Tổ chức giáo dục kĩ năng phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo theo hướng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm Non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 85 - 87)

2.2.2 .Địa bàn và đối tượng khảo sát

3.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẪU

3.2.5. Tổ chức giáo dục kĩ năng phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo theo hướng

hợp giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Biện pháp này nhằm các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Hình thành cho trẻ kĩ năng PB, ý thức tự giác thực hiện các hoạt động để PB cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ, người thân của trẻ cũng như trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện các HĐPB cho trẻ tại gia đình cũng như phối hợp thực hiện các HĐPB cho trẻ tại trường MN. Cha mẹ, người thân của trẻ chủ động thực hiện các HĐPB cho trẻ tại nhà, phối hợp thực hiện các HĐPB cho trẻ tại trường MN từ đó góp phần hình thành, củng cố kĩ năng PB cho trẻ. Cộng đồng cùng chung sức thực hiện các HĐPB cho trẻ tại cộng đồng cũng như phối hợp với nhà trường, qua đó tạo lập, củng cố kĩ năng PB cho trẻ MG.

- Phát huy vai trị của gia đình, cộng đồng trong việc hình thành cho trẻ MG ý thức, kĩ năng PB.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

HĐPB cho trẻ MG muốn đạt được hiệu quả bền vững cần phải hình thành được cho trẻ hiểu biết cần thiết về sức khỏe, giữ gìn, bảo vệ sức khỏe cũng như phòng tránh các nguyên nhân gây bệnh. Với trẻ MG 5-6 tuổi, khả năng nhận thức cũng như học kĩ năng của trẻ cao hơn so với các giai đoạn trước, trẻ có thể thực

hiện được thành thạo các kĩ năng để PB cho bản thân. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng PB cho trẻ ở độ tuổi này có thể mang lại hiệu quả cao.

Các nội dung giáo dục kĩ năng PB cho trẻ trong trường MN bao gồm các nội dung:

- Kĩ năng nhận biết các nguy cơ, tác nhân gây bệnh: thời tiết q nóng, q lạnh; độ ẩm khơng khí q cao; khơng khí ẩm mốc; các chất độc hại… Trẻ cần biết nguy cơ gây bệnh cho cơ thể của các tác nhân khác nhau và biết được các dấu hiệu để nhận biết những tác nhân đó.

- Kĩ năng tự phục vụ, chăm sóc bản thân để bảo vệ sức khỏe: vệ sinh cá nhân hàng ngày và trước – sau các hoạt động; kĩ năng rửa tay thường xuyên đúng cách, kĩ năng che miệng khi ho, hắt hơi…

Kĩ năng rửa tay thường xuyên: Trẻ cần rửa tay thường xuyên, đúng cách với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi. Điều này giúp hạn chế tối đa tác hại của vi khuẩn đến sức khỏe của trẻ bởi vi khuẩn có thể tồn tại trong mơi trường tự nhiên với thời gian khá dài, việc trẻ tiếp xúc với bề mặt trơ như các nắm khóa cửa, đồ chơi, nhà vệ sinh… rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn.

Kĩ năng che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Ở trẻ em, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp rất phổ biến và dễ lây nhiễm, đặc biệt là khi trẻ bị bệnh ho hoặc hắt hơi, các vi khuẩn có thể lây lan qua các giọt bắn nhỏ li ti trong khơng khí. GV cần hướng dẫn trẻ che miệng bằng cánh tay, tay áo hay khuỷu tay, khơng nên che miệng bằng bàn tay vì sẽ làm vi khuẩn lây lan dễ hơn.

- Kĩ năng giữ gìn vệ sinh mơi trường nhằm tạo dựng mơi trường sống có lợi cho sức khỏe con người.

Thơng qua việc giáo dục kĩ năng cần hình thành cho trẻ hành vi, thói quen có lợi cho sức khỏe, hạn chế các nguy cơ gây bệnh như thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ; thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học; thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân…

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

- Trường MN xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng PB cho trẻ MG, trên cơ sở đó thiết kế các chủ đề, các hoạt động giáo dục kĩ năng PB cho trẻ MG với sự phối hợp của gia đình, cộng đồng.

- CBQL cần chỉ đạo GV lồng ghép các nội dung giáo dục kĩ năng PB cho trẻ trong các HĐPB được tổ chức cho trẻ tại nhà trường, lớp học.

- Chỉ đạo GV phối hợp với gia đình trẻ trong việc tổ chức các HĐPB cho trẻ tại lớp. Có thể mời cha mẹ, người thân của trẻ cùng tham gia các hoạt động giáo dục được tổ chức tại nhà trường, lớp học.

- Thiết kế các hoạt động giáo dục kĩ năng PB cho trẻ MG ở trường MN với sự tham gia phối hợp của lực lượng cộng đồng như đồn thanh niên, hội phụ nữ, cán bộ y tế…

- Thơng qua các HĐPB cho trẻ MG trong nhà trường MN được thực hiện với sự tham gia của cha mẹ trẻ, cơ quan y tế dự phòng, trạm y tế… để thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng PB cho trẻ.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Trường MN cần xác định rõ ràng mục tiêu giáo dục kĩ năng PB cho trẻ và lồng ghép các mục tiêu này vào quá trình thực hiện các HĐPB cho trẻ tại nhà trường.

- Các HĐPB cần được thực hiện bài bản, đúng quy trình và mang tính giáo dục cao để tác động tới ý thức, hành vi, hình thành và củng cố kĩ năng PB cho trẻ.

- Có sự hợp tác của cha mẹ, người thân của trẻ cũng như các lực lượng cộng đồng trong việc tổ chức các HĐPB, đồng thời qua đó giáo dục kĩ năng cho trẻ. Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cần phù hợp với đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhận thức và mức độ kĩ năng của trẻ MG 5-6 tuổi.

- Tinh thần cộng đồng trách nhiệm của nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc thực hiện các HĐPB và giáo dục kĩ năng PB cho trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm Non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 85 - 87)

w