6. Bố cục của luận văn
3.4. Sự khác biệt về văn hóa của ngƣời Thá iở huyện Thuận Châu (Sơn
Về cơ bản những yếu tố văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần, vật chất của người Thái ở Thuận Châu không có gì khác biệt nhiều so với đồng tộc của họ ở Tây Bắc. Tuy nhiên trên cơ sở kế thừa văn hóa truyền thống đó, người Thái ở Thuận Châu đã áp dụng trong những điều kiện vừa có tính chất chung của núi rừng nhiệt đới, vừa có nét khu vực địa lý riêng, tạo nên những nét đặc trưng về văn hóa của tộc người Thái nơi đây.
Trước hết là về trang phục của người phụ nữ Thái. Áo cỏm là trang phục rất đặc trưng của phụ nữ Thái. Người Thái Thuận Châu thuộc nghành Thái đen. Về cơ bản áo cỏm của phụ nữ Thái đen Thuận Châu cũng giống như áo cỏm của phụ nữ Thái trắng ở Lai Châu, Điện Biên và một số huyện của Sơn la như Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, chỉ khác ở chi tiết cổ áo. Cổ áo Thái cỏm Thái đen Thuận Châu cao ôm khít lấy cổ giống như cổ áo dài của người Việt, trong khi đó cổ áo cỏm Thái Trắng được may hở bằng một dải vải khác màu vắt xuống trước ngực,
Trang phục nữ Thái đen còn có khăn Piêu mầu đen, hai đầu có thêu những hoa văn bằng chỉ nhiều mầu sắc. Nữ Thái trắng không chít khăn Piêu mà thường mua khăn vuông bằng len hoặc khăn bằng bông trắng để cuốn.
Khác với nhóm người phụ nữ Thái ở Thanh Hóa hay Nghệ An dùng trâm cài đầu hình kim tự tháp, thì người phụ nữ Thái ở Thuận Châu nói riêng, ở Sơn La nói chung lại dùng trâm cài đầu hình cây nấm, có mũi tròn, đầu nhọn.
Kiểu để tóc của phụ nữ Thái cũng phân biệt khá rõ hai ngành đen và trắng. Khi chưa chồng, phụ nữ Thái đen búi tóc đằng sau gáy, khi có chồng thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
búi tóc ngược lên đỉnh đầu để hơi nghiêng về bên trái gọi là "Tằng cẩu". Chồng chết thì phải bỏ búi tóc đang “cẩu” xuống, trong thời gian để tang thì búi ở lưng chừng giữa đỉnh đầu với gáy gọi là “búi tóc kiêng” hay “búi tóc bà goá”, hết tang lại tiếp tục búi tóc ngược như khi chồng còn sống. Nữ Thái trắng thì không dùng tóc làm tín hiệu báo có hoặc không chồng mà chỉ búi đằng sau hay vấn trên đầu.
Mặc dù cùng cư trú trên địa bàn tỉnh Sơn La nhưng do điều kiện sống khác nhau, nên người Thái ở từng địa phương bên cạnh những nét tương đồng về văn hóa cũng có những nét khác biệt về phong tục, tập quán, lễ hội...
Trong hôn nhân của người Thái ở Thuận Châu cũng có nét riêng so với người Thái ở một số nơi khác. Người Thái ở đây chỉ đi ăn hỏi một lần, nếu nhà gái đồng ý thì sẽ không trả lại lễ vật, trong khi đó người Thái ở miền Tây Nghệ An đi ăn hỏi tới năm lần.
Người Thái ở Điện Biên hầu như không có tục lệ thách cưới bằng tiền, họ cho rằng trong thời gian ở rể, chàng trai đã làm lợi cho gia đình nhà gái. Trong khi đó ở người Thái Thuận Châu, tục thách cưới rất nặng nề, thường là bằng bạc trắng. Con gái quý tộc, nhà giàu giá từ 1 đến 2 cân bạc trắng, con gái nhà nghèo từ 2 đến 5 lạng bạc trắng.
Người Thái ở Thuận Châu nổi bật với lễ hội “Xên lẩu nó” và “Hạn khuống”, trong khi đó người Thái ở huyện Yên Châu (Sơn La) nổi bật với lễ hội “Cầu mưa”, người Thái ở huyện Mộc Châu (Sơn La) có lễ hội “Hoa ban”, “Hết Chá” hay còn gọi là “Chá nó”. Huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) có lễ hội “Gội đầu” và “Kin Pang Then” của dân tộc Thái trắng. Huyện Phù Yên có lễ hội “Xíp xí” của dân tộc Thái trắng. Huyện Sông Mã (Sơn La) có lễ hội “Xên Bản, Xên Mường” của dân tộc Thái và Thành phố với lễ hội “Xên mường” của dân tộc Thái đen.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhà sàn của người Thái đen ở Thuận Châu có những đặc trưng riêng so với nhà sàn của người Thái trắng, đó là nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có
khau cút với nhiều kiểu cách khác nhau. Mỗi khi gặp một bản bất kỳ của đồng
bào Thái, hình ảnh đầu tiên mà thị giác chúng ta thu được, chính là cái khau cút trên nóc mỗi ngôi nhà sàn truyền thống. Như mọi người đều biết: Cũng là dân tộc Thái, nhưng chỉ ngành Thái đen mới có khau cút, chứ ngành Thái trắng không có khau cút. Mặc dù cả hai ngành Thái đều di cư vào nước ta. Ngoài truyền thuyết về cái khau cút, người Thái còn có truyền thuyết về ngôi nhà sàn (đúng hơn là về cái chái nhà sàn). Song cũng giống như cái khau cút, chỉ ngành Thái đen mới có truyền thuyết về ngôi nhà sàn, chứ ngành Thái trắng thì không. Truyền thuyết của người Thái đen kể rằng thuở khai thiên lập địa, tổ tiên của họ được thần rùa (tiếng Thái là Pua tấu), dạy cho cách làm nhà theo dáng dấp con rùa đứng. Con người trông vào đấy mà tưởng tượng, chân rùa là những cột nhà, mai rùa là mái nhà. Do vậy chái nhà người Thái đen khum khum hình cái mai rùa, trong khi chái nhà người Thái trắng lại theo mặt phẳng nghiêng, có góc hẳn hoi.
Như vậy, văn hóa của người Thái Thuận Châu và văn hóa của người Thái ở một số địa phương khác có sự khác biệt. Sự khác biệt đó là do hoàn cảnh xã hội, đặc điểm tự nhiên, kinh tế mỗi vùng quy định. Đồng thời, chính sự khác biệt về văn hóa đó đã bổ sung, làm phong phú thêm văn hóa của người Thái nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung trong tổng thể một nền văn hóa mang tính đa dạng trong sự thống nhất.
Tiểu kết chƣơng 3
Ngày nay dưới tác động nhiều mặt của đời sống xã hội, nền văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận Châu đã và đang có nhiều biến đổi, đó thực sự là những chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên cũng cần có những biện pháp thiết thực để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của tộc người Thái ở đây. Văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận Châu còn là sản phẩm của sự giao lưu, chi phối, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa dân tộc Thái với các dân tộc sống cộng cư ở đây. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử xã hội khác nhau mà văn hóa của người Thái ở Thuận Châu cũng có những đặc điểm khác người Thái ở một số địa phương khác. Chính sự khác biệt đó đã làm nên bản sắc văn hóa tộc người và làm đa dạng, phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, tìm hểu về Văn hóa tinh thần của ngƣời Thái ở huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La, luận văn rút ra một số
kết luận sau đây:
1. Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Cùng với sự phát triển của lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc ở đây đã đấu tranh với thiên nhiên, đánh đuổi kẻ thù để bảo vệ cuộc sống của mình. Trong quá trình đó người Thái đã giữ một vai trò to lớn, chủ đạo trong mọi mặt đời sống vật chất cũng như tinh thần ở đây.
Dân tộc Thái ở Thuận Châu sinh sống chủ yếu trong các vùng thung lũng, tiếp giáp với các rặng núi non trùng điệp, nhiều sông, suối, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên cơ sở đó người Thái đã sớm lấy nghề trồng trọt là nghề chính, trong đó chủ yếu là trồng cây lúa nước, ngoài ra họ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
còn biết làm nương rẫy, trồng các cây lương thực khác như ngô, sắn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nghề phụ, hái lượm, săn bắt, đánh cá. Nền kinh tế của cư dân Thái ở Thuận Châu mang nặng tính chất tự nhiên, tự túc, tự cấp và phát triển rất chậm chạp. Trong sản xuất, người Thái đã dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên một cách hợp lí, lựa chọn những giải pháp phù hợp để phục vụ cho sản xuất, đó là hệ thống mương, phai, lái, cọn.. để lấy nước tưới ruộng, chọn các giống vật nuôi, cây trồng thích hợp.
Với vai trò là một dân tộc chủ đạo, người Thái đã sáng tạo ra một nền văn hóa vật chất mang đậm bản sắc núi rừng Tây Bắc, được biểu hiện rõ qua cách ăn uống, trang phục và nhà cửa của người Thái nơi đây.
2. Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận Châu với các vấn đề cụ thể như: Tín ngưỡng, tôn giáo; Phong tục, tập quán; Luật tục; Lễ hội; Văn học; Nghệ thuật; Chữ viết, lịch pháp và giáo dục. Tất cả đã tái hiện nên bức tranh về đời sống văn hóa tinh thần phong phú đa dạng, giàu bản sắc của dân tộc Thái nơi đây.
Ví dụ trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, người Thái ở Thuận Châu tuy không theo bất kì một tôn giáo nào nhưng họ lại có một hệ thống những tín ngưỡng dân gian phong phú và độc đáo. Họ cho rằng mọi vật đều có linh hồn, khi chết đi thì linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại trong thế giới “Phi”. Và từ đây con người đã sáng tạo ra biết bao tín ngưỡng, thực hành nghi lễ liên quan đến đời sống tâm linh của mình như thờ cúng thần thánh, thờ cúng tổ tiên...; các nghi lễ liên quan đến cộng đồng như cúng bản, cúng mường (Xên Bản, Xên Mường); các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp như cầu mưa, cầu mùa... Tất cả các nghi lễ đó đều thể hiện quan niệm vạn vật hữu linh, tín ngưỡng đa thần trong thế giới quan vầ nhân sinh quan của người Thái nơi đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hệ thống luật tục của người Thái cũng ra đời xuất phát từ quan niệm về tín ngưỡng này, đó là những quy định về nếp sống của làng bản, những chuẩn mực ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, hệ thống các luật tục được đưa ra và buộc các thành viên trong cộng đồng phải tuân thủ nghiêm ngặt. Đây được coi là một di sản, một bộ phận của văn hóa Thái cổ truyền.
Trong tục tang ma và hôn nhân, sự phong phú và độc đáo được thể hiện trong các thủ tục, các nghi thức tiến hành của một đám cưới hay một đám tang. Nét độc đáo trong hôn nhân của người Thái mà ở các dân tộc khác không có đó chính là tục ở rể, tục “Tẳng cẩu”.
Một trong những khía cạnh góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở Thuận Châu là lễ hội. Lễ hội ở đây có nhiều loại: Lễ tết nguyên đán; Lễ hội “Muôn lảu nó”; Lễ hội lên nhà mới; Lễ hội ném Còn; Lễ hội cầu mưa; Hạn Khuống. Nội dung chủ yếu của các lễ hội là cầu cúng cho bản mường được mưa thuận gió hòa, sản xuất được thuận lợi, mọi người được khỏe mạnh. Ngoài ra đây cũng là dịp để người dân tổ chức vui chơi, ca hát, cũng là nơi giao lưu tìm hiểu nhau của nam nữ thanh niên trong bản.
Nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận Châu, ta còn tìm thấy một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đầy ấn tượng. Đó là một nền văn học dân gian với nhiều thể loại: truyện cổ, tục ngữ, thành ngữ, dân ca... với những nét riêng vô cùng đặc sắc, độc đáo góp phần tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống của người Thái ở Thuận Châu. Đó còn là một nền nghệ thuật dân gian đặc trưng với các điệu vũ nổi tiếng: xòe, múa quạt, múa sạp...
Tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở Thuận Châu trong tổng thể nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, ta thấy rõ hơn đó là nền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, hòa nhập với thiên nhiên, mang tính cộng đồng sâu đâm, có truyền thống lâu đời. Nền văn hóa đó ra đời cùng với quá trình người Thái thiên di và lập bản mường tại những nơi mà họ sinh sống.
3. Ngày nay, đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận Châu đã và đang có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây làng, bản, tiểu khu văn hóa đạt được nhiều thành tựu, đã góp phần tích đáng kể vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Nền văn hóa ấy không chỉ là chất dinh dưỡng nuôi sống và đảm bảo cho dân tộc Thái tồn tại và phát triển mà thế nữa nó còn tác động đến đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc anh em. Người Thái ở huyện Thuận Châu chiếm số lượng đông nhất so với các dân tộc trong vùng. Trong quá trình tồn tại và phát triển đã diễn ra sự giao lưu và ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa dân tộc Thái với nhóm cư dân thuộc ngữ hệ Môn – Khơ Me, giữa văn hóa dân tộc Thái với dân tộc Kinh và ngược lại. Dù đậm nhạt có khác nhau nhưng trong văn hóa của các dân tộc này đều có dấu ấn của văn hóa Thái. Có thể nói rằng sức lan tỏa của văn hóa dân tộc Thái đến các dân tộc khác trong vùng là rất lớn.
So với những đồng tộc cùng sinh sống trên mảnh đất tây Bắc và một số địa phương khác, người Thái ở Thuận Châu cũng có một số nét khác biệt về văn hóa truyền thống như về phong tục, tập quán, trang phục, nhà cửa. Chính sự khác biệt đó đã bổ sung, bồi đắp làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc Thái nói riêng, văn hóa Vệt Nam nói chung.
4. Với những giá trị văn hóa truyền thống của người Thái ở huyện Thuận Châu, nó được xem là nền tảng, tạo điều kiện thúc đẩy con người nơi đây phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
triển trong giai đoạn đất nước đổi mới. Bên cạnh những yếu tố tiến bộ, những giá trị văn hóa tốt đẹp, hỏi chúng ta cần phải kế tục, cải biên, phát huy và phát triển như các làn điệu dân ca, các lễ hội, các tác phẩm văn học nghệ thuật, sách viết bằng chữ Thái cổ, tục thờ cúng tổ tiên, các giá trị nghệ thuật trong kiến trúc nhà sàn, trang phục, một số nét đẹp trong tôn ti, trật tự, kỷ cương, luật lệ của bản mường... cũng có những yếu tố văn hóa gây cản trở cho sự phát triển của xã hội cần phải loại bỏ như mê tín dị đoan, chữa bệnh bằng bùa chú, cúng bái... Vấn đề là chúng ta cần nhận ra trong đời sống của người Thái nơi đây những mặt tốt, những nét đẹp văn hóa để bảo tồn và phát huy, còn những mặt xấu, mặt hạn chế thì tìm cách loại trừ.
Văn kiện Đại hội Đảng khóa VIII, IX, X đã nhấn mạnh quan điểm xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới. Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với những chính sách đúng đắn, thiết thực của Đảng và Nhà nước ta nhằm khôi phục, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người Tháinói chung, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của của người Thái ở huyện Thuận Châu đã đạt được một số thành tựu nhất định, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên