Cấu trúc Sách giáo khoa (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) chương trình Số học 6 có hai tập:
Tập một gồm: Chương I: Tập hợp các số tự nhiên
Chương II: Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên Chương III: Số nguyên
Tập hai gồm: Chương VI: Phân số
Chương VII: Số thập phân
Ngoài ra, Sách giáo khoa mới được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 cịn có thêm nội dung Hoạt động trải nghiệm. Với bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, nội dung Hoạt động trải nghiệm chủ đề Số học 6 gồm có: Sử dụng máy tính cầm tay (Tập một) và Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình (Tập hai).
Mỗi chương được chia thành nhiều bài khác nhau, mỗi bài được thiết kế dạy trong 1 – 3 tiết, có thể coi mỗi bài như một chủ đề. Để giúp giáo viên dễ dàng chuẩn bị bài giảng, các cấu phần trong sách đã được thiết kế có chức năng phù hợp với tiến trình bốn bước lên lớp (khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập củng cố, vận dụng và phát triển kiến thức). Cụ thể như sau:
34
- Hoạt động Khởi động, các tác giả biên soạn SGK luôn dẫn dắt vào bài bằng cách Nêu vấn đề, thường là một bài tốn hoặc một tình huống trong thực tế dẫn đến nội dung bài học. Đây là một điểm mới so với SGK cũ, giúp cho học sinh hứng thú hơn vào bài học, nhận ra được ý nghĩa của Toán học trong cuộc sống.
- Hoạt động Hình thành kiến thức bao gồm hai cấu phần: Tìm tịi – Khám phá và Đọc hiểu – Nghe hiểu gợi ý các hoạt động để giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tại lớp. Cách thiết kế này sẽ giúp giáo viên dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy, tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Hoạt động Luyện tập, củng cố bao gồm các nội dung như Ví dụ, Luyện tập, Thực hành để học sinh luyện tập các kĩ năng tốn cơ bản hay sử dụng cơng cụ học tập, hoặc Tranh luận nhằm tạo điều kiện cho học sinh trao đổi tại lớp về một vấn đề cụ thể, giúp làm sâu sắc hơn kiến thức đã học. Cấu phần Ví dụ, Luyện tập, Thực hành hướng đến tồn bộ đối tượng học sinh nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cơ bản của bài học, còn cấu phần Tranh luận sẽ giúp học sinh khá - tốt có cơ hội được đào sâu kiến thức, các học sinh ở nhóm đối tượng cịn lại có thể phát triển tư duy phản biện, nâng cao hứng thú học tập thông qua hoạt động này.
- Hoạt động Vận dụng, phát triển bao gồm cấu phần Vận dụng, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải Toán (toán thuần túy hoặc toán thực tế) trên mức cơ bản. Ngồi ra cịn có cấu phần Thử thách nhỏ, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một bài tốn hay một trị chơi. Như vậy, có thể nói hoạt động Vận dụng, phát triển hướng đến đối tượng học sinh thuộc nhóm khá - tốt, khơng chỉ kích thích khả năng tư duy của các em mà cịn khơi dậy lịng u thích mơn học cho các em.
Về nội dung, SGK Toán 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn đầy đủ các kiến thức theo đúng yêu cầu, mức độ quy định trong
35
chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động của học sinh; mạch kiến thức trong bài được tác giả dẫn dắt một cách hợp lí: đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ ví dụ, trải nghiệm thực tế đến lý thuyết khái quát, phù hợp với suy luận tự nhiên của học sinh, giúp học sinh có thể tự khám phá ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Nội dung Số học 6 được chú trọng xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để luyện tập, thực hành và tranh luận. Sau khi đưa ra lý thuyết ln có ngay Câu hỏi áp dụng trực tiếp lý thuyết vừa được học, Ví dụ có sẵn đáp án để giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh làm bài, sau đó là phần Luyện tập là các bài tương tự với Ví dụ để học sinh tự thực hành sau quá trình hình thành kiến thức ở trên. Chẳng hạn, sau khi học cách tìm bội chung bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố gồm ba bước:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3: Lập tích các thừa số nguyên tố đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất. Tích đó là BCNN cần tìm.
Các tác giả biên soạn SGK đã thiết kế câu hỏi: Tìm bội chung nhỏ nhất
của 9 và 15, biết 9 = 32 và 15 = 3.5. Để trả lời câu hỏi này, học sinh chỉ cần
thực hiện bước 2 và bước 3. Cách xây dựng câu hỏi như vậy rất phù hợp với đối tượng học sinh chưa đạt và học sinh đạt, bởi câu hỏi hướng trọng tâm vào
bước 2 và bước 3 là những thao tác “mới” mà các em cần được củng cố, thực
hành nhiều hơn, bước 1 các em đã được luyện tập ở các tiết học trước.
Các hoạt động Hình thành kiến thức; Luyện tập, củng cố, giáo viên có thể thực hiện tổ chức các pha dạy học đồng loạt hướng đến toàn bộ đối tượng học sinh nhằm giúp các em đạt được yêu cầu cần đạt của bài học, sau đó là hoạt động Vận dụng, phát triển gồm có các bài tập trên mức cơ bản nhằm kích thích
36
tư duy của đối tượng học sinh khá - tốt. Đây là những bài tập đòi hỏi kĩ năng suy luận nhiều bước, kĩ năng vận dụng Tốn học vào các mơn học khác, kĩ năng vận dụng toán học vào đời sống. Thơng qua việc giải các bài tập này, ngồi việc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy, học sinh còn được nâng cao mặt bằng văn hóa chung, nhận thấy được tốn học có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống. Ví dụ, với bài “Quy tắc dấu ngoặc”, sau khi hình thành kiến thức và luyện tập, các tác giả đã thiết kế Thử thách nhỏ: Cho bảng 3x3 ơ
vng như hình dưới.
a) Biết rằng tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0. Tính tổng các số trong bảng đó.
b) Hãy thay các chữ cái trong bảng bởi số thích hợp sao cho tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0.
a −2 −1
−4 b c
d e g
Trước hết, ta nhận thấy tên cấu phần là Thử thách nhỏ đã có thể phần nào thu hút sự chú ý của học sinh, giúp học sinh hứng thú hơn, kích thích khả năng tìm tịi khám phá. Để hồn thành “thử thách” trên, học sinh cần suy luận xem số nào có thể tìm được trước, những số nào chưa thể tìm được ngay. Nhận thấy ở hàng ngang đầu tiên, khi đã cho trước hai số, cần tìm một số và biết tổng ba số bằng 0 thì có thể tính ra ngay 𝑎 = 3. Tương tự, tiếp tục tìm xem những hàng, cột, đường chéo nào đã biết 2 trên 3 số, ta có thể dễ dàng tìm được số còn lại.
Bên cạnh các cấu phần chính, sách cịn có một số cấu phần phụ nhằm hỗ trợ cho cấu phần chính và giúp học sinh mở rộng tri thức, phát triển năng lực. Cấu phần “Em có biết?” cung cấp cho học sinh những câu chuyện Toán học hay một vài kiến thức mới dành cho các học sinh muốn mở rộng kiến thức của mình.
37
Tóm lại, nội dung kiến thức trong Sách giáo khoa Toán 6 (bộ sách Kết nối
tri thức với cuộc sống) theo Chương trình mới được thiết kế nhằm hỗ trợ giáo
viên trong dạy học theo định hướng phân hóa, nội dung kiến thức chủ yếu giúp học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt, chưa có nhiều nội dung dành cho đối tượng học sinh khá - tốt. Các bài tập mang tính phân hóa, các bài tập nâng cao, kiến thức mở rộng được xuất hiện nhiều hơn ở Sách bài tập.