NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động dạy học một số chủ đề số học lớp 6 theo định hướng phân hóa (Trang 56 - 60)

56

Bài 1. Khơng thực hiện phép tính, xét xem các biểu thức sau có chia hết cho 7 khơng?

a) 70 − 21 b) 630 + 96 − 49 c) 14a + 63b (với a, b ∈ ℕ) Bài 2. Cho tập hợp A = {14; 28; 51; 108; 120} và biểu thức B = 18 + 360 − 45 + x. Tìm x ∈ A để:

a) B chia hết cho 3.

b) B không chia hết cho 9.

Bài 3. Khi chia số tự nhiên a cho 18 ta được số dư là 12. Số a có thể chia hết cho các số sau khơng: 2; 3; 6; 9?

Bài 4. Mẹ có một số kẹo. Nếu mẹ chia số kẹo thành 6 phần bằng nhau thì dư 3 cái.

a) Hỏi với số kẹo đó, mẹ có thể chia thành ba phần bằng nhau khơng? b) Hỏi với số kẹo đó, mẹ có thể chia thành hai phần bằng nhau khơng? Bài 5*. Có tồn tại hay không số tự nhiên a, b thỏa mãn:

a) 8a + 6b + 1 = 1872 b) 18a + 27b + 36 = 2006

Giải thích vì sao.

Bài tập chung cho cả lớp: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.

Bài tập dành riêng cho đối tượng học sinh khá - tốt: Bài 5*.

2.3.1.2. Dạy học nội dung “Dấu hiệu chia hết” theo định hướng phân hóa

Các mục tiêu học sinh cần đạt được sau khi học nội dung “Dấu hiệu chia hết” được phân hóa như sau:

• Với đối tượng học sinh chưa đạt:

- Học sinh nêu được dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9.

- Học sinh dựa vào dấu hiệu và xác định được một số cho trước có chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9 hay không.

57

- Học sinh vận dụng được thành thạo các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9 và tính chất chia hết của tổng, hiệu, tích để xét xem một biểu thức có chia hết cho một số cho trước hay khơng mà khơng thực hiện phép tính.

• Với đối tượng học sinh khá – tốt:

- Học sinh giải thích được vì sao có các dấu hiệu chia hết.

- Học sinh vận dụng được các dấu hiệu chia hết để giải quyết một số bài tập vận dụng, vận dụng cao.

- Học sinh khám phá ra thêm các dấu hiệu chia hết khác.

Từ những mục tiêu trên, giáo viên có thể thiết kế hoạt động dạy học nội dung “Dấu hiệu chia hết” theo định hướng phân hóa như sau:

Thiết kế hoạt động Hình thành kiến thức:

Nội dung “Dấu hiệu chia hết” gồm 4 đơn vị kiến thức: Dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 3, dấu hiệu chia hết cho 5 và dấu hiệu chia hết cho 9. Các đơn vị kiến thức này độc lập với nhau nên chúng tôi dự kiến tổ chức hoạt động dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép (hay còn gọi là kĩ thuật chuyên gia).

Kĩ thuật mảnh ghép được xây dựng trên nền tảng trực tuyến như sau: - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 04 nhóm trên phần mềm Zoom, học sinh thuộc mỗi loại đối tượng được chia đều vào các nhóm.

- Bước 2: Hoạt động nhóm

Phần lý thuyết thuộc nội dung “Dấu hiệu chia hết” được thiết kế dạy học trong thời lượng 02 tiết. Trong đó, tiết 1 học sinh hoạt động theo các nhóm giáo viên chia ban đầu, nhiệm vụ là hoàn thành phiếu học tập gồm các câu hỏi dẫn dắt để học sinh tự hình thành kiến thức. Mỗi nhóm sẽ nghiên cứu một đơn vị kiến thức và tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm mình lên nền tảng padlet (giáo viên thiết kế cho mỗi nhóm một padlet).

Ở tiết 2, lúc này mỗi học sinh ở các nhóm ban đầu đã trở thành “chuyên gia” về một đơn vị kiến thức. Giáo viên có thể chia lại lớp thành các nhóm ngẫu nhiên sao cho các “chuyên gia” ở mỗi “lĩnh vực” được chia đều vào các nhóm

58

mới. Ở đây, học sinh sẽ sử dụng những kiến thức mà mình thu nhận được qua q trình hoạt động nhóm ở tiết 1 và qua tự nghiên cứu để truyền đạt lại cho các học sinh khác.

Kĩ thuật mảnh ghép là một kĩ thuật rất phù hợp với phương pháp dạy học theo định hướng phân hóa. Ban đầu, khi học sinh ở mỗi nhóm đối tượng được chia đều vào các nhóm, học sinh phát huy được tối đa năng lực của bản thân, học sinh thuộc nhóm đối tượng khá - tốt có cơ hội phát triển năng lực tự học thông qua tự nghiên cứu, khám phá kiến thức mới, đồng thời học sinh cũng được thể hiện bản thân thông qua “dạy” kiến thức mình khám phá được cho các học sinh thuộc nhóm đối tượng đạt và chưa đạt. Bên cạnh đó, kĩ thuật mảnh ghép cũng tạo điều kiện cho học sinh thuộc nhóm đối tượng chưa đạt, đạt có cơ hội học hỏi từ học sinh thuộc nhóm khá - tốt. Khi đã trở thành các “chuyên gia” và được chia vào các nhóm mới, đây là cơ hội tốt để học sinh chưa đạt được thể hiện bản thân, giúp các em có thêm sự tự tin, đồng thời bồi dưỡng niềm hứng thú, khơi gợi động lực học trong các em.

- Bước 3: Báo cáo

Lúc này, sau hai lần hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên, tất cả học sinh đều đã có kiến thức về dấu chia hết cho 2, cho 3, cho 5 và cho 9. Giáo viên có thể gọi bất kì học sinh nào lên báo cáo kết quả hoạt động nhóm đồng thời làm cơ sở để đánh giá hoạt động nhóm. Giáo viên nên gọi học sinh đối tượng chưa đạt hoặc đạt lên báo cáo lý thuyết về dấu hiệu chia hết vì đây là kiến thức các em đã được học từ Tiểu học, yêu cầu với đối tượng này chỉ cần nhớ lại kiến thức. Ngồi ra, giáo viên cũng có thể kích thích tư duy của đối tượng học sinh khá - tốt bằng cách yêu cầu các em giải thích tại sao có những dấu hiệu chia hết đó.

- Bước 4: Kết luận, đánh giá

Sau khi các nhóm đã báo cáo xong, giáo viên chính xác lại kiến thức và đưa ra lời nhận xét cho từng nhóm.

59

Thiết kế Hoạt động Luyện tập, Vận dụng:

- Bước 1: Ra bài tập phân hóa:

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động dạy học một số chủ đề số học lớp 6 theo định hướng phân hóa (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)