Thờ cúng tổ tiên

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 52)

6. Bố cục của luận văn

2.1.3.2.Thờ cúng tổ tiên

Nghi thức thờ cúng thường xuyên mang tên “Pạt tông”

Lễ này được tiến hành sau khi gia đình có người chết được 10 ngày. Với gia đình thuộc họ bình dân, lễ được tiến hành vào một buổi sáng trong chu kì

can tức 10 ngày một lần. Ngày này gọi là “Vên tông”. Theo luật tục thì ngày

“Vên tông” là ngày nhật kiêng (mự cặm), người ta kiêng không vào rừng săn bắt thú, ra suối đánh cá... “Vên tông” được quy định trong từng họ như họ Quàng lấy ngày Pấc (mậu), họ Lường lấy ngày Cá (kỷ)... Với gia đình họ quý tộc của người Thái như họ Cầm, Bạc Cầm thì trong một chu kì can có 2 “Vên tông”, đó là ngày Hăi (bính) và Huộng (tân)

Khi “Vên tông” đến, người Thái đặt lên mâm đĩa cá nướng, một bát canh nhạt, một đĩa vỏ trầu, một đĩa muối ớt, hai chén rượu, hai đôi đũa và một bát xôi để cúng. Lễ không kéo dài, chỉ trong khoảng 30 phút. [67;240-241]

Lễ cúng tổ tiên theo chu kì năm

Lễ mừng cơm mới: Hàng năm vào cuối tháng 3 theo lịch Thái (tức tháng 9 âm lịch) khi lúa nếp ở đồng đang ương, chuẩn bị chín, người Thái thường mở lễ mừng cơm mới. Ngày lễ được mở đầu bằng việc hái lúa non về làm cốm, vào rừng hái rau, măng và săn thú, đánh bắt cá ở ở sông suối về chế biến thành các món ăn ngon bày lên mâm cỗ cúng. Thức ăn chính của ngày lễ là cốm, gọi là “khảu hang” và xôi đồ. Gia chủ báo cáo với tổ tiên về tình hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mùa màng, mời tổ tiên về nhận lễ và cầu xin cho vụ mùa tiếp theo được bội thu. Sau khi tổ chức xong các nghi lễ cúng, gia chủ mở tiệc mời bà con trong bản ăn uống mừng vụ thu hoạch. Trong ngày lễ còn có tiết mục múa điệu giã cốm và nhảy sạp (xe cắp), tưng bừng, nhộn nhịp và vui tươi. [67;241]

Lễ lớn cúng tổ tiên: được mỗi gia đình người Thái tiến hành theo chu kỳ hàng năm vào một ngày “Vên tông” của dòng họ. Đối với gia đình thuộc họ bình dân, lễ này được gọi là cúng nhà “Sên hươn”, họ quý tộc thì gọi là “Ló” (Ló liêng). Tuy là lễ mang ý nghĩa dành riêng cho gia đình, nhưng mọi người trong bản đều theo tập quán sinh hoạt cộng đồng chặt chẽ nên nhà nào tổ chức thì cả bản cùng đến dự.

Chuẩn bị cho ngày lễ lớn, nhà nào tổ chức cũng phải thực hiện nghi thức “xin phép tổ tiên” phá tục kiêng, quét dọn gian Hoóng. Nghi thức này được coi như con cháu “dọn nhà cho ông bà” – điều mà thường nhật người Thái phải kiêng. Trong buổi lễ người ta mổ gà, lợn, xôi cơm, rượu cần thì chuẩn bị trước... Tiếp đến là việc bày mâm cúng và đặt áo hồn “sửa khuôn” của gia chủ và thân nhân ở gian Hoóng rồi mời thầy cúng đến xướng theo kiểu “xển mo”. Lễ kết thúc bằng bữa tiệc lớn tiếp đãi họ hàng, bà con trong bản mường. Gia chủ nhận lời chúc của khách và bà con, họ cùng nhau uống rượu cần, hát hò đối đáp, nổi chiêng trống cùng múa xòe tưng bừng thâu đêm suốt sáng. [67;243]

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 52)