Thờ cúng trời đất, mƣờng bản

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 49)

6. Bố cục của luận văn

2.1.3.1. Thờ cúng trời đất, mƣờng bản

Người Thái gọi thờ cúng là “Xên”, thờ cúng trời đất, mường, bản gọi là “Xên Mường”, “Xên Bản” gắn liền với lễ hội “Xên Mường”, “Xên Bản”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lễ “Xên Mường”, “Xên Bản”còn gọi là lễ cúng mường, cúng bản, trước đây cứ 2 năm tổ chức 1 lần vào dịp năm hết, Tết đến, thu hoạch xong mùa màng với quan niệm của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc là cầu cho vạn vật bảo vệ con người, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản mường đoàn kết vượt khó khăn, giúp nhau xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Lễ hội này gắn liền gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng ma bản, ma mường. Vật thờ của bản, mường người Thái là một cây to nhất trong bản gọi là cây chủ “lắc mường”. Lễ hội kéo dài từ 3 đến 5 ngày với sự tham gia đầy đủ của bản mường. Trong những ngày diễn ra lễ hội, mọi công việc lao động như dệt vải, lấy nước, đi săn... đều phải gác lại. Nếu trong mường, trong bản có người chết thì cũng không được phát tang, phải chờ tổ chức xong lễ hội gia đình mới được phát tang.

Ngày tổ chức lễ hội Xên Mường do Chẩu mường (Chúa đất của mường) và ông Mo mường quyết định. Những ngày đó, mọi lối vào mường đều được rào kỹ, các lối đi đều đan phên 9 mắt, bôi tiết trâu bò, dê hoặc cài cành lá xanh lên đó nhằm không cho người lạ đến mường, trong quan niệm của người Thái nếu để cho người lạ đến sẽ làm cho buổi lễ không còn linh thiêng nữa.

Địa điểm chọn lễ cúng mường thường là tại một cánh rừng già được gọi là “Đông Xên”. Lễ vật để tổ chức buổi lễ lấy từ sự đóng góp của nhân dân, gồm mổ trâu, lợn, gà, sản vật, thóc gạo, hoa quả...

Đứng đầu trong lễ hội Xên Mường là Chẩu mường cùng với hệ thống Mo mường và những người cao niên là đàn ông của mường. Thay mặt cho cả mường, Chẩu mường cúng vái trời đất, thần thánh và tổ tiên của mường, cầu khấn cho mọi việc của bản mường luôn được như ý, cấy ruộng được nhiều lúa, trồng nương được nhiều ngô, gầm sàn nhiều gà, vịt, trâu, lợn... Trên bàn cúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bao giờ cũng đặt chiếc áo của Chẩu mường hoặc tạo phìa tượng trưng cho hồn người đứng đầu mường, bản.

Sau lễ cúng của Chẩu mường, hệ thống Mo mường thay nhau đọc các bài mo và dẫn lễ, nội dung của các bài mo là diễn lại lịch sử phát triển của mường, các bài mo này thường kèm theo những động tác múa cúng minh họa, gọi “mời” các vị thần linh như thần sông, thần núi, thần thổ địa, thần cai quản ruộng nương, vùng miền, các linh hồn người có công dựng bản mường, đất nước và những linh hồn của những người trong bản mường đã mất về dự, “ăn”, nhận các lễ vật do bản mường, con cháu dâng lễ.

Phần hội được diễn ra ngay sau khi phần cúng lễ kết thúc, gồm các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, bắn nỏ, múa xoè bên đống lửa, thăm hỏi, chúc tụng nhau. Trong những ngày lễ hội này, cả mường ăn uống linh đình, vừa ăn uống vừa ca hát vui vẻ.

Sau lễ Xên Mường là lễ hội Xên Bản do các bản tự tổ chức, lễ này với quy mô nhỏ hơn, từ 1 đến 2 ngày với mục đích và cách thức tổ chức giống như lễ hội Xên Mường, song chỉ trong phạm vi của một bản.

Có thể nói rằng lễ hội Xên Mường, Xên Bản của người Thái gần giống với hội làng của người Việt. Lễ hội này về danh nghĩa phục vụ cho chúa đất, song thực chất đây là lễ hội cầu mùa lớn nhất của dân tộc Thái, gắn liền với đời sống của những cư dân nông nghiệp, đó là nghi lễ cầu khẩn các hiện tượng tự nhiên thông qua các nghi lễ tôn giáo. Bên cạnh những hạn chế như tổ chức rườm rà, tốn kém thì lễ hội này thực sự là một nét sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa tích cực. Qua lễ hội, đã giáo dục cho con người tình yêu lao động, củng cố ý thức công đồng.

Tục “Xên Mường, Xên Bản” vừa thể hiện khát vọng của con người về một cuộc sống bình yên, vừa là dịp để người dân trong bản được vui chơi lành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mạnh tring dịp đầu xuân năm mới, tạo được không khí phấn khởi để chuẩn bị bước vào lao động sản xuất.

Sau năm 1954, lễ hội Xên Bản, Xên Mường hầu như đã vắng bóng, không tồn tại trong cơ cấu thiết chế của xã hội mới. Bản thân lễ hội này là một trong những yếu tố cấu thành nền văn hóa dan gian Thái, nên việc khôi phục, giữ gìn và phát huy là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)