Nghệ thuật trang trí điêu khắc gỗ, đan, mây, tre, giang

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 110)

6. Bố cục của luận văn

2.6.1. Nghệ thuật trang trí điêu khắc gỗ, đan, mây, tre, giang

Họa tiết hoa văn trên gỗ của người Thái mang tên “Khau cút”, treo ở đầu hồi nhà sàn của người Thái là điển hình nhất của họa tiết điêu khắc gỗ. Ngày xưa, người Thái vốn cư trú ở vùng “Xip xoong păn na” thuộc Vân Nam, Trung Quốc. Do giặc Hán đến xâm chiếm, nên tổ tiên của người Thái đã tiến hành những cuộc đại thiên di để tìm vùng đất cư trú mới. Trong những đợt thiên di ấy họ không thể cùng một lúc cả bản mường, họ hàng đi được, mà phải tách ra mỗi người một hướng để tránh sự tàn sát của kẻ thù và cũng là để duy trì giống nòi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sau này khi đã ổn định ở một nơi ở mới, họ vẫn có thể tìm thấy và nhận ra nhau. Ngày họ quyết định ra đi là ngày có trăng khuyết. Họ nhìn mặt trăng khuyết ở cuối dãy núi và hẹn nhau nếu đến phương đất nào khi làm nhà phải dựng trên nóc nhà hình mặt trăng khuyết để nhận ra đồng tộc của mình. Và cái dấu mặt trăng khuyết đó tiếng Thái đọc là Khau Cút.

Từ đó Khau Cút trở thành nghệ thuật trang trí trên ngôi nhà sàn của người Thái. Trước kia Khau Cút được trang trí giống nhau ở tất cả các ngôi nhà sàn, nhưng về sau đã bị giai cấp hóa đi, chính vì thế có thời chỉ cần nhìn vào bộ trang trí này mà biết được vị trí xã hội của chủ nhà. Nhà nghèo thì “Cút” được trang trí ít hơn nhà giàu, địa vị xã hội cao như nhà tạo bản, phìa thì Khau Cút rất đẹp.

Họa tiết điêu khắc gỗ còn được thể hiện trên khung và tấm chắn cửa sổ. Trên đó có thể thấy các hình tượng mang tên “Hua lông” (Đầu rồng), “Me én” (Chim én), “Nộc cốt căm” (Phượng hoàng), “Bók tạ vên” (Hoa mặt trời), hoa ban cùng nhiều loại hoa lá, cỏ cây khác...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiếp theo là các họa tiết dược trang trí trên các đồ dùng, đồ đựng đan bằng mây, tre, giang. Các mẫu hoa văn hoa văn có rất nhiều hình thù khác nhau như hình con thú, hình con chim, cỏ cây, quả trám... gọi chung là hoa văn “lải ăm”. [67;208]

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 110)