Nghệ thuật múa hát, âm nhạc

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 111)

6. Bố cục của luận văn

2.6.3. Nghệ thuật múa hát, âm nhạc

Nghệ thuật múa dân gian của người Thái rất phong phú. Người Thái gọi múa là “Xé”, sau người Việt gọi là “Xòe”. Một trong những hình thức sinh hoạt văn nghệ phổ biến nhất của đồng bào dân tộc Thái là múa tập thể, mọi người cầm tay nhau thành vòng tròn để bước vào, lùi ra, uyển chuyển, đều đặn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

theo nhịp 2 – 4 của tiếng trống, tiếng chiêng. Trong khi múa người ta còn kết hợp với hát múa theo kiểu ứng thơ. Kiểu múa này được gọi là “Xe vong” (Múa vòng) thể hiện tính cộng đồng rất cao của cộng đồng người Thái. Tất cả mọi người, bất kể già trẻ, gái trai... đều có thể múa được.

Trải qua quá trình lao động, đấu tranh với thiên nhiên và xã hội, hình thức múa sơ khai trên đã phát triển thành các điệu múa mang tính tư tưởng, có chủ đề nhất định như: Múa khăn, múa nón, múa chai, múa mừng xuân... Họ múa trong những dịp lễ tết, hội, mừng được mùa, đặc biệt là trong những dịp bản mường tổ chức Xên Bản, Xên Mường.

Đế đầu thế kỷ XX, đã có những đội văn nghệ bán chuyên. Các đội văn nghệ này tuyển chọn các cô gái trẻ đẹp có năng khiếu gọi là “Xao Xé” (Gái xòe). Mỗi đội “Xao Xé” có từ 2 đến 4 nam giới gọi là “Báo khảu” chuyên chơi một loại nhạc cụ mang tên “Tính tảu” (Đàn bầu nậm). Sau năm 1945, các đội “Xao Xé” đổi thành đội xòe hay đội văn nghệ. Đây cũng là tổ chức tiền thân của đoàn văn công khu tự trị Tây Bắc trước đây và các tỉnh thuộc vùng miền có người Thái cư trú. [75;216]

Bên cạnh múa, ca hát và âm nhạc cũng là một môn nghệ thuật được người Thái ưa thích. Trong đời sống và sản xuất sinh hoạt, hát (người Thái gọi là “khắp”) đối với họ không thể thiếu được. Người ta nghe hát và hát cho mọi người nghe một cách say mê, qua hát người ta không chỉ biểu diễn để thưởng thức mà còn gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong đó.

Lối hát phổ biến, người Thái gọi là “Quan khắp” (hát thơ). Họ dùng thơ để hát, ứng khẩu thành thơ đồng nghĩa với hát. Ai biết làm thơ tất yếu sẽ biết hát, hoặc có thể nói rằng người Thái cứ hát là có thơ trong đó, người ta còn gọi là “Khắp bắc” (Tự nghĩ ra thơ để hát). Đến bất cứ cuộc vui nào, bất cứ nơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đâu, người Thái cũng thể cất giọng ca để ca ngợi bản mường, ca ngợi cộng đồng, những bài hát này cũng không hề được nghi chép lại.

Hát thơ cũng có rất nhiều làn điệu:

Hát thơ theo làn điệu “Khắp xư” (hát thơ theo nội dung truyện thơ); “Khắp báo xao” (Hát trai gái)...; “Khắp mo” là lời hát cuả thầy cúng mo dùng trong các lễ nghi và diễn ca sử thi “Tay pú xấc”; “Khắp một” (Những người hành nghề ma thuật dùng thanh nhạc để phô diễn sức mạnh) còn gọi là khắp “Một lao”.

Người Thái không chỉ dùng lời thơ tiếng hát mà còn dùng âm thanh hoặc nhịp điệu của các nhạc khí để thổ lộ tư tưởng, tình cảm của mình trên sự biểu diễn nhạc cụ. Nhạc cụ, nhạc khí của họ có thể chia làm 3 loại:

Nhạc khí có âm thanh phát ra từ tần số rung động của dây gồm nhạc kéo như chơi nhị “Xi Xlo” hay nhạc gảy “Tính tảu”, thường dùng để đệm cho hát múa...

Nhạc khí có âm thanh phát ra bởi sức rung của lưỡi lam – gọi tắt là nhạc lam. Loại nhạc khí này có hai loại: Thứ nhất, là đàn môi “Hứn” làm bằng lá đồng mỏng có dây buộc qua lỗ đục nhỏ một bên đầu. Khi chơi người ta dùng tay trái cầm nhạc cụ đặt lên môi và dùng tay phải cầm dây giật cho lưỡi lam rung phát ra những tiếng trầm, lúc khoan thai, khi giục giã, năn nỉ như lời thì thầm của những đôi trai gái yêu nhau. Hai là, nhạc lam lưỡi rung nhờ hơi thổi mang tên “Pí” (sáo) và “Ken” (Khèn bè). “Pí” có nhiều loại: Pí pặp, Pí một lao, Pí đôi, âm thanh của Pí pặp, Pí một lao là âm thanh đơn, còn Pí đôi có âm thanh vọng hơn, xa hơn.

Khác các nhạc cụ nhạc lam là các loại nhạc khí dùng hơi thổi qua lỗ khoét vào trong ống bầu cộng hưởng phát ra âm thanh gọi là nhạc hơi “Pi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiu”, âm thanh của loại nhạc khí vừa giống tiếng tiêu, vừa giống tiếng sáo, tạo ra một làn điệu buồn, lắng đọng trong tâm hồn người nghe.

Ngoài các loại nhạc khí trên, khi thưởng thức âm nhạc, người Thái còn biết dùng bộ gõ để đệm. Bộ gõ bao gồm có trống, chiêng, chũm chọe và nhạc. Trống có hai loại, một loại gọi là “Cống” và một loại gọi là “Cọng”. Cống được đục bằng một thân cây gốc có chiều dài từ 80 đến 100 cm, đường kính mặt gốc từ 30 đến 50 cm, bịt bằng da trâu bò. “Cọng” là loại trống mang đậm màu sắc tâm linh còn gọi là “Cọng mương”, được sử dụng trong lễ “cúng thần thiêng của Mường”. Loại trống này được phép đánh khi Bản, Mường có cúng tế, vui chơi hội hè hoặc tang lễ. Âm thanh của “Cọng” nghe gọn, trong và xa hơn của “Cống”.

Chiêng (Cọng) là loại nhạc cụ đúc bằng đồng, mua của người Kinh. Bộ chiêng của người Thái gồm 3 chiếc, một chiếc có thanh trầm gọi là “Tô mé” (Con mái) và một chiếc thanh cao gọi là “Tô po” (Con trống). Nhiều khi người ta cúng dùng tới 3 chiếc, có thêm thanh giữa gọi là “Tu lụ” (Con con).

Chũm, chọe (Xèng) cũng được đúc bằng đồng. [67;324-327]

Bộ gõ trống, chiêng, chũm, chọe được phối kết hợp với nhau tạo ra một âm hưởng của bộ gõ rộn ràng, sinh động lôi cuốn, thu hút mọi người tham gia vào hoạt động vui chơi.

Về nhạc “Mák hính” được họ sâu lại thành chùm đeo tên ngón tay, hát nhịp theo hát then hay múa xòe. Khúc nhạc nhịp nhàng sôi động, vừa tươi vui, vừa hấp dẫn người xem.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 111)