Kiểm tra, giám sát hoạtđộng phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo theo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm Non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 83 - 85)

2.2.2 .Địa bàn và đối tượng khảo sát

3.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẪU

3.2.4. Kiểm tra, giám sát hoạtđộng phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo theo

góp vào bảo vệ CSVC, xây dựng mơi trường nhà trường thân thiện với trẻ.

3.2.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cậntham gia tham gia

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Biện pháp này nhằm các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Nâng cao hiệu quả của kiểm tra, giám sát HĐPB cho trẻ MG ở trường MN. - Kịp thời phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh, những sai sót cần nhanh chóng khắc phục trong việc thực hiện HĐPB cho trẻ ở trường MN.

- Huy động sự tham gia của toàn thể CB, GV, NV, cha mẹ trẻ cũng như các lực lượng khác trong cộng đồng vào kiểm tra, giám sát HĐPB cho trẻ ở trường MN.

- Tạo dựng được niềm tin của cha mẹ trẻ và các bên liên quan đối với việc thực hiện các HĐPB cho trẻ ở trường MN, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên liên quan trong HĐPB cho trẻ.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các HĐPB cho trẻ cần được thực hiện thường xuyên trong trường MN. Các điều kiện về vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp học, đảm bảo an toàn trong nhà trường, lớp học cần được CB, GV, NV nhà trường thực hiện hàng ngày.

Các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc trẻ cũng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo các yêu cầu PB cho trẻ ở trường MN. Nhà trường cần đảm bảo trẻ có chế độ dinh dưỡng cân đối, đáp ứng đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ theo độ tuổi. Đảm bảo cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm, chế biến bữa ăn khoa học, thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý… cũng là những nội dung quan trọng trong kiểm tra, giám sát HĐPB cho trẻ.

Đặc biệt trường MN cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ HĐPB khi có dịch bệnh tại địa phương hoặc trẻ đến trường có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm. Công tác kiểm tra, giám sát cần đảm bảo HĐPB được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu và hạn chế tối đa nguy cơ lây lan trong nhà trường.

Theo tiếp cận tham gia, các HĐPB cho trẻ MG trong trường MN cần được phổ biến, thông báo công khai tới CB, GV, NV nhà trường cũng như cha mẹ, người thân của trẻ và các bên liên quan khác để phát huy hiệu quả kiểm tra, giám sát của tập thể, của cộng đồng đối với hoạt đông PB cho trẻ.

Thông tin, kết quả. của kiểm tra, giám sát cần được sử dụng để không ngừng cải tiến quy trình cũng như các HĐPB cụ thể, từ đó nâng cao hiệu quả PB cho trẻ MG trong trường MN.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

- Nhà trường có kế hoạch kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất đối với các HĐPB cho trẻ. Tùy theo từng tình hình cụ thế của mỗi trường, của mỗi giai đoạn, thời điểm và đặc biệt là diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương, hiệu trưởng xác định những mặt HĐPB trọng tâm cần tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra HĐPB cho trẻ trong cả năm học, từng học kì và từng đợt.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho các hoạt động kiểm tra, giám sát HĐPB cho trẻ MG trong trường MN. Các hoạt động này cần có sự tham gia của các bên liên quan như chính quyền địa phương, cơ quan y tế, cha mẹ trẻ, đại diện cộng đồng…

- Phổ biến, công khai kế hoạch kiểm tra, giám sát HĐPB cho trẻ đến các bên liên quan. Khuyến khích các bên liên quan cùng tham gia kiểm tra, giám sát các HĐPB cho trẻ ở trường MN.

- Triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát HĐPB cho trẻ trên cơ sở quản lý tốt các nguồn lực, đặc biệt là sự phối hợp của các bên liên quan để cùng tham gia kiểm tra, giám sát HĐPB của nhà trường.

- Thu thông tin phản hồi, tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm trên cơ sở kết quả giám sát, đánh giá để cải tiến, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của các HĐPB cho trẻ.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- CBQL nhà trường cần xác định rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra, giám sát HĐPB cho trẻ theo tiếp cận tham gia. Cha mẹ trẻ, cộng đồng hay các bên liên quan khác tham gia kiểm tra, giám sát không phải là thách thức mà là cơ hội cho các nhà trường để phát hiện những điểm hạn chế, những sai sót cần khác phục, điều chỉnh.

- CB, GV, NV nhà trường có ý thức trách nhiệm, chủ động phát huy vai trò của tập thể trong việc kiểm tra, giám sát HĐPB trong nhà trường.

- Có sự tham gia của cha mẹ, người thân của trẻ và các bên liên quan khác trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát HĐPB cho trẻ. Cha mẹ trẻ và các bên liên quan cần hiểu về mục đích, ý nghĩa cũng như các nội dung cụ thể cần kiểm tra, các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để đánh giá việc thực hiện HĐPB cho trẻ MG ở trường MN.

- Trường MN có văn hóa ứng xử tích cực, lành mạnh để việc kiểm tra, giám sát HĐPB cho trẻ được thực sự khách quan, vì mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả HĐPB cho trẻ của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng bệnh cho trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm Non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w