Văn học dân gian truyền miệng

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 100)

6. Bố cục của luận văn

2.5.2. Văn học dân gian truyền miệng

Cũng như các dân tộc khác khi chưa có chữ viết, những thành tựu văn học dân của người Thái ở Thuận Châu được lưu truyền lại cho đời sau bằng phương pháp truyền miệng, có thể phân thành 3 thể loại như sau: Thần thoại, cổ tích, tục ngữ và dân ca.

Thần thoại

Trong nền văn học dân gian Thái, thần thoại chiếm một vị trí khá quan trọng. Nó là loại truyện nhằm giải đáp về thề giới tự nhiên và con người theo quan niệm sơ khai. Thần thoại Thái mang dấu ấn của những quan hệ giữa con người với tự nhiên rất xa xưa.

Lịch sử của người Thái đã có hàng chục thế kỉ sống với rừng, núi, sông và các thung lũng lòng chảo. Thiên nhiên ở vùng Tây Bắc có lúc rất khắc nghiệt, có lúc lại tỏ ra phóng khoáng, hiền hòa với cuôc sống của con người. Người Thái đã tích lũy được một số kinh nghiệm để thích nghi với tự nhiên và chinh phục tự nhiên. Trên cơ sở đó những câu chuyện thần thoại dân gian nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên đã xuất hiện. Những ý niệm siêu nhiên về nguồn gốc trời đất, loài người hoặc về căn nguyên của sự sống và cõi chết... đã được giải thích bằng các truyện thần thoại. Hầu hết thế giới tự nhiên trong các cốt truyện thần thoại đều được nhân hóa: “...thủa xưa, muôn loài đều biết nói, đỉa vắt biết mở miệng kêu than. Rái cá biết trả lời. Nai, hoẵng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nói giống người. Chim ưng biết kể chuyện. Người định giết, vật van lạy. Người định chặt, cây kêu xin. Chặt cây, cây chảy máu như người”. [48]

Người Thái xưa gán cho vật sự sống như con người, nhưng qua các cốt truyện, ranh giới giữa người và vật được định ra rõ rệt. Ranh giới ấy chính là trí khôn. Trong cốt truyện có nhan đề “Khóc then” đã kết thúc bằng một đoạn kể:

“...Từ đó Then (Trời) đã cho người một cái “tinh” khiến cho muôn vật thấy người mà kinh hoàng lẩn trốn, người có quyền giết tất cả giống vật để ăn thịt... và do đó ngày nay mọi vật trên trần gian đều phải thua người”. [48]

Người Thái quan niệm ở trong lòng đất cũng là một thế giới của sự sống – thế giới của “Phi lông kín”. Đó là những trẻ nhỏ có thân hình bé xíu, chỉ bằng đầu ngón tay út, thắt bao dao vào dưới mắt cá chân. Thỉnh thoảng chúng xuất hiện ở trên mặt đất dưới dạng vô hình. Người ta nhận ra nó khi bọn trẻ chơi đùa một mình ở dưới đất, ngoài sân hay bóng cây hoặc cũng có thể nhận ra chúng khi đánh rơi chiếc đũa xuống gầm sàn, qua một đêm đến sáng không còn tìm thấy chiếc đũa nữa. Người ta cho rằng “Phi lông kín” đã lấy để đi làm cột nhà dưới lòng đất, bởi vậy người ta không hay nhặt đũa rơi là vì lẽ đó. [65;441]

Ở dưới nước theo quan niệm của người Thái xưa kia là thế giới của vua thuồng luồng, tiếng Thái gọi là “chẩu pua ngựak”. Tương tự như các truyện vua Thủy tề ở dưới xuôi của người Kinh, người Thái cũng cho rằng dưới nước có một thế giới người do vua thuồng luồng hóa phép. Vua thuồng luồng thường sinh ra những chàng trai tuấn tú hiện lên để kết duyên cùng các cô gái có nhan sắc trên trần gian hoặc ngược lại. Nhưng hầu hết các truyện kể bao giờ cũng kết thúc bằng một tấm bi thảm của số phận, sự tan vỡ của đôi lứa:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình là con thuồng luồng, hoảng hốt phải đâm bổ về nhà ngay tức khắc. Ngờ đau ngôi nhà nguy nga của vua thuồng luồng cho lại hóa ra túp lều rách nát, hay những gốc cây khô héo với tháng ngày như xưa. Con người ấy lại phải tiếp tục sống trong sự thiếu thốn nghèo khổ của kiếp người”. [65;443]

Thế giới của bầu trời là các vị “Xo Công” khổng lồ, họ chính là những vị thần tạo ra trăng, sao, mây, trời, đất, cây cỏ... Đây chính là biểu hiện tư duy về quá trình hình thành vũ trụ trong buổi đầu sơ khai của người Thái.

Sức mạnh của con người được điển hình hóa trong thần thoại của họ, vị thần nông “Ải lậc cậc” đã khai thiên lập địa tạo nên những đồng lúa phì nhiêu với những chõ xôi nếp thơm ngon làm cho các gia đình đoàn tụ đầm ấm, không phải sống cảnh “nay gốc cây, mai khóm chuối, hang đá, lang thang như bầy thú...”.

Những khái niệm thế giới ở phía dưới cõi trời, người Thái gọi là “Toọng Phạ” (Mặt đất). Đứng ở “Toọng Phạ”, người ta có thể nhìn thấy mặt trời, mặt trăng, những vì sao sáng, những áng mây và cả bầu trời. Những truyện thần thoại xoay quanh thế giới “Toọng Phạ” có tên là “Phi da bôm da bai”. Truyện kể về những mụ đàn bà độc ác có thân hình kì quái thường làm hại con người, tuy nhiên bao giờ nó cũng thua trí khôn của con người. [65;444]

Vượt lên trên thế giới “Toọng Phạ” là thế giới của “Then” (Trời), đấng sáng tạo ra thiên nhiên.

Truyện thần thoại của người Thái không những mô tả về sự chiến thắng của con người đối với các lực lượng tự nhiên mà cũng có những câu truyện mang nội dung tình cảm, về mối quan hệ giữa người với người, tình yêu và cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Truyện cổ tích của người Thái phản ánh khá rõ sự chiến thắng của người nghèo khổ với các thế lưc cường bạo, sự thắng lơi tất yếu cảu cái thiện đối với cái ác, nói lên điều mong ước cao đẹp của người lao động.

Ví dụ như truyện “Vua Ngạ, Vua Lộ, Vua Xư” là truyện điển hình cho

nội dung trên:

“...Ngạ là người không biết chữ, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Lộ, đặc biệt là Xư nên đã có một người vợ rất đẹp, lại có tài phép biến hóa... Biết Ngạ có vợ đẹp, nhà vua ở xứ đó bèn tìm cách chiếm đoạt. Đầu tiên vua đặt ra việc thi chọi trâu, Ngạ kể sự tình với vợ. Vợ Ngạ tài giỏ phép bèn hóa phép con hùm thành con nghé gầy còm đưa cho chồng đi chọi. Những người quý phái đã cười rộ lên khi thấy con nghé gầy còm của Ngạ và con trâu mộng khỏe nhất thiên hạ của nhà vua. Nhưng cuộc chọi trâu mới chỉ bắt đầu trong phút chốc thì trâu mộng của nhà vua bị nghé gầy còm của Ngạ cắn gãy cẳng gục xuống.

Vua lại đặt ra việc chọi gà. Ngạ về nhà vừa khóc vừa kể sự tình với vợ. Vợ Ngạ bèn hóa phép cho cáo biến thành gà trống đưa cho chồng đi chọi gà to nặng ngàn cân của vua. Nhưng cuối cùng thì gà của Ngạ cũng thắng. Nhà vua tức khí bày tiếp ra trò chọi Nạn (con ngan). Ngạ lại trở về vừa khóc vừa kể sự tình với vợ. Vợ Ngạ lại giúp chồng biến khẩu súng hỏa mai thành con Nạn. Sau cuộc đấu, Nạn của Ngạ đã thắng, ông vua gian ác bị chết, từ đó Ngạ được làm vua xứ đó”. [66;451]

“Hiên Hom” là truyện kể về mối tình bi thảm của đôi trai gái người Thái vùng Tông Lạnh (Thuận Châu – Sơn La).

Chàng tên là Cầm Đôi, nàng tên là Hiên Hom. Hiên Hom là người con gái đẹp người, đẹp nết. Bao nhiêu chàng trai khắp vùng đem lòng yêu mến, muốn kết duyên cùng nàng, nhưng vẫn chưa có ai lọt vào mắt xanh của nàng. Rồi một buổi tối trên Hạn Khuống, nàng đã gặp Cầm Đôi. Thế là mối tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giữa nàng và chàng đã nảy nở. Họ yêu nhau tha thiết, đắm say ròng rã sáu năm liền, nhưng gia đình hai bên không hề biết. Cuối cùng việc gì phải đến đã đến, nàng đã có thai với chàng. Nghe theo lời khuyên của người yêu, nàng đã đến thú thực cùng với cha mẹ và được cha mẹ thương cảm cho sự việc đã rồi. Cầm Đôi cũng xin cha mẹ để được cưới Hiên Hom làm vợ, nhưng chàng đã bị cha mẹ và họ hàng phản đối quyết liệt. Bất lực trước sự ngăn cấm của gia đình, chàng quyết định bỏ nhà đi “quang cún” (đi lang thang), hẹn với Hiên Hom sau ba năm, khi cha mẹ hết giận sẽ trở về cưới nàng.

Chàng đã đi hết bản này qua mường khác, qua Mường Kim đến Mường Than, qua Mường So đến Mường Là… Chàng đã gặp nhiều cô gái Thái, gái Lào, gái Lự…, cô nào cũng xinh đẹp, cũng khôn khéo và cũng mến yêu chàng. Nhưng trong lòng chàng chỉ có mỗi Hiên Hom.

Sáu tháng qua đi, không thấy tin tức gì về chàng, Hiên Hom khóc than, tuyệt vọng và thắt cổ tự tử. Gia đình và dân bản đến làm ma cho nàng nhưng một việc kỳ lạ đã xảy ra. Khi định đưa thi hài nàng đi chôn cất thì thi hài dính chặt vào đệm, đệm lại dính chặt xuống sàn, xuống nhà… không thể mang đi được. Cuối cùng cả bản phải bỏ đi ở nơi khác.

Đang trên đường, Cầm Đôi bỗng thấy nhiều điềm gở, chàng đã đã quyết định quay về. Khi qua bản của Hiên Hom, chàng vẫn thấy cảnh vật như xưa, vẫn thấy nàng ra chào và hẹn chàng đến chơi. Về đến nhà, cha mẹ chàng nói Hiên Hom đã chết, chàng vẫn không tin và ngay tối hôm đó chàng đã đến gặp Hiên Hom. Hai người nói chuyện vui vẻ như xưa, nhưng về khuya chàng bỗng nghe tiếng ròi bọ cắn xương. Chàng chợt nghĩ hay Hiên Hom đã chết thật, đây chỉ là ma. Chàng sợ quá, tìm cách chạy chốn. Chàng xin đi tiểu nhưng Hiên Hom đã lấy dây buộc vào cổ tay chàng để khỏi chạy mất. Ra ngoài chàng vớ được quả bầu đựng nước, chàng tháo dây buộc vào quả bầu và dốc nghiêng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho nước chảy như người đang tiểu rồi chạy mất. Chờ mãi không thấy Cầm Đôi quay vào, Hiến Hom kéo dây chỉ thấy quả bầu nước. Biết chàng chạy chốn, Hiến Hom chạy đuổi theo. Cầm Đôi vội chạy vào rừng cây “nát” (một loại cây ma sợ) để chốn tránh. Hiên Hom không vào rừng cây “nát” được, chỉ đi vòng quanh. Đến trời sáng thì Hiên Hom phải quay về, lúc đó Cầm Đôi mới về nhà được…

Đến mùa ban nở, các cô gái trong bản rủ Cầm Đôi đi hái hoa. Hiên Hom thấy Cầm Đôi đang trên cành ban liền bay tới, mọi người chạy tán loạn. Cầm Đôi vội cởi chiếc áo chùm lên một cành ban rồi nhảy xuống và chạy chốn. Hiên Hom ôm choàng lấy cành ban chùm áo. Biết không phải chàng, Hiên Hom vội tìm và đuổi theo. Chàng chạy vào rừng và nhìn thấy một hốc cây liền chui vào đó. Một con cáo trong hốc cây bỗng nhảy ra. Hiên Hom tưởng Cầm Đôi vội ôm chầm lấy và hôn hít, khi bị cáo cào mặt mới biết là không phải chàng. Cầm Đôi lúc đó đã cao chạy xa bay. Về đến nhà, Cầm Đôi không dám bước ra khỏi nhà nữa.

Nhưng rồi ở nhà mãi không được, mùa làm ăn đã tới, Cầm Đôi phải đi ra đồng làm việc. Vừa đi làm được một lúc, Hiên Hom lại xuất hiện, may mà chàng còn kịp chạy về đến nhà. Cha mẹ Cầm Đôi đã nghĩ kế để bảo vệ con mình, họ đã lấy quần áo của Cầm Đôi mặc cho hình nộm bằng rơm cắm đầy chông nhọn rồi đem ra dựng ngoài đồng. Hiên Hom tưởng Cầm Đôi nên bay tới và ôm chặt lấy. Những mũi chông nhọn đã đâm vào người, vào mặt Hiên Hom, máu chảy nhuộm đỏ đất, cỏ cây, máu thấm vào áo chàng, quyện vào mùi mồ hôi của chàng. Nàng lại chết một lần nữa, hồn nàng bay lên trời, nhưng vẫn chờ Cầm Đôi để có ngày sum họp.

Cũng từ hôm đó, Cầm Đôi buồn chán tất cả, trong lòng chỉ còn nỗi xót thương cho mối tình của chàng và Hiên Hom. Chàng mệt mỏi, tinh thần sa sút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh ốm yếu. Cha mẹ chàng mời nhiều thầy cúng giỏi về chữa trị nhưng bệnh không giảm mà càng ngày càng nặng thêm, sau một năm thì chàng chết. Hồn chàng bay lên trời để tìm đến Hiên Hom.

Truyện cổ dân gian của người Thái còn có truyện cười và truyện ngụ ngôn. Phần lớn những truyện này mang nội dung khuyên răn hoặc vạch trần những thói hư tật xấu trái với đạo lý làm người. Ngoài ra cũng còn một số lượng khá lớn những sự tích cũng có thể gọi là tích truyện kể về nguồn gốc các địa danh (tên sông, tên núi, tên bản, tên mường).

Tục ngữ, dân ca

Tục ngữ, dân ca Thái là một kho tàng tư duy của nhân dân lao động, là tiếng nói của nhân dân, biểu hiện khá đầy đủ những phong tục, tập quán hay cuộc sống lao động, quan niệm về đạo lý làm người...

Trong quá trình chinh phục thiên nhiên, khai thác thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người, họ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm sản xuất:

“Dệt hay bốm chá Dệt rá bồm phản”.

(Làm nương ủ cành mục Làm ruộng ủ xá cày).

Ngay từ khi lọt lòng, hai tiếng “ruộng, nương” trong lời ru của những bà mẹ người Thái đã in sâu trong tâm hồn trẻ thơ:

“Ngủ đi, bé yêu ngủ ngon giấc Mẹ đi nương chưa về

Mẹ đi ruộng chưa lại Đồ xôi chín, đi nương Luộc gà chín, đi ruộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chị ở nhà canh cá mớm em Ngủ đi, bé yêu ngủ đi...”.

[65;454]

Những bài đồng dao của người Thái với lối văn dí dỏm, nhẹ nhàng hợp lứa tuổi, trẻ em Thái vừa chơi đùa vừa ca. Những bài đồng dao cũng nói lên một cách khái quát về cảnh sống của hai lớp người trong xã hội Thái xưa kia:

“Rướn người lên nhà ông Rướn người lên nhà quan

Nhà ông, nhà quan có chậu vàng, chậu bạc ngâm gạo Nhà mình chẳng có gì

Chỉ có nhựa để bắt chuồn chuồn

Chỉ có cứt gà sáp để quệt trên mũi...”. [65;455]

Đồng thời nói lên sự cảnh giác của nhân dân đối với bọn “phìa tạo”:

“Không muốn sẹo đừng trêu gấu Không muốn béo đừng trêu ong

Không muốn nghèo túng đừng trêu Tạo, trêu Phìa”. [65;459]

Hay trong quan hệ xã hội, tục ngữ Thái cũng đã tiêu chuẩn hóa bằng những mẫu người “Yêu mường, mến mường. Yêu dân, mến dân” (Hặc bản,

pánh nướng. Hặc dân, pánh pay).

Tục ngữ Thái nêu lên những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất con người. Họ quý những người chăm chỉ, ghét những kẻ ăn bám. Đối với người cùng cảnh ngộ phải có sự trân trọng, quý mến:

“Thấy người gánh nặng, chạy tới đỡ Thấy người gánh nhẹ, chạy tới nâng”.

Trong kho tàng dân gian Thái còn lưu truyền hàng ngàn câu ca dao, dân ca về tình yêu lứa đôi. Những lời đối đáp, những khúc hát trao duyên trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đêm lửa Hạn Khuống, trong những buổi hái hoa ban, lên nương, xuống ruộng của các chàng trai, cô gái Thái, là những lời trao gửi khát khao tình yêu lứa đôi cao đẹp, cuộc sống gia đình ấm êm, hạnh phúc. Tình yêu của trai gái Thái thật đắm say mãnh liệt, họ đến với nhau bất chấp hoàn cảnh khó khăn:

“Leo núi thấp coi trèo cành mơ Leo núi cao coi trèo cành bưởi”.

Chung thủy sắt son là một nét đẹp trong tình yêu đôi lứa, họ sẵn sàng chết để bảo vệ tình yêu:

“Bỏ tình thà bỏ cơm Bỏ nhau thà ăn lá ngón”.

Tình cảm vợ chồng cũng được ca dao, dân ca Thái đề cập tương đối nhiều. Gái yêu chồng:

“Không chê áo chồng chỉ đan chằng Không chê áo vá chịt, chỉ đan chéo Không chê lều lá ven khe”.

Về quan hệ gia đình: “Kin nậm đáy bó

Khửn pú đảy phó phương”.

(Uống nước phải nhớ nguồn Anh em không để mất lòng).

Như vậy kho tàng văn học dân gian của dân tộc Thái vô cùng phong phú,

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 100)