Những biến đổi về giáo dục, văn học, nghệ thuật của ngƣời Thá iở

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 124)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Những biến đổi về giáo dục, văn học, nghệ thuật của ngƣời Thá iở

huyện Thuận Châu (Sơn La) hiện nay

Giáo dục có bước phát triển mạnh mẽ, đại đa số con em dân tộc Thái đã được đi học, chiếm số lượng lớn trong học sinh các trường. Năm học 2009- 2010 ngành Giáo dục huyện Thuận Châu tiếp tục phát triển về mạng lưới trường lớp. Toàn huyện hiện có 103 đơn vị trường học và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trong đó: 30 trường Mầm non, 38 trường Tiểu học, 30 trường Trung học cơ sở, 01 trường Phổ thông Dân tộc Nội trú; 02 trường Trung học phổ thông. Năm học 2010-2011 dự kiến phát triển 111 đơn vị trường học gồm: 35 trường Mầm non; 39 trường Tiểu học...

Văn học và nghệ thuật đã có sự phát triển thiên về hướng sáng tác thơ, nhạc với nội dung ca ngợi những chiến công trong chiến đấu hay ca ngợi bản làng đổi mới... phục vụ các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội.

Trong các hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần khác như lễ hội, sinh hoạt văn nghệ vẫn được duy trì trong đời sống của cư dân Thái như tổ chức các sinh hoạt lễ hội theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp là vào đầu xuân lúc nông nhàn. Trong các lễ hội thì những trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, hát đối đáp, múa xòe và uống rượu cần vẫn diễn ra vui vẻ với sự tham gia nhiệt tình của cả thôn bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở Thuận Châu ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Những năm gần đây, người Thái còn tổ chức hội vui ở thôn bản vào ngày tết Nguyên đán. Việc tổ chức các lễ hội đều có sự tham gia chỉ đạo của chính quyền để đảm bảo an toàn, lành mạnh cho xã hội. Những hoạt động sinh hoạt văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển, thể hiện tính cộng đồng sâu đậm. Hầu hết các bản của người Thái đều có những đội văn nghệ quần chúng thường xuyên tập luyện, biểu diễn để phục vụ bà con trong bản, đồng thời những hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các đơn vị, tổ chức, các làng bản, các vùng với nhau ngày càng được đẩy mạnh.

Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Thuận Châu được gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo động lực để nhân dân đồng thuận xây dựng cuộc sống mới.

Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện đã chỉ đạo các ngành, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn triển khai nội dung phong trào đến nhân dân, chọn điểm xây dựng mô hình bản, tiểu khu văn hóa; đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, huy động nguồn lực của toàn xã hội xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Trong đó, trọng tâm là hai nội dung: Đoàn kết xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống đẹp và đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tùy điều kiện thực tế, các tổ chức đoàn thể trong huyện đã gắn nội dung phong trào với nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Phòng Văn hóa Thể thao huyện đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc cụ thể hóa các tiêu chí, xây dựng biểu điểm, chấm điểm công nhận đơn vị, gia đình văn hóa; phối hợp với cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền gương gia đình, bản, tiểu khu văn hóa; tổ chức các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội nông dân huyện gắn thực hiện phong trào với công tác xóa đói giảm nghèo; thành lập các câu lạc bộ gia đình văn hóa, câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ phòng, chống ma túy... Đoàn thanh niên huyện lồng ghép với các phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “ Tuổi trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, xung kích trong việc tổ chức lễ cưới theo nếp sống mới... Lực lượng công an, quân đội gắn thực hiện phong trào với triển khai điều lệnh chiến sĩ trong sinh hoạt, hoạt động vui chơi giải trí, tập luyện, sẵn sàng chiến đấu v.v. Qua đó, tạo sự đồng thuận trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống về kinh tế và văn hóa cho nhân dân.

Những chuyển biến về văn hóa đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống kinh tế của người Thái ở các bản, tiểu khu. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện giảm còn 31% (năm 2010). Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, 5 năm qua, nhân dân ở các khu dân cư, làng bản đã quyên góp trên 50% tổng kinh phí xây dựng các nhà văn hóa xã, thị trấn, bản, tiểu khu, sân chơi giải trí. Ngoài ra, nhân dân còn góp công sức, tiền của làm đường giao thông nông thôn, xây dựng đường dây điện lưới, hệ thống nước sạch, các công trình phúc lợi, nhà tình nghĩa... Qua hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, toàn huyện đã quyên góp trên 1 tỷ đồng, xây dựng hơn 200 nhà tình thương, hỗ trợ hàng nghìn suất quà cho người nghèo và học sinh vượt khó.

Trong công cuộc xây dựng đời sống mới, không khí thi đua sôi nổi không chỉ diễn ra ở khu vực nông thôn, mà cả trong các ngành, cán bộ công nhân đã tích cực thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, nghiên cứu đề tài khoa học ở các lĩnh vực, thi đua “dạy tốt, học tốt”, cải cách thủ tục hành chính... Hằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm, có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, được áp dụng vào thực tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Bên cạnh đó, phong trào thể dục, thể thao cũng được đẩy mạnh, nhất là các môn: Cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cờ vua, cờ tướng, đã phổ cập đến từng bản, tiểu khu, cơ quan, trường học... Riêng năm 2010, đoàn vận động viên của huyện tham dự các giải do tỉnh tổ chức đã đoạt 4 huy chương vàng, 17 huy chương bạc và 12 huy chương đồng ở các bộ môn.

Trong kế hoạch phát triển, huyện đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2010 – 2015 là : 63% số gia đình văn hóa, 28,5% số bản, tiểu khu văn hóa, 21% số xã, thị trấn văn hóa, trên 80% cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa, 29 nhà văn hóa xã, thị trấn, 113 nhà văn hóa bản, tiểu khu, 400 đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên.

Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, với sự du nhập của các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo nên những thay đổi rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở Thuận Châu. Những hủ tục rườm rà, những quan niệm cổ hủ, những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng hành nghề mê tín dị đoan nay đã giảm, thay vào đó là những sinh hoạt văn hóa lành mạnh, phù hợp với nếp sống văn hóa mới trên cơ sở tiếp tục giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, bài trừ những hủ tục lạc hậu, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên, trong văn hóa truyền thống, bên cạnh mặt tích cực, còn tồn tại khá nhiều hủ tục, tập quán không phù hợp với cuộc sống hiện đại, chính nó đã gây cản trở lối sống văn minh, tiến bộ mà Đảng và Nhà nước đang khuyến khích. Mặt khác ngày nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường, sự giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lưu văn hóa giữa các dân tộc theo xu thế hội nhập đã làm cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp bị mai một. Đó là việc tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác một cách thiếu hiểu biết. Phương tiện sinh hoạt văn hóa tinh thần hiện nay đã được thay thế bằng các đồ điện tử. Những kèn bè, kèn môi, Pí pặp, những cuộc hát đối trao duyên, hát mo, lễ hội đã vắng bóng. Văn hóa thời đại đang len lỏi vào mọi nẻo đường của đời sống xã hội. Nó góp phần nâng cao mức sống của người dân miền núi, mặt khác nó cũng làm che mờ, thậm chí mài mòn những tinh hoa văn hóa, bản sắc dân tộc.

3.3. Mối quan hệ giao lƣu văn hoá và ảnh hƣởng qua lại giữa văn hóa Thái ở huyện Thuận Châu với các dân tộc khác

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 124)