Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động dạy học một số chủ đề số học lớp 6 theo định hướng phân hóa (Trang 27 - 31)

1.10.5.1. Thực trạng về nhận thức và sự quan tâm đến phương pháp dạy học theo định hướng phân hóa của giáo viên

Kết quả thu được từ việc xin ý kiến của 13 giáo viên thuộc Tổ Tự nhiên trường THCS Đồng Phú, huyện Chương Mỹ khi được hỏi về nhận thức của mình về dạy học theo định hướng phân hóa:

+ Chỉ có 23,1% giáo viên đc khảo sát biết, hiểu và đã vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phân hóa.

+ Có 61,5% giáo viên có nghe về phương pháp dạy học theo định hướng phân hóa nhưng chưa thực sự hiểu.

+ Có 15,4% đã biết về phương pháp dạy học theo định hướng phân hóa nhưng khơng mấy quan tâm vì nghĩ rằng khơng phù hợp đối tượng học sinh

27

hoặc khơng phù hợp với bộ mơn mình đang giảng dạy.

+ 100% các thầy cô được khảo sát cho rằng nên áp dụng dạy học mơn Tốn theo định hướng phân hóa cho học sinh THCS.

Khi được hỏi về quan điểm của mình về dạy học theo định hướng phân hóa, kết quả thu được như sau:

+ 92,3% giáo viên hoàn toàn đồng ý và đồng ý một phần với quan điểm “Dạy học theo định hướng phân hóa khó thực hiện trên lớp vì ít thời gian”; 7,7% còn lại hồn tồn khơng đồng ý với quan điểm này.

+ 69,2% giáo viên được khảo sát đồng ý hoàn toàn và đồng ý một phần với quan điểm “Dạy học theo định hướng phân hóa phát huy tối đa năng lực của học sinh”. Trong khi đó, 15,4% giáo viên còn phân vân và 15,4% giáo viên hồn tồn khơng đồng ý với quan điểm này.

+ 53,8% giáo viên khơng đồng ý khi nói “Dạy học phân hóa khơng cần thiết khi dạy lớp đại trà”.

+ 76,9% giáo viên đồng ý thừa nhận rằng “Dạy học theo định hướng phân hóa là hình thức dạy học mà người dạy điều chỉnh cách dạy phù hợp với nhu cầu, năng lực khác nhau của từng học sinh trên lớp”.

+ 61,5% giáo viên phản đối với quan điểm “Dạy học theo định hướng phân hóa chỉ cần quan tâm đến học sinh chưa đạt”.

Như vậy, qua khảo sát có thể thấy chỉ có một số ít giáo viên trong trường THCS Đồng Phú thực sự hiểu và vận dụng được phương pháp dạy học theo định hướng phân hóa. Đa phần các giáo viên đều thấy sự cần thiết của việc dạy học phù hợp với năng lực học sinh tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, vấn đề thực hành cịn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, giáo viên cần phải tăng cường bồi dưỡng thêm các kĩ năng, năng lực cần thiết để có thể tiến hành dạy hoc theo định hướng phân hóa nhằm phát huy tối đa năng lực của học sinh.

1.10.5.2. Thực trạng các tiết học toán của học sinh

28

Mỹ, Hà Nội khi được hỏi về các tiết học toán thu được như sau:

+ Phần lớn các em học sinh được khảo sát chưa thực sự có hứng thú với mơn Tốn (62,3%), lí do chủ yếu là các em thấy mơn tốn khó.

+ Số lượng không nhỏ các em học sinh học tập một cách thụ động, không tập trung nghe giảng, làm việc riêng trong giờ học.

+ Một số ít học sinh cho rằng giáo viên chưa quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, khi được hỏi chi tiết thì các em học sinh có ý kiến giáo viên chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh chưa đạt và học sinh đạt.

+ Có tới 63,6% học sinh khơng được làm bài tập theo sở trường của mình, chỉ có 24,7% các em cảm thấy bài tập được giao là vừa sức, 100% học sinh cho rằng việc ra bài tập vừa sức là cần thiết và có đến 72,7% các em cảm thấy độc lập và tự tin nếu được làm bài tập vừa sức với năng lực của bản thân.

Như vậy, đa số học sinh được khảo sát tại trường THCS Đồng Phú chưa cảm thấy hứng thú trong giờ học Tốn, nhiều học sinh vẫn cịn học tập với tâm thế thụ động, chưa có ý thức tự giác học tập, còn làm việc riêng trong giờ học. Đặc biệt, trong bối cảnh học tập trực tuyến như hiện nay thì việc thiết kế bài giảng sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh là một việc làm cấp thiết hơn cả. Ngoài ra, kết quả khảo sát học sinh cũng cho thấy được giáo viên chưa quan tâm đúng mức với đối tượng học sinh khá - tốt dẫn đến việc các em cảm thấy chán nản, khơng tập trung. Vì vậy, giáo viên cần phải thay đổi phương pháp dạy học với mục đích là tơn trọng sự khác biệt của từng học sinh và tiến hành dạy học theo định hướng phân hóa để có thể thu hẹp khoảng cách giữa các đối tượng học sinh trong lớp. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chú ý đến cảm xúc, ý chí, động lực của học sinh, sao cho phát huy được tính tích cực khi tham gia học tập của học sinh. Từ đó chất lượng dạy học sẽ được nâng lên một cách thực chất, bền vững, hiệu quả.

29

Kết luận chương I

Trong chương này, tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học theo định hướng phân hóa: khái niệm, những tư tưởng chủ đạo, các mức độ, các hình thức dạy học theo định hướng phân hóa, nguyên tắc dạy học, các thành tố trong q trình dạy học theo định hướng phân hóa,… Về cơ sở thực tiễn, tác giả đã tìm hiểu được thực trạng nhận thức và quan điểm của giáo viên trường THCS Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội về phương pháp dạy học theo định hướng phân hóa và thực trạng học mơn tốn của các em học sinh tại trường. Qua nghiên cứu cơ sơ lí luận và thực tiễn của đề tài, tác giả nhận thấy dạy học theo định hướng phân hóa là hướng tới các giá trị riêng của mỗi học sinh trên cơ sở những giá trị chung về năng lực và các phẩm chất khác theo mục tiêu của giáo dục. Dạy học theo định hướng phân hóa địi hỏi giáo viên phải thay đổi và thích nghi với sự đa dạng của học sinh, tối ưu hóa sự trưởng thành của từng học sinh góp phần đáp ứng cơng cuộc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học mà nghị quyết của Đảng đã đề ra. Do vậy, nhiệm vụ của giáo viên là tìm ra con đường, biện pháp để dạy học theo định hướng phân hóa đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới.

30

CHƯƠNG II.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động dạy học một số chủ đề số học lớp 6 theo định hướng phân hóa (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)