Kiểm tra đánh giá một số chủ đề Số học lớp 6 theo định hướng phân hóa

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động dạy học một số chủ đề số học lớp 6 theo định hướng phân hóa (Trang 72 - 77)

hóa

Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh qua dạy học theo định hướng phân hóa, điều chỉnh và hồn thiện kế hoạch dạy học.

Mục đích:

- Giáo viên thu được những thông tin phản hồi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và điều chỉnh kế hoạch dạy học (nếu cần), giúp học sinh tiến bộ trong quá trình học tập, giáo viên nắm vững hơn tình hình học tập và rèn luyện của

72 học sinh. học sinh.

- Giáo viên có cái nhìn tổng quan về sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập; thúc đẩy, khuyến khích học sinh khắc phục những thiếu sót hoặc phát huy ưu điểm, năng lực của mình. Học sinh được cung cấp những thông tin phản hồi về sự tiến bộ trong học tập, trên cơ sở đó có thể định ra những mục tiêu cao hơn.

Các phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá qua quan sát: thường dùng phương pháp này khi cần đánh giá sự phát triển tâm lí của người học và hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên. Để đánh giá ta cần thu thập được những sự kiện về hành vi tự nhiên, hoạt động học, … của học sinh. Những sự kiện thu thập được thường được ghi lại dưới hình thức miêu tả và khó có thể tiến hành quan sát lại nên địi hỏi người đánh giá phải biết cách quan sát, phát hiện, ghi chép đầy đủ để có tư liệu khách quan, chính xác nhất về đối tượng đánh giá.

- Phương pháp đánh giá qua trắc nghiệm, bài tập: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập đã định trước, được đánh giá theo tiêu chuẩn cho trước.

- Phương pháp đánh giá qua sản phẩm: sản phẩm của học sinh thể hiện qua các kênh, như nói, viết, làm, …, thơng qua những câu chuyện, những cơng trình nghiên cứu,…

- Phương pháp đánh giá qua tiểu sử cá nhân: cách này thực chất là phân tích tiến trình sinh sống và phát triển của học sinh để đưa ra những nhận định nào đó.

- Phương pháp đánh giá qua đàm thoại, phỏng vấn: được áp dụng trong những trường hợp cần tìm hiểu về tri thức và biểu tượng của học sinh, về ý kiến của người được đánh giá về vấn đề nào đó. Câu trả lời của học sinh khơng chỉ phụ thuộc vào nội dung câu hỏi mà còn phụ thuộc vào thái độ người đánh giá, vì thế câu hỏi cũng phải được lựa chọn kĩ càng.

73

dùng để thu thập ý kiến đánh giá về một vấn đề nào đó, thơng qua câu hỏi đóng hoặc mở.

- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ, tài liệu: tạo hồ sơ và đánh giá qua những minh chứng có được.

Trong quá trình dạy học theo định hướng phân hóa, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu có vai trị quan trọng. Nó đảm bảo mối liên hệ ngược, cung cấp những thông tin phản hồi, giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh việc dạy, học, giúp học sinh điều chỉnh kịp thời quá trình học, hướng vào việc thực hiện mục tiêu bộ môn và mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá góp phần củng cố, đào sâu, hệ thống hóa kiến thức phù hợp với mức độ, tốc độ và hứng thú nhận thức của các đối tượng học sinh khác nhau, nó có tác dụng giáo dục đối với học sinh: giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý chí phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn trong học tập đối với những học sinh chưa đạt; có ý thức đào sâu suy nghĩ, tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, tính cẩn thận, khơng qua loa, đại khái đối với học sinh khá - tốt.

Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá, thông thường nhất là kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua q trình học tập trên lớp, thơng qua đánh giá của học sinh cùng lớp (đánh giá đồng đẳng), tự đánh giá của học sinh,… Đối với kiểm tra viết, thường có đề trắc nghiệm tự luận, đề trắc nghiệm khách quan hoặc đề cả trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức nào đi chăng nữa thì các đề kiểm tra có tính phân hóa, ngồi những u cầu chung đối với một đề kiểm ta còn cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Câu hỏi và bài tập phù hợp với yêu cầu của chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng, sát với trình độ học sinh.

- Bên cạnh những câu hỏi và bài tập hướng vào yêu cầu cơ bản, cần những câu hỏi và bài tập đào sâu, đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách tổng hợp, khuyến khích suy nghĩ tích cực ở các mức độ dễ, khó khác nhau.

74

- Khai thác, huy động những kinh nghiệm, vốn sống, hoàn cảnh cá nhân của người học. [13]

Trong bối cảnh học tập trực tuyến như hiện nay, giáo viên có thể đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học theo định hướng phân hóa thơng qua hoạt động hỏi – đáp trong q trình dạy học, thơng qua kết quả hoạt động nhóm và phiếu đánh giá hoạt động nhóm và một số bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến trên phần mêm Azota hoặc bài trắc nghiệm dưới dạng trò chơi trên nền tảng Quizzi, Kahoot, Blooket, …

Ví dụ: Bài kiểm tra trắc nghiệm chủ đề “Tính chất chia hết – Dấu hiệu chia hết” trên phần mềm Azota (Số câu: 20 câu, thời gian làm bài 40 phút).

Câu 1. [NB] Cho hai số 𝑎 ⋮ 3 và 𝑏  3 thì:

A. (𝑎 + 𝑏) ⋮ 3 B. (𝑎 + 𝑏)  3 C. (𝑎 − 𝑏) ⋮ 3 D. (𝑎. 𝑏)  3 C. (𝑎 − 𝑏) ⋮ 3 D. (𝑎. 𝑏)  3 Câu 2. [NB] Nếu 𝑎 ⋮ 3 và 𝑏 ⋮ 3 thì 𝑎 + 𝑏 chia hết cho:

A. 3 B. 6 C. 9 D. 3 và 6

Câu 3. [NB] Cho các số: 751954; 30041975; 938l 1789. Số chia hết cho 5 là:

A. 938 B. 1789 C. 751954 D. 30041975

Câu 4. [NB] Trong các số sau, số chia hết cho 9 là:

A. 1258 B. 1941 C. 1968 D. 1287

Câu 5. [TH] Tổng, hiệu nào sau đây chia hết cho 8?

A. 80 + 16 B. 32 + 40 + 12

C. 80 − 12 D. 32 + 40 + 12

Câu 6. [TH] Cho tổng 𝐴 = 12 + 16 + 𝑥, 𝑥 ∈ ℕ. Số 𝑥 nào sau đây để 𝐴 ⋮ 4? A. 𝑥 = 23 B. 𝑥 = 24 C. 𝑥 = 25 D. 𝑥 = 26

Câu 7. [TH] Cho 𝐴 = 13 + 14 + 36 + 𝑥, 𝑥 ∈ ℕ. Tìm điều kiện của 𝑥 để 𝐴 không chia hết cho 9?

75

A. 𝑥 chia hết cho 9 B. 𝑥 không chia hết cho 9 C. 𝑥 là số tự nhiên bất kì D. 𝑥 là số lẻ

Câu 8. [TH] Chữ số 𝑥 để 195𝑥̅̅̅̅̅̅̅ chia hết cho cả 3 và 5 là:

A. 3 B. 5 C. 0 D. 8

Câu 9. [TH] Từ ba chữ số 0; 5; 8. Có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau sao cho các số đó chia hết cho cả 2 và 5:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 10. [TH] Chọn đáp án đúng:

A. (34 + 12.153) ⋮ 6 B. (22.8 + 13) ⋮ 8 C. (134.4 + 16) ⋮ 4 D. (21.8 + 17) ⋮ 8 C. (134.4 + 16) ⋮ 4 D. (21.8 + 17) ⋮ 8

Câu 11. [TH] Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho 6 là: A. 6𝑘 (𝑘 ∈ ℕ) B. 6𝑘 (𝑘 ∈ ℕ∗)

C. 6 + 𝑘 (𝑘 ∈ ℕ) D. 𝑘: 6 (𝑘 ∈ ℕ)

Câu 12. [TH] Chọn khẳng đinh sai trong các khẳng định sau: A. Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3

B. Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9

C. Một số chia hết cho cả 2 và 5 thì có chữ số tận cùng là 0

D. Một số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9 Câu 13. [VD] Lớp 6A, 6B, 6C, 6D lần lượt có 35; 36; 39; 40 HS. Lớp nào có thể chia thành 5 tổ sao cho mỗi tổ có số HS bằng nhau?

A. 6A B. 6A, 6D C. 6B, 6C D. 6D

Câu 14. [VD] Khi chia số tự nhiên 𝑛 cho 20 ta được dư là 8. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. 𝑛 chia hết cho 4 B. 𝑛 chia hết cho 3 C. 𝑛 chia hết cho 5 D. 𝑛 chia hết cho 6

Câu 15. [VD] Chữ số 𝑥, 𝑦 để 23𝑥5𝑦̅̅̅̅̅̅̅̅ chia hết cho cả 2, 5 và 9 là: A. 𝑥 = 0; 𝑦 = 6 B. 𝑥 = 6; 𝑦 = 0

76

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động dạy học một số chủ đề số học lớp 6 theo định hướng phân hóa (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)