6. Bố cục của luận văn
2.4.6. Hạn Khuống
Hạn Khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái. Hạn Khuống tiếng Thái có nghĩa là sàn, sân, như vậy có thể coi đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa trên một cái sàn ở ngoài sân. Hạn Khuống thường được tổ chức vào cuối mùa thu, khoảng tháng 10 âm lịch và kéo dài đến hết mùa khô. Đây là quãng thời gian khô giáo, tương đối nông nhàn, là mùa có bông để bật kéo sợi, có chỉ để thêu. Hạn Khuống dành cho thanh niên nam nữ là chủ yếu. Để chuẩn bị cho lễ hội, mỗi thanh niên trong bản sẽ tham gia góp củi và dựng sàn Hạn Khuống. Hạn Khuống được dựng tại một địa điểm đẹp trong bản do ông Mo cúng tìm cho.
Sàn Hạn Khuống cao khoảng 1,5 mét, rộng từ 20 đến 30 mét vuông, xung quanh rào mắt cáo, giữa sàn có bếp lửa. Hạn Khuống được trang trí bằng năm cây “lắc xáy”, được làm bằng cây bương dài, không cạo vỏ và sơn màu xanh đỏ vào các đốt. Trên cây lắc xáy được trang trí bằng những vòng nan và con chim én đan bằng nứa nhuộm xanh đỏ. Bốn cây “lắc xáy” ở bốn góc, một “lắc xáy” đẹp nhất dựng ở giữa.
Thành viên tham gia bao gồm: Năm đến mười thiếu nữ Thái gọi là “xao Hạn Khuống”, trong đó có một tổ trưởng gọi là “Tổn khuống”. Trong khi chơi Tổn Khuống ngồi dựa vào cây “lắc xáy” gốc, các cô khác ngồi ở cạnh bốn “lắc xáy” ở bốn góc. Các chàng trai bản và cả bản xa đến vui chơi, thổi kèn và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hát giao duyên. Già làng, tạo bản và toàn thể nhân dân tham dự vui chơi. [5;79]
Hạn Khuống được khánh thành. “Tổn khuống” cầm đuốc cháy sáng đi một vòng quanh Hạn Khuống, các tổ viên gái khác tay xách các dụng cụ dệt vải, thêu thùa của mình lần lượt lên cầu thang Hạn Khuống. Họ cùng nói: “Khửn Hạn Khuống hản hăn nở” (Lên Hạn Khuống khỏe mạnh nhé). Sau đó thầy Mo lên cúng, cúng xong là lời dặn dò của tạo bản, già làng đối với Tổn khuống và các thanh niên khác, sau đó họ xin phép về nghỉ để dành cho thanh niên vui chơi.
Hạn Khuống được diễn ra trước tiên với lời hát chào của Tổn khuống:
“Tiếng sáo từ phương nào vọng về Tiếng trong như suối chảy
Dào dạt tựa mây trôi
Bay về hòa tiếng guồng quay sợi Để lòng em xao xuyến bâng khuâng”.
Con trai sẽ đáp lại rằng:
“Chúng tôi từ xa nhìn thấy lửa muốn hơ áo, thấy người má hồng lòng muốn hỏi thăm, nhìn thấy Hạn Khuống rực rỡ anh muốn lên chơi...”. [28;13]
Họ cứ hát đối đáp như vậy và khi nào Tổn khuống thấy phía con trai hát ưng ý, hoặc họ không đối lại được, người con trai mới được phép lên vui chơi trên Hạn Khuống. Khi lên Hạn khuống, con trai phải hát để xin con gái ghế ngồi, được ghế rồi lại hát xin thuốc. Bên nữ sẽ từ chối và hát rằng: “Điếu còn
ở xa, bố và em chưa đi lấy được, các anh hãy ngồi chờ”, bên nam phải hát xin
đến lần thứ hai mới được các nàng cho thuốc, mượn điếu.
Thanh niên nam nữ hát đối đáp tình tứ, bày tỏ tình cảm với nhau đến tận khuya, có khi trời sáng. Cuộc đọ hát giữa hai bên kéo dài đến khi “gà trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bản gáy vang, sương sa phủ mái nhà thành miếng, sao trời la liệt nghiêng”, họ mới mãn khuống.
Trước khi ra về họ hát hứa hẹn yêu thương và hẹn gặp lại vào dịp Hạn Khuống sau.
Báo xắng (Trai dặn):
“...Đôi ta trò chuyện bên bếp lửa Tâm tình bên Hạn Khuống
Sương xuống còn ấm lòng Khuya về càng thêm thương Anh sẽ mang theo giấc mơ
Nhớ em nhiều không muốn rời xa”.
Xao xắng (Gái dặn):
“...Chúc anh về ngủ ngon Nếu thương nhau anh lại đến Gặp gái đẹp anh chớ đừng quên
Để cho em một mình mong đợi...”. [28;48]
Hạn Khuống là hình sinh hoạt văn hóa đã có từ lâu đời. Đó là hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lành mạnh, vui vẻ, hoàn toàn không bị chi phối bởi tôn giáo, tín ngưỡng. Hạn Khuống là một thứ tao đàn văn hóa dân gian để trai gái thi tài về văn nghệ và học hỏi lẫn nhau về nhiều mặt văn hóa. Hạn Khuống là nơi trai gái không chỉ thử thách nhau về tài hoa mà còn là nơi chọn tình, ướm tình và nở nụ tình. Qua nhiều đêm Hạn Khuống, nhiều đôi trai gái đã nên vợ nên chồng. Tuy nhiên ngày nay Hạn Khuống chỉ còn trong ký ức thế hế ông bà người Thái. Việc khôi phục Hạn Khuống nhằm duy trì một loại hình văn hóa đặc trưng của dân tộc này là việc làm cấp bách và cần thiết.