Nguồn gốc, tên gọi và lịch sử cƣ trú của ngƣời Thá iở

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 25)

6. Bố cục của luận văn

1.5.1. Nguồn gốc, tên gọi và lịch sử cƣ trú của ngƣời Thá iở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo các nguồn sử liệu Việt và Thái, khoảng từ những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ hai sau công nguyên, ở Tây Bắc đã có những nhóm người Thái đen sinh sống xen kẽ với người bản địa (có thể là nhóm Nam Á). Theo huyền thoại dân tộc Thái thì tổ tiên của người Thái là Tạo Xuông – Tạo Ngần bay từ trên trời xuống và phải vượt qua sông rộng, sóng dữ, ghềnh thác. Đó là sông Thao, tổ tiên của người Thái gọi là Nậm Tao, vì lắm sóng dữ, ghềnh thác, khó khăn, gian khổ như vậy nên họ đặt tên dòng Nậm Tao là “sông Đắng – sông Xối” (Nặm ta khôm – nặm ta khái). Đi qua con sông này là đến địa phận của trần gian, theo các nhà dân tộc học thì chính dòng Nậm Tao là con đường mà tổ tiên của người Thái thiên di từ vùng đất Xip xoong păn na (Mười hai cánh đồng) ở Vân Nam Trung Quốc vào Việt Nam.

Dựa theo sách “Quan tô mương” (Kể chuyện bản mường), bản dịch có tại bảo tàng tỉnh Sơn La), cùng các tài liệu sưu tầm được bằng chữ Thái cổ, khoảng thế kỷ XI, vì những lí do chính trị và kinh tế, hai anh em Tạo Xuông, Tạo Ngần thuộc dòng dõi Tạo đất Tung Hoang, đã dẫn dắt một bộ phận người Thái đi xuống phía Nam. Trải qua nhiều năm tháng, với những chặng đường nguy hiểm họ đã đặt chân đến Mường Lò (Yên Bái) và từ đó coi đây là quê hương. Từ đất Mường Lò, Lạng Chương – người em út của Tạo Lò tiếp tục dẫn những người anh em đồng tộc đi tìm bản mường mới (thế kỷ XII). Họ đã đi qua rất nhiều nơi, từ tả ngạn sông Đà, đoàn người vượt qua sông Đà (Xã Liệp Tè – Thuận Châu) đến mường Bú, mường Chùm, rồi vượt Khâu Pha kéo về Mường La (thị xã Sơn La ngày nay), rồi tiếp theo là Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Mụak (Mai Sơn)... men theo các khe sông, suối đến sông Mã, sau đó là Mường Thanh (Điện Biên). Những cuộc thiên di này tuy không diễn ra liên tục nhưng kéo dài và qua nhiều đợt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Do những khác biệt về văn hóa, trải qua quá trình lịch sử, ngời Thái đã chia thành các ngành như Thái đen, Thái trắng... các tên gọi Thái đen, Thái trắng là căn cứ vào trang phục của người phụ nữ và một số phong tục, tập quán chứ không phải theo màu da như nhiều người vẫn nghĩ.

Người Thái ở Thuận Châu tự gọi dân tộc mình là Tay Đăm (Thái đen) và là một trong những cư dân bản địa có mặt sớm nhất tại vùng này.

1.5.1.3. Lịch sử cƣ trú

Theo tác giả Cầm Trọng và Phan Hữu Dật thì người Thái có mặt ở Tây Bắc ít ra cũng từ các thế kỷ đầu công nguyên.

“Nếu như trong các thế kỷ đầu công nguyên, lịch sử của miền Vân Nam Trung Quốc đã xuất hiện khối Ô Man Đông Thoán và Bạch Man Tây Thoán, thì rất có thể người Thái đã có mặt trên các địa điểm như Nậm Lai, Nong Se, Mường Ôm, Mường Ai và Mường Tung Hoàng, nay xác định là miền thượng sông Hồng thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc và một số nơi như vùng lòng chảo Mường Then (Mường Thanh), Mường Chiến (Ngọc Chiến, Mường La), Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La)”. [66;297]

“Vào khoảng thế kỷ VII – VIII , người Thái đã đạt quyền làm chủ nước Nam chiếu từ các dân tộc nói tiếng Tạng – Miến và xúc tiến các đợt di cư để tìm đất dựng bản mường”. [65;298]

Theo truyền thuyết thì việc mở đất của người Thái gắn liền với cuộc chiến tranh chinh phục các tộc người thuộc ngữ hệ Môn – Khơ me, bộ phận cư dân có nguồn gốc xa xưa nhất ở vùng đất này. Cho đến thế kỷ XII, người Thái hoàn toàn làm chủ đất Mường Thanh, biến nơi đây thành trung tâm thu hút người Thái khắp miền [65;306]. Trung tâm này tồn tại ngót một thế kỷ cho đến khoảng thế kỷ XIII, người Thái di chuyển trung tâm về Mường Muổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Thuận Châu – Sơn La) với thời đại của Tạ Ngần, con cháu của Lạng Chượng ở Mường Thanh trước đây.

Từ khoảng thế kỷ XIII – XIV, Mường Muổi – Thuận Châu trở thành mường lớn, đóng vai trò trung tâm, các mường khác trong đó có Mường Thanh là mường nhỏ, được triều đình phong kiến trung ương thừa nhận.

Như vậy số đông người Thái đã định cư ở miền Tây Bắc nói chung, ở Thuận Châu – Sơn La nói riêng trên dưới một ngàn năm. Họ có chung một nguồn gốc, có những nét giống nhau cơ bản về văn hóa. Tuy nhiên mỗi ngành Thái lại có những dị biệt về văn hóa với nhau mà nguyên nhân có thể là do kết quả của việc giao lưu văn hóa với các tộc người khác sống trong cùng một khu vực.

1.5.2. Vài nét về văn hóa vật chất của ngƣời Thái ở huyện Thuận Châu

Văn hóa vật chất của người Thái ở huyện Thuận Châu rất phong phú và đa dạng, nó được biểu hiện rõ nét qua cách ăn uống, trang phục và nhà cửa

Ăn uống

Là cư dân sống bằng nghề trồng lúa nước, lương thực chính của người Thái là lúa gạo. Nếu như người Kinh coi “cơm tẻ là mẹ ruột”, thì người Thái lại ăn cơm nếp là chủ yếu. Trước khi người Kinh có mặt, người Thái chỉ trồng lúa nếp với hàng trăm giống. Lúa nếp đối với người Thái là thứ lương thực lý tưởng, một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Thái.

Từ gạo nếp chế biến thành cơm đối với người Thái khá cầu kỳ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Có hai cách chế biến gạo chủ yếu là nấu xôi và làm cơm lam. Từ món xôi, người Thái chế biến thành một số món khác như xôi nướng (khẩu chí), xôi cặp (bái khẩu): nắm xôi hình cái đĩa cặp các loại thức ăn như trứng luộc (bá xáy), cá (bái pa), ong non (bái tó) với trám đen đồ, thịt (bái nhứa)... hoặc món xôi giã với vừng đen và xôi giã thành bánh dày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong bữa ăn của người Thái không thể thiếu món rau, gồm các loại rau hoang dại hái ở rừng hoặc ruộng như lá, rễ, quả, củ, chồi măng, rau sắng, rong, rêu, nấm... Ngoài ra, một số loài nhuyễn thể như cua, ốc, hến, các loại côn trùng như cào cào, châu châu, ong non, trứng kiến cũng là những món ăn rất được người Thái ưa thích.

Nguồn thức ăn động vật quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất của người Thái là cá, cá được coi là ngang hàng với lúa gạo. Tục ngữ Thái có câu:

“lúa ở ruộng, cá ở nước” (khảu dú na, pa rú nậm). Cá được chế biến thành

nhiều món ăn khác nhau như nướng, luộc, đồ, làm gỏi chua. Trong đó món nướng là món thông dụng nhất, trong những bữa ăn đãi khách quý bao giờ cũng có món cá, đây được coi là một thức ăn quan trọng trong bữa ăn. Người Thái cho rằng cá là thức ăn thức ăn thường xuyên của người chết và người sống

Ngoài món cá, một số thức ăn rất đặc trưng của người Thái là món thịt trâu hun khói, thịt trâu chua, thịt trâu làm gỏi (lạp), món nậm pịa từ ruột cá và ruột của các động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê. Bát chéo là món chấm đượm bản sắc dân tộc, luôn có mặt trong mâm cơm của người Thái.

Khi kiếm được nhiều thức ăn, họ cũng biết chế biến thành những thực phẩm để dự trữ dưới dạng làm mắm như: mắm cá, mắm tôm tép, côn trùng, dưới dạng sấy khô từ các loại thịt trâu, bò, cá, ếch nhái...

Uống: rượu là thức uống cổ truyền của người Thái, là thức uống hàng ngày và cũng là đồ cúng trong các nghi thức. Người Thái ở đây xem nó ngang tầm với cơm (lảu khảu), họ dùng rượu nhiều vào các dịp lễ tết, hội hè, đình đám, lên nhà mới và dùng để tiếp khách. Người Thái rất hay uống rượu và uống rất nhiều, tập tục uống và ép uống rượu rất phổ biến trong tiệc rượu của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

họ. Rượu do đồng bào tự sản xuất, có hai loại rượu: rượu cất (lảu xiên), rượu cần (lảu xá).

Trang phục

Trang phục người Thái Thuận Châu cơ bản giống các ngàng Thái khác, song cũng có những nét đặc trưng của người Thái đen cũng như Thái vùng Thuận Châu.

Trang phục phụ nữ gồm có: áo, váy, thắt lưng, khăn.

Áo cỏm là trang phục rất đặc trưng của phụ nữ Thái, tiếng Thái cỏm có

nghĩa là cộc, cụt, ngắn. Song áo cỏm không có nghĩa là áo cộc tay mà có hai loại: cỏm dài tay (cỏm ken hỹ), cỏm cộc tay (cỏm khen tển). Áo cỏm có thân ngắn, màu chàm, được may xẻ ngực với hai hàng cúc bướm bằng bạc, đồng hoặc hạt cườm, hàng cúc này bao giờ cũng là số lẻ. Áo cỏm thân rất ngắn, thông thường chỉ dài tới ngang eo, song tay áo lại được may dài và được viền bằng một loại vải khác màu, chiếc áo được may vừa khít, ôm gọn lấy thân hình, làm nổi bật những đường cong của cơ thể. Về cơ bản áo cỏm của phụ nữ Thái đen cũng giống như áo cỏm của phụ nữ Thái trắng, chỉ khác ở chi tiết cổ áo, cổ áo Thái trắng được may hở bằng một dải vải khác màu vắt xuống trước ngực, còn cổ áo cỏm Thái đen cao ôm khít lấy cổ. Với kỹ thuật cắt và khâu tay khéo léo, công phu theo hình thức khâu đột và khâu vắt, người phụ nữ Thái đã tạo nên chiếc áo cỏm mềm mại, duyên dáng. Chiếc áo cỏm đã trở thành trang phục độc đáo và có sức sống bền bỉ trong trang phục cổ truyền của thiếu nữ Thái.

Chiếc váy cổ truyền của phụ nữ Thái màu chàm, dài đến gót chân với hai lớp vải trắng lót bên trong vải chàm bên ngoài. Trong trang phục của người phụ nữ Thái, nếu áo được may bó sát người thì váy lại rộng hơn nhiều so với nửa cơ thể phía dưới. Bộ váy áo của người phụ nữ Thái tuy giản dị song lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

toát lên vẻ đẹp nữ tính, cũng rất phù hợp với chức năng của cơ thể khi lao động sản xuất.

Thắt lưng (xài có) là một băng vải bằng bông (đối với gia đình thường dân), bằng lụa tơ tằm (đối với gia đình quý tộc), có chiều dài khoảng 2 mét, ở hai đầu ghép thêm vải đỏ được trang trí bằng những hoa văn, khi thắt phần này được bỏ trống xuống. Chức năng của thắt lưng là giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo lưng. Màu thắt lưng được quy định theo lứa tuổi từ nhỏ đến 30 tuổi dùng thắt lưng màu xanh, từ 30 tuổi trở đi dùng thắt lưng màu tím.

Khăn Piêu là một trang phục quen thuộc trong bộ nữ phục Thái, là khăn nhưng có thể thay thế nón. Khăn Piêu là một mảnh vải chàm đen dài khoảng 180 cm, rông 40 cm, được hồ qua nước măng chua và vỏ cây ban cho vải được bền màu. Hai đầu được thêu hoa văn trang trí, góc tết thành chùm cút piêu, cút piêu luôn là những số lẻ 3 hoặc 5. Piêu 3 cút là piêu dùng hàng ngày,

Piêu 5 cút là piêu để tặng hay dùng để đội trong những ngày hội hè. Khăn Piêu có nhiều hoa văn với màu sắc rực rỡ. Khăn Piêu không chỉ mang ý nghĩa là vật trang trí trong trang phục mà còn tham gia vào nghi thức, tục lệ. Trai, gái Thái yêu nhau tặng khăn Piêu làm vật làm tin, làm quà biếu khi cô dâu về nhà chồng, là tặng phẩm cho khách quý...

Trang phục của nam giới: đơn giản hơn so với nữ giới, gồm có khăn, áo

quần và thắt lưng.

Áo: màu chàm, gồm có 2 loại, áo cánh ngắn và áo dài, được cắt may theo kiểu xẻ ngực, cổ tròn gần giống như cổ áo bà ba, có hai túi ở hai vạt áo phía trước, cúc làm bằng vải. Vào những dịp hội hè, đình đám, nam giới còn mặc thêm chiếc áo dài (xửa vạt lắm) màu chàm, kiểu áo 5 thân, các cúc lệch về phía ngực trái, áo dài quá gối. Khi mặc áo này, bên trong mặc thêm chiếc áo xẻ ngực màu trắng. Quần có hai loại: quần ngắn và quần dài. Quần dài màu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chàm, được cắt may đơn giản theo kiểu quần dài của người Kinh, thắt giải rút hoặc dùng dây lưng.

Khăn có hai loại: khăn dài (khăn pàu), khăn ngắn (khăn trọc). Khăn dài dùng để quấn lên đầu thay cho nón mũ. Khăn này chỉ là một miếng vải chàm dài hơn 2 mét, rộng từ 30 đến 40 cm. Khăn được quấn theo kiểu đầu rìu, gần giống như khăn xếp của người Kinh. Loại khăn ngắn khi lao động được quấn theo hình chữ V ngược. Chiếc khăn dài có thể giở ra quàng cổ, quàng đầu cho ấm vào mùa đông.

Trang phục trong lễ hội: ngoài những bộ thường phục, người Thái còn có

chiếc áo dài để mặc trong dịp lễ hội. Trong đó áo dài của phụ nữ có hai loại

xửa chái xửa luồng. Xửa chái may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân cài

cúc phía bên trái, cổ đứng, hai bên nẹp áo được trang trí những đường thêu hình tam giác hoặc hình cành cây. Xửa luồng (áo lớn) là áo khoác ngoài may

dài, rộng chui đầu, ghép các mảnh vải đỏ, xanh hình tam giác ở ngực và tay áo. Áo này ngày thường mặc lộn trái, khi chết mới mặc mặt phải. Theo tục lệ áo áo xửa chái chỉ phụ nữ có chồng mới được mặc trong dịp cưới xin, lễ hội

và chỉ được mặc ở nhà chồng.

Áo dài nam như đã nói ở trên rất giống áo xửa chái của phụ nữ, chỉ khác là dài rộng hơn, rất ít khi trang trí hoa văn và được mặc thoải mái, không phải kiêng như phụ nữ.

Y phục trong tang ma: của người Thái là chiếc áo xửa co công, màu

trắng, kiểu xẻ ngực dài quá gối được may rất sơ sài, không có khuy mà buộc bằng dây, gấu áo xổ, gấu tay đắp vải màu xanh đỏ, bộ trang phục này dành cho cả nam và nữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồ trang sức: Cùng với sự phong phú trong trang phục, đồ trang sức cũng góp phần tạo nên tổng thể trang phục Thái. Đồ trang sức chủ yếu dành cho phụ nữ như trâm cài tóc, hoa tai, vòng tay, xà tích...

Nhà cửa

Nhà của người Thái là ngôi nhà sàn truyền thống.

Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, nhà sàn của người Thái ở Thuận Châu làm to, nhỏ khác nhau, có thể là 3 gian, 5 gian hoặc 7 gian. Cấu trúc cũng giống như nhà sàn Thái ở các nơi khác: chôn cột hoặc kê trên phiến đá có một mặt phẳng, có sàn, bưng vách bằng gỗ hoặc tre nứa, lợp ranh, mái hình mui rùa với hoa văn “Khau cút” đặc trưng. Nhà bao giờ cũng có hai cầu thang quản và chan được đặt ở hai đầu nhà để lên xuống theo hai cửa. Tính từ cầu thang bên quản, gian thứ nhất là gian quản, gian này dùng để tiếp khách và là chỗ ngủ cho các con trai và các chàng trai trong thời gian ở rể. Tiếp theo là gian thờ còn gọi là gian hoóng, gian này được coi là nơi trú ngụ của tổ tiên “Phi hươn” (ma nhà). Tiếp đến là gian ngủ của vợ chồng chủ nhà và các thành viên trong gia đình, được kê cao hơn chỗ khác từ 15 đến 20 cm, để khi người khác đi trên sàn không làm ảnh hưởng đến người đang ngủ. Gian cuối cùng là khung cửi và các dụng khác phục vụ cho việc quay tơ, kéo sợi. Khoảng không gian dưới gầm sàn là nơi trú ngụ của trâu, bò, lợn, gà, để củi và một góc quây lại bằng cót để chứa lương thực. Việc nuôi các loại súc vật, gia cầm dướ gầm nhà sàn của người Thái là một tập tục lạc hậu, cho đến ngày nay một số bản xa vẫn còn duy trì.

Ngôi nhà sàn của người Thái không chỉ là nơi trú ngụ của các thành viên trong gia đình, mà còn là không gian chứa đựng sắc thái văn hóa tâm linh. Để

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 25)