Tang ma

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 66)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3. Tang ma

Tang là công việc rất quan trọng trong mỗi gia đình khi có người mất, nói lên sự chết chóc và mất mát của gia đình. Lễ là lễ nghi cụ thể phục vụ cho nghi thức trong quá trình tiến hành. Người Thái có quan niệm rằng sau khi con người chết, linh hồn sẽ về nơi “thế giớ bên kia”, nên việc tang ma được xem như việc “đưa tiễn”, mặt khác là quan niệm trần tục coi chết là hết nên việc tang ma là việc xót thương, muốn níu kéo giữ lại nên có tục “khóc than”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người Thái ở Thuận Châu khi gia đình có đám tang thì nói là “Pang hiếu”, có nghĩa là có việc hiếu.

Vài nét về diễn biến đám tang người Thái ở Thuận Châu.

Khi gia đình có người chết phải lập tức đi báo cho trưởng tộc đến chủ trì đám tang, cử người đi mời thấy mo, báo cho họ hàng, trời đất quỷ thần biết. Theo tục lệ, người Thái ở Thuận Châu bắn 3 phát súng kíp hoặc chôn cọc chéo trước sân cửa nhà.

Chọn 2 – 3 con rể đến túc trực (Dệt khươi cuốc) để phục vụ thầy mo khi tiến hành các nghi thức tang lễ. Nhiệm vụ củ thầy mo là làm các thủ tục lễ giáo mang tính tín ngưỡng cho người chết, trong đó chủ yếu là đọc lời mo dẫn dắt linh hồn người chết từ khi ngã xuống đến nơi an nghỉ cuối cùng, sau đó gọi linh hồn con cháu và mọi người trong đám tang quay trở về. Còn vai trò của “khươi cuốc” là phục dịch cho thầy mo, làm mâm cơm cho thầy cúng và sắp xếp các lễ vật cho người đã mất.

Khi con cháu, họ hàng đến đông đủ sẽ tiến hành tắm rửa bằng nước lá thơm, thay quần áo, lấy quần áo mới mặc cho người chết. Nếu người chết là phụ nữ, trong sẽ mặc bộ quần áo cỏm truyền thống, ngoài là áo dài đen. Trong trường hợp người vợ có chồng chết phải bỏ búi tóc đang “cẩu” xuống vì tục lệ Thái khi chồng chết phải bỏ tóc xuống. Đồng thời với những việc trên, người chủ nhà sẽ đạp, phá vách gian Hoóng, vừa phá vừa nói to: “Bàn thờ (Klọ hóng) không tốt không bảo vệ được chủ nhà, phá đi, cụ kị hãy đi nơi khác, hồn nó sẽ ở” (Pau pú sơ pay, hảu ủ dú nhị). Cứ thế làm tan hoang “Klọ hóng”.

Cùng lúc này nhiệm vụ của con cháu phải đồ xong xôi, thịt con gà và đặt chai rượu thờ vào ngay chỗ người vừa chết vẫn ăn (gọi là ăn tạm vì sợ người chết đói).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lúc này thầy mo đã đến và việc chọn “Khươi cuốc” đã xong, có thể chuẩn bị làm các thủ tục tang lễ tại gia đình người mất. Các bà và chị em phụ nữ thì khẩn trương cắt váy áo để cho những người trong họ tộc chịu tang. Những người khác trong bản, anh em gần xa đến giúp các thủ tục làm cây “Cọ hèo”, đào huyệt, làm nhà mồ... [78]

Ban tổ chức tang lễ cũng được hình thành, trưởng tộc đứng ra chủ trì, trưởng bản và những người khác đứng ra giúp mọi việc trong tang lễ. Sau đó sẽ tiến hành lễ khâm liệm và nhập quan.

Lễ khâm liệm và nhập quan

Người chết được đặt ở gian ngủ, sát với gian thờ với mục đích báo cho ma nhà biết đi chỗ khác để nhường chỗ cho ma mới. Trước khi nhập quan, người ta lấy một mảnh vải trắng quấn xung quanh thi hài người chết, đặt ít nhất hai đồng bạc ở hai vai, một đồng ở dưới cằm để người chết có tiền tiêu ở thế giới bên kia, đồng thời đặt quả trứng, bát hương cạnh người chết.

Sau đó ông trưởng tộc tập trung con cái dưới thi hài người chết mà tuyên bố: Người này họ tên gì nay đã chết, rồi làm lễ phát tang. Từ giờ phút đó con cháu bắt đầu chịu tang bằng cách đội mũ, quàng khăn, mặc áo, quần, váy trắng và tiếng khóc xót thương người chết bắt đầu. Tất cả các con trai, con gái, con dâu, con rể và cháu nội, cháu ngoại phải chịu tang, quỳ lạy, khóc than bên quan tài người chết. Từ lúc người chết đến lúc trước khi phát tang, người Thái kiêng không khóc, vì họ cho rằng nếu khóc ma quỷ nghe thấy sẽ về làm hại những người sống.

Quan tài của người Thái được đóng bằng các tấm gỗ hoặc được đẽo nguyên từ một thân cây. Trước khi nhập quan, để tránh mùi ô uế do xác chết bốc ra (vì tang lễ trước đây thường kéo dài nhiều ngày), người ta trải xuống đáy quan tài một lớp dày gạo nếp rang. Sau đó tiến hành nhập quan. Giờ nhập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan phải do thầy mo chọn theo cách tính, tìm ngày, giờ sinh của con đầu lòng người quá cố, bất kỳ là trai hay gái phải qua giờ đó mới dược nhập quan vì người Thái cho rằng nếu nhập quan trùng với giờ sinh của con đầu lòng sẽ dẫn dến hiện tượng trùng tang, đứa con đó sẽ bị ma quỷ bắt đi.

Các thủ tục và Mo khi thi hài còn ở nhà.

Tất cả các thủ thủ tục về lễ lúc này liên quan trực tiếp đến lời Mo cần thiết trong tang lễ.

Bài Mo thứ nhất có nơi gọi là “Tay on óc”

Tường thuật lại quá trình sinh ra, lớn lên và kết thúc cuộc đời của người mất, bài này về tinh thần là mời linh hồn người đã chết ăn bữa cỗ đầu tiên (con lợn thứ nhất) gọi là “kin ngai” và sau đó xin linh hồn người chết cho phép liệm thi hài vào quan tài. Khi người chết đã được được nhập quan, thầy Mo yên vị chỗ ngồi để tiếp tục các nghi lễ khác. Thầy Mo và Khươi cuốc ăn mặc lễ tang khi hành nghề theo bộ áo mũ, lưỡi kiếm, chuông... cho thầy Mo. [78]

Bài Mo thứ hai.

Mo giao các vật phẩm cho người mất, trong đó có giao con trâu để cày ruộng trên đường, các đồ dùng, tài sản khi người chết còn sống hay dùng, bằng cách xếp đầy đủ các lễ vật xung quanh quan tài, để người chết đem theo dùng ở thế giới bên kia. Yêu cầu của việc giao lễ vật là không được giao thiếu đồ dùng hay tài sản của người chết còn sống đã dùng, nếu không hồn người chết sẽ hiện về đòi con cháu trong những đêm sau.

Lễ đưa tang

Trước khi đưa quan tài đi, gia đình chuẩn bị một một mâm cơm cúng cho người chết ăn “pưa ngai”. Đầu lợn cúng phải quay đầu ra phía vách có nghĩa là bữa ăn của người chết sắp chia tay con cháu. Sau đó là những bài Mo đưa tiễn người chết về thế giới bên kia. [78]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bài Mo thứ nhất.

Là bài Mo tiễn linh hồn người chết đi lên thiên đường. Nội dung cơ bản của bài Mo này là: Mo mời người chết ăn. Người chết nhắn nhủ, chào người thân trước lúc rời hạ giới lên thiên đàng. Con cháu chầu chực nghe lời mo tiễn đưa, nghe lời tiễn biệt của người chết thông qua Mo. Khi lời Mo này xong cũng là lúc đưa quan tài ra nghĩa địa (không đi qua cầu thang chính). Trưởng bản nổ hai phát súng kíp để báo hiệu cho mọi người biết.

Bài Mo thứ hai..

Thầy Mo và Khươi cuốc cùng mời người chết ăn, một người láy âm lại, tạo ra sự rung động linh thiêng trong tang lễ. Trước khi đưa thi hài có bài Mo “xống phi pay pá heo” (đưa ma ra nghĩa địa). Lễ vật gồm: Chăn đệm, quần áo, gà trống, nhà mả (nhà mồ) để người chết trên đường đi lên trời nếu cần nghỉ ngơi thì có nhà để nghỉ. Lễ cúng này rất quan trọng, tương tự như người Kinh đọc điếu văn trước khi đưa ma.

Lời khấn tóm tắt như sau:

“...Chơ mi Pan puống Nhinh sao

Mơi khảu ma kin Kin ngai

Quanh quanh một Khôn điệu hạt kín

Kin nhong diệu dong meo Mơi dơ...

Mơi kẹo khảu ón Kin ngai pay heo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lảu cơ mau Kin pé nu

Nha ma lan hươn sáo sặng nơ...” [46;658]

Dịch ngĩa: “ Bây giờ, mọi người, con trai, con gái, mời lại ăn cơm, ăn trưa một mình, mình hãy tự ăn. Hãy ăn xôi đi, ăn heo đi rồi đừng vẫy con cháu trong nhà nhé...”.

Khi bắt đầu khiêng quan tài đi ra rừng, toàn bộ con cháu chịu tang phải quỳ dưới đường chui dưới quan tài, quay mặt về phía bản và khóc than. Đoàn người khiêng quan tài đi bằng sự dẫn đường của “Khươi cuốc”, thầy Mo áo mũ đứng nghiêm lễ. “Cây co heo” được khiêng đi trước, rồi những đồ hàng mã cho người chết như: Dái cá, ngựa, chim... cùng các đồ dùng khác và con gà trống cũng lần lượt được khiêng mang theo ra nghĩa địa.

Lời Mo đưa linh hồn người mất ra khỏi nhà đi theo dòng suối bản, đi theo dòng suối mường, đi qua sông Tạ Bú đến Ngọc Chiến, đi qua Tú Lệ... Nghĩa Lộ rồi lên trời (đi bằng con chim hàng mã đã mang theo ra nghĩa địa, còn đi qua suối bằng con dái cá, đi đường bộ bằng con ngựa gỗ).

Các thủ tục và diễn biến tại nghĩa địa.

Chọn đất và làm nhà mồ

Trước khi đào huyệt và dựng nhà mồ, thầy Mo và Khươi cuốc phải có mâm cỗ cúng thần đất nơi chôn, mâm lễ gồm quả trứng, hai thanh tre, hai thanh kiếm, hai chai rượu cúng thổ công để xin được chôn người chết. Sau khi khấn, Khươi cuốc tung hai thanh tre lên, nếu một một thanh sấp, một thanh ngửa là được, còn không phải đi tìm chỗ khác. Mục đích của việc làm này chọn nơi đất tốt cho người đã khuất. Sau khi hương tắt những người giúp đào huyệt sâu đủ quy định và dựng lên đó một nhà mồ bằng sàn để sẵn sàng chôn hũ tiểu đựng xương của người chết sau khi thiêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhà mồ của người Thái ở Thuận Châu là một ngôi nhà sàn thu nhỏ, chỉ khác phần cầu thang với số bậc là chẵn. Nguyên liệu làm nhà mồ là tre, nứa, gianh. Nhà mồ có chiều cao từ 1,2 đến 1,5 m, xung quanh cắm cờ xí màu trắng viền đỏ với số lượng tương ứng với số tuổi của người quá cố, nóc nhà mồ được trang trí bằng những dải vải có màu sắc rực rỡ kéo dài xuống mặt đất. Đường vào nhà mồ là một cổng chào (người Thái gọi là cao kúp) bằng tre, vải rất công phu và tốn kém, có độ cao từ 3 đến 3,5 m, rộng 1,5 đến 2 m, căng vải trắng và đỏ rộng từ 30 cm đến 40 cm chạy từ đỉnh cổng chào xuống dưới. Chân cột được treo một chiếc đầu trâu, phía trong cao kúp là kúp. Kúp là một

hình nón làm bằng vải màu đen, dán những bông hoa bằng giấy màu sặc sỡ, bên trong đính những gương nhỏ, kúp được dựng trên một cọc tre. Tiếp đó Khươi cuốc dựng “co heo” ngay bên cạnh nhà mồ. “Co heo” cao khoảng 10 mét, trên đó treo các loại vải xanh, đỏ và áo của người mất (là áo đen cổ truyền). Dưới gốc “co heo”, dựng con chim dái cá bằng gỗ, vải trắng, khăn piêu, lọng... Ngoài ra trong khu vực nhà mồ còn có những dụng cụ sinh hoạt, dụng cụ lao động sản xuất, một số gia cầm. Việc phân chia của cải cho người chết được thực hiện theo nguyên tắc người sống có gì thì người chết phải có đó.

Tục thiêu xác người chết

Tại nghĩa địa đã được chọn làm nơi chôn cất, bên cạnh nhà mồ, cách từ 5 đến 10 mét, người ta chất đống củi thật to để thiêu xác người chết. Quan tài được khiêng đặt lên đống củi, tiếp đó thầy Mo và Khươi cuốc tiến hành làm lễ, đặt mân cỗ: Xôi, gà, trứng, rượu... Thầy mo cất lên lời khấn tóm tắt với các cụ đi trước, với thổ công rằng nay có ông Lò Văn A, sinh ngày, ở đâu đó... đến xin thổ công và linh hồn ở trước cho ông A ở cùng nghĩa địa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi lời Mo kết thúc, quan tài được khiêng đặt lên đống củi. Thầy Mo và Khươi cuốc khấn rồi châm lửa. Những thanh niên dùng quạt và và lá rừng quạt cho lửa cháy để thiêu quan tài chứa xác. Việc thiêu xác người chết là tục cổ truyền của người Thái nhưng chủ yếu ở một số quý tộc. Trước kia sau khi lửa tắt 7 ngày mới nhặt xương, trong quá trình đó người nhà phải canh gác để bảo vệ khu “rừng ma”.

Sau này do thời gian có hạn và sau khi lửa tắt cần làm nguội luôn để con cháu nhặt từng mẩu xương cho vào hũ sành, tránh không được xót mẩu nào là thất đức. Xương được rửa bằng nước, sau đó rửa bằng rượu mới được đưa vào hũ. Khi xương đã được bỏ vào đầy hũ, thầy Mo và Khươi cuốc làm thủ tục chôn cất hũ xương của người chết. Sau khi chôn cất xong, các đồ dùng như quần áo, chăn màn... được đưa vào nhà mồ để người chết dùng và đóng cửa lại, rào kín xung quanh.

Các nghi lễ sau đưa tang

Sau khi công việc đưa tang xong có thêm một bài Mo kết thúc tại gia đình có người mới chết. Bài Mo này có nội dung gọi hồn người đi đưa tang quay trở về trần gian. Theo tập tục của người người Thái, việc đưa người chết ra nghĩa địa và trở về nhà buộc những người đưa tang phải đi bằng hai con đường khác nhau, vì nếu đi theo con đường cũ sẽ bị ma dữ đón đường hoặc theo về tận nhà làm hại người đang sống. Gia chủ mời bà con, anh em con cháu trong bản đến cảm ơn, làm thủ tục gọi hồn mọi người về nhà để tránh ốm đau. Bữa cúng hồn này được gọi là bữa “xú khảu, xú khuôn”.

Sau ba ngày con cháu sẽ lên thăm mộ. Theo tập tục mỗi người lên thăm phải mang theo một con gà thả vào khu mộ với ý nghĩa họ hàng đến thăm hỏi và tặng quà cho người quá cố. Mồ mả của người Thái từ đây không cuốc sới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nữa, để cho cỏ cây mọc lên, không đặt bia vì họ sợ giặc giã, kẻ thù biết lấy xương trộn thuốc súng bắn, làm như vậy cả họ sẽ bị diệt vong. [77]

Vào ngày thứ 11, là ngày lễ nhập hồn người chết vào bàn thờ tổ tiên. Vào ngày này, thầy Mo mời hồn người mới mất về nhà và lập lại “Klọ hóng” cho người chết. Sau lễ nhập hồn, người Thái ở Thuận Châu tiếp tục duy trì việc cúng người chết, cứ 10 ngày lại đem cơm canh đặt lên bàn thờ để cúng cho người chết ăn một lần gọi là “Pạt tông”, cứ như vậy trong vòng một năm thì thôi. Sau một năm người Thái sẽ làm lễ “Pốt giáo” (Bỏ tang) cho cả họ. Khi đó người vợ của người chết mới được búi tóc (Tẳng cẩu) lên như cũ và không phải đeo khăn trắng nữa. [77]

Người Thái không có phong tục cúng giỗ riêng, họ cũng không cúng vào ngày mùng một hay ngày rằm như người Kinh.

Tất cả những nghi lễ, cách thức tiến hành một đám tang như vậy cho thấy một sự chuẩn bị rất chu đáo, đầy đủ cho người đã khuất. Nó còn thể hiện tính cộng đồng sâu đậm trong cộng đồng các làng bản Thái, khi mà một gia đình nào có người mất thì đó không còn là việc riêng của gia chủ nữa mà là việc chung của cả bản mường, mọi người cùng nhau góp công sức, đó cũng là một biểu hiện tình cảm của người sống đối với người đã khuất.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 66)