Chữ viết, lịch pháp và giáo dục

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 114)

6. Bố cục của luận văn

2.7. Chữ viết, lịch pháp và giáo dục

2.7.1. Chữ viết

Dân tộc Thái là một trong những dân tộc sớm có chữ viết. Theo học giả Phi-no (Pháp) chữ Thái có từ thế kỷ XI. Theo truyền thuyết của người Thái,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chữ Thái do ông Lò Lét an nha châu Mường Luông, Mường Muổi làm quan bên Lào vào cuối thế kỷ XIII đem về truyền bá trong cộng đồng người Thái. Theo một số cụ cao niên cho rằng, chữ Thái đã được cộng đồng người Thái học và sử dụng từ thế kỷ XIV. Chữ Thái cổ viết theo lối chữ Phạn với hình nét uyển chuyển, nhẹ nhàng, thanh thoát. Trước đây chữ Thái dùng để ghi chép lịch sử, truyện và luật lệ của bản, mường. Sau này trong quá trình thống trị, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách thu sách Thái cổ, cho nên sách chữ Thái cổ hầu như không còn. Bên cạnh đó chữ Thái từ lâu ít khi được sử dụng, người biết đọc chữ Thái, đặc biệt chữ Thái cổ còn rất ít.

Chữ Thái là một hệ thống văn tự ra đời khá sớm, song do hạn chế của thiết chế xã hội phong kiến Thái, trước đây chỉ có gia đình tạo phìa, chúa đất và mo mường mới học và sử dụng nên hệ thống văn tự không phát triển rộng rãi trong xã hội. Mặt khác do giáo dục ở Thuận Châu trong thời kỳ phong kiến hầu như không có, nên chữ Thái không có điều kiện phát triển. Hiện nay hầu như người Thái ở đây không biết đến loại chữ này. Song có thể nói rằng, chữ Thái là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Thái, nó là một trong những nguyên nhân trọng yếu khiến cho nền văn hóa Thái chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển văn hóa vùng Tây Bắc Việt Nam. Do đó việc bảo tồn, giữ gìn chữ Thái chính là bảo tồn tính bản sắc, tính dân tộc và tính độc đáo của văn hóa Việt Nam.

2.7.2. Lịch pháp

Đây là một trong những thành tựu văn hóa có ý nghĩa của dân tộc Thái. Từ xa xưa người Thái đã xây dựng lịch của dân tộc mình theo hệ thống can, chi như âm lịch, chỉ khác cách bố trí tháng. Tháng của lịch Thái chênh so với âm lịch là 6 tháng. Lịch Thái cũng gồm 10 can và 12 chi. Bên can có cáp (giáp); Hạp (ất), Hai (Bính), Mơng (Đinh), Pấc (Mậu), Cắt (Kỷ), Khắt (Canh),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Huộng (Tân), Tấu (Nhâm), Cá (Quý). Bên chi có Chảu (Tý), Pảu (Sửu), Nhỉ (Dần), Mẩu (Mão), Xi (Thìn), Xảu (Tị), Xin ga (Ngọ), Một (Mùi), Xăm (Thân), Hạu (Dậu), Mệt (Tuất), Cạu (Hợi), tương ứng với các con vật Chuột (Tu nu), Trâu (Tô quai), Hổ (Tô xưa), Mèo (Tô meo), Rồng (Tô luông), Rắn (Tô ngu). Tháng giêng lịch Thái tương đương với tháng 7 âm lịch.

Người Thái đã biết vận dụng lịch trong sản xuất nông nghiệp như sau:

Tháng lịch Thái Tháng lịch âm Công việc Tháng giêng Tháng hai Tháng ba Tháng tư Tháng năm Tháng sáu Tháng bảy Tháng tám Tháng chín Tháng mười Tháng 11 Tháng 12 Tháng bảy Tháng tám Tháng chín Tháng mười Tháng 11 Tháng 12 Tháng giêng Tháng hai Tháng ba Tháng tư Tháng năm Tháng sáu

Làm cỏ nương, tranh thủ cấy xong lúa mùa Thu lúa nương, tháo nước bắt cá ruộng Thu lúa ruộng, tổ chức lễ mừng cơm mới Tiếp tục thu lúa ruộng, Hội Hạn Khuống Xên bản, Xên mường, Hạn Khuống Hạn Khuống

Phát nương, gieo ngô sớm, Hạn Khuống Đốt nương, khai mương, đắp bờ, Hạn Khuống Tra lúa nương, cày bừa ruộng, ươm cá giống Làm cỏ nương, bừa ruộng mạ

Cầy lúa ruộng gần nguồn nước Cấy lúa ruộng xa nguồn nước

2.7.3. Giáo dục

Với quan điểm thực hiện chính sách ngu dân để dễ trị của các tầng lớp thống trị nên giáo dục ở Thuận Châu trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cực kỳ kém phát triển. Việc học của người Thái chỉ là học chữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thái và chỉ nằm trong phạm vi gia đình bọn quý tộc, chúa đất phìa tạo Suốt cả thời kỳ phong kiến ở đây không có trường học, không có người đỗ đạt.

2.8. Đặc điểm về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Thái ở huyện Thuận Châu (Sơn La) Thuận Châu (Sơn La)

Qua việc nghiên cứu những đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận Châu , có thể thấy nổi bật lên những đặc điểm sau:

Đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận Châu có truyền thống lâu đời. Nền văn hóa đó ra đời cùng với quá trình người Thái thiên di và lập bản mường tại những nơi mà họ sinh sống. Đó là một nền văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, hòa nhập với thiên nhiên, mang tính cộng đồng sâu đậm.

Tính cộng đồng là đặc trưng cơ bản của đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở huyện Thuận Châu trước Cách mạng tháng Tám 1945. Tính cộng đồng là chất xúc tác lên kết các thành viên trong bản mường lại với nhau. Trong các hoạt động kinh tế xã hội từ việc tổ chức làm mương, phai, nương rẫy, bàn việc cày cấy cho tới những hoạt động Xên Bản, Xên Mường, làm nhà, các sinh hoạt vui chơi, hội hè, đặc biệt là về văn nghệ thì tính cộng đồng luôn được thể hiện đậm nét. Đến bất kì một bản của người Thái nào ở huyện Thuận Châu cũng có những đội văn nghệ của bản, các thành viên tham gia trên tinh thần tự giác, nhiệt tình tập luyện và phục vụ đời sống tinh thần của bà con trong bản. Mọi hoạt động kinh tế, sinh hoạt tập thể của bản mường thường thu hút được tất cả các thành viên của cả bản tham gia trên tinh thần sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, nhất là lúc gặp khó khăn. Chính vì thế mà mọi người trong bản sống có tính tập thể cao, hòa mình vào cuộc sống chung để xây dựng làng bản và tạo dựng cuộc sống ấm no cho chính mình. Mọi người đều tuân thủ theo ý kiến của số đông, các mâu thuẫn dễ dàng được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giải quyết, ít có xung đột xảy ra. Cả bản mường là một khối thống nhất hòa đồng vào các hoạt động chung.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực dựa trên tính cộng đồng, trong làng bản của người Thái vẫn còn những hạn chế. Tất cả mọi người trong bản như hòa tan vào trong các mối quan hệ nhóm, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt là trong quan hệ dòng họ, gia đình. Những người có ý thức vươn lên thường bị coi là “chơi trội” và dễ bị tẩy chay. Tư tưởng này trước đây rất nặng nề, là một trong yếu tố gây nên sự bảo thủ, trì trệ, chậm phát triển trong xã hội người Thái trước đây. Mặt khác chính sự đồng nhất, tính cộng đồng đã dẫn đến tính ỷ lại, dựa vào tập thể. Ví dụ trong các việc lớn như làm nhà, tang ma... thì việc cả bản đến giúp đỡ là cần thiết, nhưng cũng chính vì đó mà tính dựa dẫm, ỷ lại có điều kiện phát triển dẫn đến sự lu mờ những nỗ lực cá nhân. Tính năng động, sáng tạo chính vì thế mà không được phát huy cao độ. [5;54]

Văn hóa tinh thần của người Thái Thuận Châu phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự phong phú, đa dạng đó được thể hiện trên tất cá các mặt của đời sống xã hội như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, văn học nghệ thuật, sinh hoạt xã hội...

Trong tín ngưỡng, tôn giáo, người Thái tuy không theo bất kì một tôn giáo nào nhưng họ lại có một hệ thống những tín ngưỡng dân gian phong phú và độc đáo. Họ cho rằng mọi vật đều có linh hồn, khi chết đi thì linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại trong thế giới “Phi”, thế giới Phi cũng có rất nhiều loại như “Phi Pá”, “Phi Khuôn”, “Phi Cướt”... những Phi này có thể là Phi tốt hoặc xấu, có thể phù hộ hay làm hại cho con người. Chính vì thế các hoạt động cúng tế liên quan đến tín ngưỡng thường rất được coi trọng trong xã hội người Thái như Xên Bản, Xên Mường, Xên Khuôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng như các dân tộc khác, luật tục Thái Thuận Châu không chỉ quan tâm đến việc trừng phạt tội ác, thi hành công lý mà hơn thế nữa đã quan tâm nhiều tới việc ngăn ngừa tội ác, khuyên răn, động viên con người làm điều tốt, nó còn là tấm gương phản chiếu nhiều mặt của đời sống như môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, luật pháp và đạo đức.

Trong tục tang ma và hôn nhân, sự phong phú và độc đáo được thể hiện trong các thủ tục, các nghi thức tiến hành của một đám cưới hay một đám tang. Nét độc đáo trong hôn nhân của người Thái mà ở các dân tộc khác không có đó chính là tục ở rể, tục “Tẳng cẩu”, hay tang ma khác với người Kinh khi trong gia đình có người chết thì một người trong họ hay người già có uy tín trong họ sẽ đứng ra lập ban lễ tang để tiến hành mọi nghi thức nhưng người Thái thì phải luôn có ông Mo và “Khươi Cuốc” (Rể gốc). Có như vậy tang lễ mới được tiến hành khẩn trương nhanh chóng.

Lễ hội của người Thái ở Thuận Châu cũng có nhiều loại: Lễ tết, lễ hội cộng đồng và lễ hội mang tính chất thờ cúng bản mường. Trong một năm người Thái tổ chức rất nhiều lễ hội và nội dung các lễ hội thường là cầu cúng cho bản mường được mưa thuận gió hòa, sản xuất được thuận lợi, mọi người được khỏe mạnh. Ngoài ra đây cũng là dịp để người dân tổ chức vui chơi, ca hát, cũng là nơi giao lưu tìm hiểu nhau của nam nữ thanh niên trong bản.

Là một dân tộc có tiếng nói và chữ viết riêng nên người Thái có một nền văn học nghệ thuật dân gian phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều hình thức thể hiện khác nhau như tục ngữ, dân ca, truyện cổ tích, tình ca, sử thi, các điệu múa xòa truyền thống... được lưu truyền trong dân gian từ đời này qua đời khác hay được ghi chép thành văn bản chữ Thái cổ. Nội dung các tác phẩm thường nói đến luật lệ của bản mường, luật tục, phương thức để tiến hành các nghi thức cộng đồng... Đây là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian quý báu không chỉ của riêng người Thái ở Thuận Châu mà còn cả của cộng đồng người Thái ở Việt Nam nói chung.

Tiểu kết chƣơng 2

Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, người Thái ở huyện Thuận Châu đã xây dựng cho mình một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng. Điều này được thể hiện qua những quan niệm của người Thái về tín ngưỡng, tôn giáo, về các cách thức, lễ nghi trong phong tục, tập quán, luật tục, lễ hội, một nền văn học và nghệ thuật dân gian đặc sắc. Đó chính là nền văn hóa đặc thù của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước mang tính cộng động đồng sâu đậm.

Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI THÁI Ở HUYỆN THUẬN CHÂU (SƠN LA)

3.1. Những biến đổi về phong tục, tập quán của ngƣời Thái ở huyện Thuận Châu (Sơn La) hiện nay Thuận Châu (Sơn La) hiện nay

Những gì được coi là văn hoá truyền thống, nó đều có sự biến đổi theo thời gian và không gian. Qua sự biến đổi ấy nó đã tự gạn đục khơi trong để có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá trị văn hoá đích thực phù hợp với thời đại mà con người đang sống, làm ra nó, hưởng thụ nó và tôn vinh để nó trường tồn, bất diệt.

Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, trong nền kinh tế thị trường, dưới sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc diễn ra mạnh mẽ và thường xuyên đã làm cho diện mạo văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam nói chung và dân tộc Thái ở Thuận Châu có sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ.

Trong hôn nhân: Người Thái rất coi trọng việc dựng vợ, gả chồng cho con cái, đó là công việc hệ trọng của một đời người. Chính vì vậy việc cưới xin của họ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục như: Dạm hỏi, ăn hỏi, ở rể, làm lễ “Tẳng cẩu”... Ngày nay do việc tiếp xúc, giao lưu, học tập những tiến bộ trong lối sống văn hóa mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, nhiều đám cưới của người Thái đã được thực hiện theo cách thức của đời sống văn hóa mới, các thủ tục, lễ nghi có phần gọn nhẹ và tiết kiệm hơn trước:

Lễ Dạm hỏi không cần phải nhờ đến ông bà mối nữa mà bố mẹ hoặc chú bác bên nhà trai trực tiếp làm chủ lễ dạm hỏi. Sau khi đôi nam nữ tìm hiểu đi đến hôn nhân, đoàn nhà trai gồm đủ thành phần cả họ bố, họ mẹ đến làm lễ ăn hỏi và hẹn ngày làm đăng ký kết hôn, làm lễ “Tằng cẩu”. Việc này được thực hiện ngay tại Ủy ban Nhân dân xã, đôi vợ chồng trẻ được nghe một đoạn về luật hôn nhân, gia đình…

Ngày nay do thực tế đời sống người con trai không thể ở rể như trước bởi họ là cán bộ công nhân viên chức, làm nghĩa vụ quân sự… hoặc do phong trào giãn hộ tách bản để làm kinh tế theo hộ gia đình, nên việc ở rể tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, có khi chỉ là một, hai tháng, một hai tuần và việc cưới xin chỉ thực hiện 1 lần, chú rể chỉ đến nhà vợ ở một tháng hay một tuần người ta tổ chức lễ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cưới đón cô dâu về nhà chồng, nghi lễ cũng ngắn gọn hơn, những hình thức vẫn là nhà trai đem vật phẩm đến tặng nhà gái. Việc cúng lễ tổ tiên chấp nhận cô dâu mới ngắn gọn, việc ăn uống tuy đông đúc nhưng không xa hoa lãng phí mà mang một nét ẩm thực độc đáo, một tục lễ uống rượu cần và rượu chai hết sức văn hoá, tuy có say nhưng người ta chỉ hát, múa, thể hiện sự mừng vui, thắt chặt tình làng xóm, họ tộc, không làm điều sai trái.

“Ca hua” (giá của người con gái) được đặt ra không nhiều so với trước. Tục thách cưới bằng bạc trắng đã bỏ hẳn. Tuy nhiên đây là vấn đề rất tế nhị, vì người Thái quan niệm rằng “Ca hua” chính là sự trả công nuôi dạy người con gái, vì vậy dù ít hay nhiều thì vẫn phải có.

Sau khi thành vợ chồng, việc “Tẳng cảu” cũng không còn bắt buộc. Quà tặng của người con dâu đối với nhà chồng ngày nay cũng không còn là gánh nặng và nỗi lo toan của người con gái trước khi đi lấy chồng. Quà tặng bây giờ có thể mua sắm ở chợ mà không mất thời gian thêu dệt. Việc tổ chức ăn uống linh đình cũng đã giảm và thời gian tổ chức một đám cưới cũng rút ngắn, có khi chỉ còn nửa ngày hoặc một ngày.

Qua việc cải biến về tục cưới xin của người Thái ở Thuận Châu, ta thấy: việc cưới hỏi không chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất và làm cho trai gái thành vợ thành chồng gắn bó sinh sống, nối dõi tông đường, mà nó còn nhằm vào một mục đích cao cả nữa là giúp cho đôi vợ chồng ấy có đủ cơ sở vững chắc về kinh tế, khing phải chịu những gánh nặng nợ nần, đủ bản lĩnh và thói quen, kinh nghiệm sản xuất, văn hoá ứng xử sao cho trọn vẹn đạo lý làm người, mà sống suốt đời hạnh phúc góp phần xây dựng họ tộc và cộng đồng, duy trì những giá trị tập quán văn hoá. Đồng thời cũng thể hiện rõ nét tinh thần trách nhiệm của cha, mẹ họ tộc trước hôn nhân của thế hệ trẻ, mà không hề mất đi tính tự do trường tồn cho đế tận ngày nay, những cải biến chỉ là để

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 114)