sản văn hóa quan trọng với tổng số 41 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 6 di tích thờ nhân vật thời Hùng Vương ( Đình Khối ở thơn An Khối, xã Tứ Cường; Đình Thọ Xuyên và miếu Thọ Trương, xã Lam Sơn; Đình Thủ Pháp, xã Đồn Kết; Đình Phạm Xá, xã Ngơ Quyền…). Di tích Đình Đơng trên địa bàn huyện được xây dựng từ thế kỷ XVI thờ "tứ vị đại vương", gồm 2 vị tôn thần là Đại Đô, Kiều Đại Đô và 2 vị phúc thần đều là những người con xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện. Dòng chảy lịch sử truyền thống ấy đã tạo nên cho địa phương nguồn lực nội sinh quan trọng để phát triển trong thời kì mới [32].

2.1.2. Đặc điểm về giáo dục và giáo dục mầm non

Mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương được xây dựng ngày càng hoàn thiện, phù hợp với đặc điểm địa lý tự nhiên của huyện, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục cũng như đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Riêng với giáo dục MN, những năm qua Huyện Thanh Miện đã đạt được những kết quả quan trọng như duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ. Chất lượng giáo dục của các trường MN trong huyện liên tục được cải thiện. Chính quyền địa phương ln quan tâm đầu tư để phát triển hệ thống giáo dục MN, bao gồm cả các trường cơng lập và ngồi cơng lập, đồng thời xác định quan tâm phát triển giáo dục MN chính là xây dựng nền tảng vững chắc cho phát triển giáo dục nói riêng cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội nói chung.

Tính đến thời điểm tháng 5/2022, tồn huyện có 17 trường cơng lập, 1 trường liên cấp và 3 nhóm trẻ ĐLTT với 10 điểm trường lẻ (giảm 2 điểm trường lẻ so với cùng kỳ năm trước). 11/17 trường MN khơng có điểm trường lẻ như: Chi Nam, Thanh Giang, Chi Bắc, Ngũ Hùng, Cao Thắng, Lam Sơn, Phạm Kha, Đoàn Tùng, Thanh Tùng, Ngơ Quyền, Đồn Kết.

Với các lớp MG cho trẻ 5-6 tuổi: Tồn huyện có 67 lớp MG 5 tuổi, huy động trẻ 5 tuổi đến trường được 2016/2016 đạt tỷ lệ 100% . 100% xã, thị trấn đều được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục MN cho trẻ năm tuổi. Những năm qua,tỷ lệ bán trú, chuyên chăm, suy dinh dưỡng có chuyển biến góp phần nâng cao chất lượng phổ cập. Tỷ lệ huy động nhà trẻ, 3 tuổi, 4 tuổi tăng so với năm học trước, tạo nền tảng cho phổ cập 5 tuổi bền vững hiệu quả hơn.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết lĩnh vực giáo dục MN năm học 2021 – 2022 – Phòng GDĐT Thanh Miện)

Những năm vừa qua, CSVC, trang thiết bị trường học trong các nhà trường đã được địa phương quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại và đồng bộ; hạ tầng cơng nghệ thơng tin được nâng cấp, cải thiện. Huyện Thanh Miện đã hoàn thành vượt mục tiêu đề ra về xây dựng trường chuẩn Quốc gia với các cấp học trên địa bàn.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ởtrường mầm non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trường mầm non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

2.2.1.Mục tiêu khảo sát

Tìm hiểu thực trạng HĐPB cho trẻ MG trong trường MN và quản lý HĐPB cho trẻ MG trong các trường MN huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý HĐPB cho trẻ MG trong trường MN một cách hợp lý và hiệu quả.

2.2.2.Địa bàn và đối tượng khảo sát

- Địa bàn khảo sát: Khảo sát tại các trường MN huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương bao gồm: MN Chi Lăng Nam, MN Hồng Phong, MN Cao Thắng, MN Thanh Giang, MN Thị trấn

- Đối tượng khảo sát:

Trường MN Số lượng khách thể khảo sát Tổng CBQL GV Cha mẹ trẻ

MN Chi Lăng Nam 7 15 10 32

MN Hồng Phong 7 15 10 32

MN Cao Thắng 7 16 10 33

MN Thanh Giang 7 16 11 34

MN Thị trấn 8 16 11 35

2.2.3. Nội dung khảo sát

Để đạt được mục đích khảo, luận văn tiến hành khảo sát các nội dung cơ bản sau: - HĐPB cho trẻ MG trong các trường MN huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Khảo sát CBQL, GV, Cha mẹ trẻ)

- Quản lý HĐPB cho trẻ MG trong các trường MN huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Khảo sát CBQL, GV)

2.2.4. Phương pháp khảo sát

+ Khảo sát trên CBQL: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát, phỏng vấn kết hợp với trao đổi các thông tin cần thiết với CBQL nhà trường.

+ Khảo sát trên GV: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát (phiếu hỏi)kết hợp phương pháp quan sát các hoạt động diễn ra trên lớp của GV, trao đổi với GV các thông tin cần thiết.

+ Khảo sát phụ huynh: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát kết hợp với trao đổi các thông tin cần thiết với phụ huynh.

2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát

Khảo sát về các mức độ phù hợp/ tốt/ ảnh hưởng/thường xuyên trong luận văn quy định điểm như sau:

- Điểm 5: Hồn tồn đúng/Rất tốt/Ảnh hưởng rất tích cực - Điểm 4: Cơ bản là đúng/ Tốt/ Ảnh hưởng tích cực - Điểm 3: Phân vân/ Bình thường/ Khơng ảnh hưởng - Điểm 2: Cơ bản là sai/ Không tốt/ Ảnh hưởng tiêu cực - Điểm 1: Hồn tồn sai/ Rất khơng tốt/ Ảnh hưởng rất tiêu cực Tính điểm trung bình theo cơng thức:

= Trong đó:

: Điểm trung bình; Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người đạt điểm ở mức; n: Số người được tham gia đánh giá Các nhận định mức độ được xác định như sau:

- Hồn tồn đúng/Rất tốt/Ảnh hưởng rất tích cực: 4,20X  5,00 - Cơ bản là đúng/ Tốt/ Ảnh hưởng tích cực: 3,40X 4,20 - Phân vân/ Bình thường/ Khơng ảnh hưởng: 2,60X 3,40

- Cơ bản là sai/ Không tốt/ Ảnh hưởng tiêu cực: 1,80X 2,60 - Hoàn toàn sai/ Rất không tốt/ Ảnh hưởng rất tiêu cực: 1,00X  1,80

2.3. Thực trạng hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm nonhuyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

2.3.1. Thực trạng thực hiện các mục tiêu phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở cáctrường mầm non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trường mầm non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Theo đánh giá của CBQL, GV các trường MN huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, thực trạng thực hiện các mục tiêu HĐPB cho trẻ MG được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng thực hiện mục tiêu HĐPB cho trẻ MG ở các trường MN huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

STT Mục tiêu PB Mức độ đánh giá X Thứ

bậc

1 2 3 4 5

1 Trẻ MG phát triển tốt về thể chất 0 1 7 37 69 4,53 2 2

Tỉ lệ trẻ MG bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng được khống chế và giảm qua các năm

1 2 0 48 63 4,50 6

3

Tỉ lệ trẻ bị sâu răng và các bệnh về răng miệng khác được khống chế và giảm qua các năm

2 7 3 48 54 4,27 10 4 Số lượng trẻ bị bệnh giun sán được khống

chế và giảm qua các năm 0 3 4 38 69 4,52 5 4 Số lượng trẻ bị tiêu chảy cấp được khống

chế và giảm qua các năm 2 0 3 40 69 4,53 2 6 Số lượng trẻ bị các bệnh ngoài da được

khống chế và giảm qua các năm 1 2 2 39 70 4,54 1 7 Số lượng trẻ bị bệnh về mắt được khống 2 2 5 41 64 4,43 7

STT Mục tiêu PB Mức độ đánh giá X Thứbậc

1 2 3 4 5

chế và giảm qua các năm 8

Số lượng trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm theo mùa được khống chế và giảm qua các năm

1 1 2 43 67 4,53 2 9 Khơng có các ổ dịch bệnh truyền nhiễm

phát sinh tại lớp, trường, điểm trường 4 2 8 40 60 4,32 5 10

Khơng có trẻ MG mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng quốc gia (bại liệt, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản B…)

3 6 6 30 69 4,37 8

* Nhận xét: Từ bảng số liệu trên có thể thấy, theo đánh giá của CBQL, GV

các trường MN huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, các mục tiêu PB cho trẻ MG trong các trường MN được thực hiện tương đối tốt (ĐTB của các tiêu chí từ 4,27 đến 4,54). Trong đó mục tiêu“Số lượng trẻ bị các bệnh ngoài da được khống chế và

giảm qua các năm”được thực hiện tốt nhất với ĐTB là 4,54. Tiêu chí được đánh giá

thấp nhất là “Tỉ lệ trẻ bị sâu răng và các bệnh về răng miệng khác được khống chế

và giảm qua các năm” với ĐTB là 4,27.

Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát trên 52 cha mẹ trẻ 5-6 tuổi đang học tại các trường MN về thực trạng thực hiện các mục tiêu PB cho trẻ MG ở trường MN. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2. 2. Đánh giá của cha mẹ trẻ về thực trạng thực hiện mục tiêu HĐPB cho trẻ MG ở các trường MN huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

STT Mục tiêu PB 1Mức độ đánh giá2 3 4 5 X Thứbậc

1 Trẻ MG phát triển tốt về thể chất 0 1 3 22 26 4,40 4 2

Tỉ lệ trẻ MG bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng được khống chế và giảm qua các năm

1 2 0 20 29 4,42 2

3

Tỉ lệ trẻ bị sâu răng và các bệnh về răng miệng khác được khống chế và giảm qua các năm

2 3 6 29 12 3,88 10 4 Số lượng trẻ bị bệnh giun sán được

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm Non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 38)