6. Bố cục của luận văn
2.1.2. Quan niệm về Then và tín ngƣỡng “Phi Then”
Theo quan niệm của người Thái thì ngoài mường, bản của con người còn có một mường khác đó là Mường trời, còn gọi là Mường Phạ, trong đó Phi Then làm chủ, nên gọi là Mường Then (Mường trời), bao gồm:
Đẳm Đoi
Là nơi quần tụ của loài Phi do người chết biến thành. Đoi là tư thế đặt
người chết. Ngoài quý tộc gửi linh hồn trong giấc ngủ ngàn thu, do Then Thóng trông coi (Then Thóng là vị Then trông coi một nửa cõi trời), vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các linh hồn sau sau khi thoát khỏi thể xác biến thành Phi lên Mường Phạ phải đến trình diện Then Thóng. Sau đó vị then này sẽ phân người đó về dòng họ của mình rồi xếp vào Đẳm và vĩnh viễn trở thành Phi Đẳm (Ma tổ tiên). Đặc biệt hồn người chết trên trời chỉ có một vợ một chồng chứ không có chế độ đa thê, vì vậy vợ lẽ sau khi chết coi như không có chồng.
Như vậy khi con người còn sống thì cư trú trong đơn vị bản, mường mang tính xã hội cộng đồng, khi chết thì theo huyết thống, theo thể thức cơ bản của gia đình phụ hệ. [54;27]
Mường Then hịt – Mường Then hạy
Là Mường tượng trưng cho sự nghèo túng, sự đau khổ...
Trong Mường Then này có các mường nhỏ khác như “Mường Kló - Klai” dành cho những người độc thân, không có vợ hoặc chồng. Khi chết họ trú ngụ ở mường này, họ tượng trưng cho sự đau khổ, luyến tiếc cuộc đời và là “Phi phải tồn tại vĩnh viễn trong tiếng khóc”. Một mường nhỏ khác gọi là “Mường Ha, Mường Pái” dành cho người chết vì bệnh tả, lị, chết khi sinh nở, bị cướp, bị đánh đập...[65;450]
Mường Phi Cướt
Đứng đầu Mường này là một Phi gọi là “Tạo lan cướt”. Đây là mường dành cho linh hồn trẻ con chết non, chết bất đắc kì tử gọi là “Khuôn nối” (Hồn xấu), phải đi lang thang tự kiếm ăn và không ai thờ cúng.
Vùng Liên pán Luông
Là nơi dành cho những người có họ quý tộc gửi linh hồn. Những linh hồn này không phải làm gì mà vẫn sống và hưởng thụ đầy đủ:
“Mường không làm cũng có ăn Nơi không buôn bán vẫn đầy Ước ăn cơm, cơm tự đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ước ăn cá, cá tự lại
Đồ chõ xôi không cần quạt Chải tóc không cần búi Gió thổi khắc búi to
Mường không nóng không lạnh Mường trẻ mãi không già
Sớm chiều có bạn chung gối kề bên Ba mươi hồn chồm chỗm...”
[46;23]
Trong khi đó Đẳm đoi chỉ là:
“...Đẳm đoi đặt ở góc trời Tiếng gà gáy góc mường then Làm nhiều được ăn ít
Người già cũng như rượu biếu nhạt...”
[46;24]
Mường Then
Là một cõi mường rộng lớn bao gồm rất nhiều Then, mỗi Then có một chức năng và nhiệm vụ riêng. Theo người Thái có 12 vị đứng đầu, được gọi là “Then ngồi trên giường” (Xíp xong then năng chong) và 22 then khác phải đứng dưới chầu chực, giúp việc gọi là “Then anh em” (Xíp xong then pi nọng) gồm:
Then Luông (Then lớn): là vị thần đứng đầu Mường trời, tượng trưng cho quyền lực của xã hội.
Then Chăng – Then Bun: biểu tượng tạo nên hạnh phúc và công danh của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Then Hịt – Then Hạy: biểu tượng đối lập với Then Chăng – Then Bun về mặt địa vị xã hội. Then Hịt – Then Hạy tạo ra sự nghèo hèn đau khổ, sa cơ lỡ vận của con người trên trần gian.
Then Kho – Then Khok: là vị thần tạo ra sự sống cho con người.
Then Xội: là vị thần trừng trị những kẻ tội lỗi làm những việc trái với hành vi đạo đức của con người.
Then Có: là then đúc người, giúp việc cho Then là những bà “bẩu”, giống như khái niệm bà mụ của người Kinh.
Then Chất – Then Chát: là Then quy định tuổi thọ của con người, Then này có cuốn sổ “Hươn then” (Nhà then), ghi rõ tên tuổi, địa vị và hạn sống của từng con người trên trần gian. Giúp việc cho Then Chất – Then Chát là Then Thươk – vị thần có nhiệm vụ lôi linh hồn rời khỏi thể xác, nếu như linh hồn còn chần chừ thì thần ghi lại sổ nếu như muốn cho ai sống thêm.
Then Vi: là vị thần tạo ra sự hòa bình, yên ổn cho cuộc sống của con người.
Then Chương: là vị thần duy nhất có nguồn gốc ở trần gian, đã đánh thắng các vị then ở trên trời. Sau đó nhận lời với Then Luông làm Then trên trời, vị thần này là biểu tượng của chiến tranh.
Then Hung – Then Khao (thần sáng, thần tối): tạo ra các hiện tượng ngày và đêm, mưa nắng, bão, sấm, sét.
Then Xích: là vị then nhận những linh hồn đã chết.
Có thể nói rằng tín ngưỡng của người Thái nói chung, trong đó có Thái Thuận Châu, là một hệ thống tín ngưỡng khá phong phú mang những sắc thái độc đáo. Hệ thống tín ngưỡng này ra đời, phát triển trên nền tảng văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước trong cac lòng thung lũng, cùng với sự hình thành, phát triển hình thái xã hội theo cơ cấu bản mường. Đây cũng là nét đặc trưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cơ bản cấu tạo và chi phối tâm linh văn hóa Thái. Những quan niệm về vũ trụ, về con người cũng như tín ngưỡng Thái đều xoay quanh thuyết linh hồn, điều đó phản ánh trung thực những hạn chế trong nhận thức của người Thái xa xưa. Sự hạn chế đó đã bị các thế lực thống trị lợi dụng, lừa bịp nhân dân nhằm củng cố địa vị của mình. Bọn chúa đất, tạo phìa đã làm cho người Thái tin rằng chúng là con cháu của Then Luông, được Then Luông cử xuống trần gian, thay mặt Then cai quản nhân dân lao động. Trong quan niệm cổ truyền của dân tộc Thái, những người lao động chỉ là con cháu của những người sinh ra từ quả bầu, còn Phìa tạo sinh ra từ trên trời. Do đó trong xã hội Thái trước đây, bọn chúa đất, phìa tạo được coi như thần thánh, ai đụng đến lực lượng này là đụng đến vận mệnh của bản mường.
Sau năm 1954, quan niện trên không còn. Tuy nhiên những ảnh hưởng đến tập tục tín ngưỡng trước đây vẫn còn, nhiều bản, nhiều người còn tin vào ma quỷ, thần thánh như khi ốm đau hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống họ thường tổ chức cúng tế. Điểm đáng lưu ý là tín ngưỡng của người Thái luôn giữ được nét riêng của mình. Từ khi người Thái thiên di đến Thuận Châu đến nay, hệ thống tín ngưỡng này vẫn tồn tại với sức sống kì lạ. Điều này cũng giải thích vì sao trong lịch sử của mình, người Thái không theo một tôn giáo nào.