Lễ hội “Muôn lảu nó”

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 82)

6. Bố cục của luận văn

2.4.2. Lễ hội “Muôn lảu nó”

“Muôn lảu nó” là lễ lễ hội đặc trưng của người Thái ở Thuận Châu.

Lễ hội này được tổ chức khá phổ biến trong xã hội người Thái giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đến nay lễ hội này tuy không còn phổ biến như ngày xưa, nhưng ở một số bản, đặc biệt là những bản ở xa trung tâm vẫn có gia đình tổ chức.

Khái niệm: Lảu là rượu, nó là măng

“Muôn lảu nó” có nội dung ý nghĩa là mừng công lao của người thầy cúng với hy vọng lớp “măng” mới trưởng thành để thay thế cho mình. Lễ hội “Lảu nó” chính là thẻ hiện việc bao nhiêu năm hành nghề, ông thầy cúng đã đi nhiều nơi, cúng cho nhiều người được khỏi bệnh, do đó được nhiều người đặt niềm tin và trân trọng đối với việc làm của ông. Từ đó thầy cúng mới có cơ sở và điều kiện tổ chức “Muôn lảu nó”. Lễ hội được tổ chức cũng là hàm ý của ông thầy được dịp thể hiện tài năng của mình trước đông đảo dân chúng trong bản, để mọi người tận mắt thấy, tai nghe, hiểu rõ cách sống, phép lễ, sinh hoạt và việc làm “mình vì mọi người và mọi người vì mình” của ông. Câu từ lời lẽ của ông thầy cúng trong thời gian tổ chức “Lảu nó” trong khi cúng cũng như lúc bình thường là luôn mong cuộc sống của mọi người ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, sống khỏe mạnh thật thà chất phác mới thắng được gian tà ma quỷ. Ông cúng chủ yếu cho bản thân và gia đình luôn được khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, tốt lành trong cuộc sống, mùa màng tươi tốt, cầu trời cho mưa thuận gió hòa, sau đó ông cúng để phù hộ cho con nuôi của ông luôn khỏe mạnh, con nuôi là những người được ông cúng cho khỏi bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lễ hội “Lảu nó” chủ yếu tập trung nhiều ở phần hội, có nơi tổ chức múa hát suốt 2 đến 3 ngày đêm. Từ già trẻ, gái trai ở tất cả các bản làng lân cận dù xa xôi, nếu ai đươc tin cũng về xem hội vui xòe, múa hát tập trung tại nhà thầy cúng và đây cũng là dịp để các đối tượng giao lưu, gặp gỡ trao đổi lẫn nhau trao đổi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tình yêu đôi lứa.

Trong phần kết thúc của ngày hội “Muôn lảu nó”, để biểu lộ tình cảm đoàn kết dân tộc, đoàn kết bản mường, họ hàng gần xa đến dự lễ hội, ông thầy cúng sẽ tập trung các thành viên trong bản và hướng dẫn mọi người lấy những sợi vải nối lại với nhau. Điều đó thể hiện tình đoàn kết gắn bó gọi là “lải sai nén nướng”, rồi ông cử một người đại diện phát khăn cho mọi người, khoảng 100 chiếc, mỗi chiếc dài 1,5 mét, đủ các màu nhưng chủ yếu là màu trắng. Lúc ấy không ai bảo ai những người được phát khăn đều tự giác nối các đoạn khăn lại với nhau. Sau đó ông “Một” và ông “Mo” cùng những người được đã phát khăn múa qua nhiều vòng đến hết mâm cơm và xung quanh cây hoa nêu theo tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng dập dình của các ống “tăng bu”, vòng khăn to, rộng dần từ bên ngoài rồi cuốn theo chiều vào “xặng bó” từ đầu dây cho đến hết và lúc này là kết thúc lễ hội “Muôn lảu nó”. Mọi người lần lượt đến cảm ơn và tạm biệt ông chủ, bà chủ về nhà mình. [5;77]

Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa có tính lành mạnh, bởi thực chất ý nghĩa, mục đích của “Muôn lảu nó” nhằm giáo dục con người: Uống nước nhớ nguồn, con người sống cần thể hiện rõ bản chất thật thà, thẳng thắn, cần cù trong lao động sản xuất, nhiệt tình trách nhiệm với công việc, tình cảm thân ái với bạn bè, anh em họ hàng, có hiếu với cha mẹ, ông bà, con người phải biết phân biệt cái tốt, cái xấu, chỉ được làm điều tốt điều lành có ích cho mọi người, cho xã hội, không suy nghĩ làm điều xấu, điều ác cho mọi người. Con người sống khi vui phải vui hết mình, gặp buồn phải biểu hiện rõ tình cảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khôn xiết, gặp người bị nạn phải hết lòng cứu giúp. Tính lành mạnh còn thể hiện hết sức rõ ràng trong lời của ông thầy cúng.

Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những mặt hạn chế: Tổ chức rườm rà, tốn kém, mất nhiều thời gian và có phần mê tín dị đoan.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)