6. Bố cục của luận văn
2.1.1. Quan niệm về thế giới “Phi”
Văn hóa của người Thái nói chung và văn hóa của người Thái ở huyện Thuận Châu nói riêng có sắc thái đặc trưng theo cách giải thích riêng của họ. Người Thái không theo Phật giáo, Ki tô giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác mà họ chỉ giải thích những vấn đề liên quan đến những hiện tượng khách quan của trời đất và của con người theo lối có tính chất tôn giáo mà thôi. Với người Thái thì tín ngưỡng dân gian rất đậm nét bởi là cư dân nông nghiệp sống lâu đời ở những vùng thung lũng nhỏ chạy dọc các miền núi đá vôi, người Thái có thái độ riêng về hình thái tâm linh của cộng đồng. Tín ngưỡng dân gian là biểu hiện của nhận thức lý thức tình cảm... về các hiện tượng xã hội và tự nhiên xung quanh mình, trên ý nghĩa đó trong đời sống của cộng đồng thế giới tâm linh của người Thái được biểu hiện sinh động dưới nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng theo một quan niệm thẩm mỹ một nhân sinh quan vũ trụ và nhân sinh quan tộc người thống nhất [5;56].
Theo cách giải thích có tính chất tôn giáo, người Thái cho rằng trên thế gian có tồn tại hai thế giới. Đó là thế giới của sự sống và thế giới của hư vô. Thế giới của sự sống bao gồm sự tồn tại của con người, muôn vật và các hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tượng trong thể trạng thực của nó mà con người có thể tri giác được. Thế giới hư vô tồn tại trong ý niệm bao hàm cái mà họ gọi là “Phi”. Thế giới hư vô và thực tại có quan hệ và chi phối lẫn nhau. Cái hư vô ấy quyết định sự sống thực tại trên trái đất, chẳng hạn như người ta muốn sống và sống được là nhờ “Phi
Khuôn” có ý nghĩa tượng trưng như linh hồn. Hồn núi sừng sững với tất cả
những dáng vẻ tự nhiên, những hình thù kỳ lạ của nó, cây cối mọc... đều có “Khuôn” của nó tạo ra. Lực lượng sáng tạo ra “Phi Khuôn” của con người và vật là “Phi Then” tức là chủ cõi trời.
Thế gới “Phi” có nhiều loại, trong những hoàn cảnh cụ thể của nó có ý
nghĩa khác nhau, đa dạng, phong phú về chủng loại và chức năng trong đời sống tâm linh của cộng động... “Phi Khuôn” có thể hiểu như linh hồn của con người và của vật, “Phi Pá” có thể hiểu như một loại yêu quái trong rừng, “Phi Ngựa” được cụ thể hóa trong hình tượng con thuồng luồng biết biến hóa.
Mối loại “Phi” cũng có một hình thù riêng, ví dụ như “Phi Khuôn” có dạng
như cái bóng của con người hay các vật chứa đựng nó, “Phi Pá” có hình thù như quả cầu bay khá nhanh trong đêm tối. Tất cả các loại “Phi” đều có khả
năng biến hóa và có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến cuộc sống của con người. Người Thái quan niệm là có “Phi” phù hộ khi gặp được điều tốt lành hay có sức khỏe tốt “Phi cụm”, nhưng ngược lại khi gặp rủi ro, đau ốm thì họ cho
rằng có “Phi” gây điều ác “Phi báp” hay “Phi diệt hẳu”.
Tục ngữ Thái xưa có câu “Côn lảy kin cáo đi. Phi lảy kin cáo cụm”, có thể hiểu là khách được ăn sẽ nói tốt cho chủ, ma được ăn sẽ phù hộ cho người. Bởi vậy các loại “Phi” thường đòi con người cho ăn uống. Theo đó mà người xưa cho rằng nếu không cúng bái thì “Phi” sẽ gây cho người ốm đau, chết chóc, bệnh tật, bản mường không ổn định, sản xuất gặp nhiều thiên tai. Từ quan niệm này trong xã hội người Thái tồn tại khá phổ biến tục lệ cúng, khấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Phi”. Các tục lệ này thường đơn giản, có một người làm lễ phục vụ cho một
đối tượng, còn các hình thức “Xên” như “Xên bản”, “Xên mường” có tính chất phức tạp nên quy mô của nó cũng lớn hơn, có sự tham gia của nhiều người và quy chế tổ chức nghi thức cũng phức tạp hơn.
Người Thái xưa quan niệm “Phi” có cuộc sống ngược với con người.
Đêm của người là ngày của “Phi”, người ăn bằng thức ăn thực còn “Phi” ăn
hương hoa của thức ăn thực đó mà thôi, người biết sống biết chết, nhưng có loại “Phi” như “Phi hươn”, “Phi then” thì tồn tại vĩnh hằng. Có một số loại “Phi” khác thì biết sống và biết chết, khi “Phi” chết thì “Phi” biến thành “Phí”, “Phí” chết biến thành loại ve sầu kêu bên rừng, ve sầu chết biến thành
rong rêu mọc trên đá dưới suối... bởi vậy qua suối bị trượt ngã, người đời thường kêu đến “Phi” phù hộ “Xú khuôn cu ma, pa khuôn cu tứn”. [65;380]
Tín ngưỡng “Phi” của người Thái ở huyện Thuận Châu bao gồm:
2.1.1.1. Phi khuôn
Cũng như mọi dân tộc khác, người Thái cho rằng có sự sống là do có linh hồn tồn tại trên thể xác nhưng quan niệm và cách giải thích thì hoàn toàn khác. Thể xác là con người hình khối, bằng xương bằng thịt và sự sống của vật thể như đất đá, cây cối, núi sông... Linh hồn của con người phức tạp hơn của vật. Nó không những tạo ra hình khối và sự sống mà còn tạo ra tư thế, tính cách, hành vi... của người, ví dụ linh hồn có thể cho con người tính gan dạ, dũng cảm hay nhút nhát, nóng nảy hay dịu dàng, tốt hay xấu, hiền hay ác...
Người Thái cho rằng, mỗi cá thể con người có “30 hồn ở phía trước và 50 hồn ở phía sau” (xám xíp khuôn tang nả, hả xíp khuôn tang lăng) [5;29].
Đó là các hồn của từng bộ phận cơ thể, trong đó có hồn chủ là hồn bao trùm gọi là chính hồn ngụ ở đỉnh đầu hay chỏm tóc. Bởi vậy người Thái mới gọi chỏm xoáy của tóc trên đầu là “Đỉnh hồn” (Chom khuôn). Do đó họ kiêng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giữ phần đầu, không bao giờ được xoa đầu người, không dùng vật, đặc biệt là đũa và đòn gánh nước để gõ, đập vào đầu, kể cả trường hợp cha mẹ đánh con cái khi chúng làm điều sai trái... Vì nếu làm như vậy sẽ “Trái đầu, trái hồn” (Phít cảu, phít khuôn). Nếu có chạm phải những điều cấm kị trên thì phải thực
hiện nghi thức “Chữa hồn” (Peng khuôn). Niềm tin vào linh hồn như thế đã
dẫn tới sự ra đời của các nghi thức, nghi lễ có liên quan đến linh hồn. Có thể chia làm 3 loại nghi thức, nghi lễ: Một là, các loại nghi thức, nghi lễ mang tên
“Sửa hồn” (Peng khuôn). Hai là các loại nghi thức, nghi lễ gọi là “Gọi lạc hồn” (Hiệt khuôn luông). Ba là, nghi lễ lớn nhất trong một đời người gọi là “Cúng hồn” (Sên khuôn).
Nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo Thái nói chung, hồn (linh hồn) nói riêng, không thể không nói tới các khái niệm Minh, Nen, Khớ.
“Minh, Nen” là một khái niệm trừu tượng được cụ thể hóa như một “điểm tựa” của linh hồn, hoặc nói cách khác đó là nền móng của sự sống. “Minh, Nen” vững thì linh hồn mới tồn tại, ngược lại “Minh, Nen” yếu thì
cuộc sống sẽ không còn, hồn sẽ tách khỏi thể xác vĩnh viễn trở thành một thứ
“Phi” khác. Ở trên trời, “Then” đặt cho mỗi người một cái móc để treo cái “Minh”, cái “Nen” gọi là “móc Minh”, “móc Nen”. Móc Minh, móc Nen
càng chắc thì hồn có chỗ vịn vững chắc, còn nếu móc Minh, móc Nen lung lay thì người sẽ ốm, khi móc tuột thì hồn tan, người chết.
“Khớ” là khái niệm trừu tượng để biểu hiện con đường của sự sống. Con
đường sống kéo dài, nghĩa là “Khớ” dài và ngược lại. Trên con đường ấy lại
được định ra từng chặng, gọi là chặng “Khớ” hay một “Khớ”. Những chặng “Khớ” do “Then khớ” trên trời định sẵn, buộc hồn phải theo không được đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quan niệm về “Phi khuôn” tồn tại ở hầu hết trong tiềm thức từng cá nhân người Thái và ý niệm tâm linh này vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Đó là tục “Sên khuôn” cho trẻ em, người già hay người ốm đau do các thầy Mo thực hiện. Hoặc khi đám tang kết thúc có lễ gọi “Phi” về nhà và có tục “Xú khuôn” tức gọi hồn mọi người về nhà.
Qua tìm hiểu, khảo sát tại một số bản của các xã Tông Lệnh, Thôm Mòn, Phỏng Lái, Chiềng Pấc quan niệm về “Phi khuôn” vẫn còn tồn tại. Đó là tục “Sên khuôn” cho trẻ em, người già hay người ốm đau do các “Mo” thực hiện, hoặc khi đám tang kết thúc có lễ gọi “Phi” về nhà và có tục “Xú khuôn” tức gọi hồn mọi người về nhà.
“Phi khuôn” phổ biến nhất là “Sên khuôn” cho người ốm hay người vừa
bị tai nạn ở xã về. Ở xã Co Mạ còn có nhiều tín ngưỡng như: “Phi na” (hồn
ruộng), “Phi Pá heo” (ma nghĩa địa), “Phi bản” (ma bản, thổ công)... Trước đây mỗi bản thường cúng tại rừng nơi có cây cổ thụ to.
2.1.1.2. Phi Mƣờng, Phi Bản
Phi Mường, Phi Bản có thể dịch là Ma bản, Ma mường.
Nếu như mỗi người có một linh hồn riêng thì Bản và Mường cũng có linh hồn. Linh hồn của Bản, Mường bao gồm linh hồn của tất cả mọi thành viên trong đơn vị cư trú bản hay mường và có một linh hồn chủ. Hồn chủ là hồn của người được bản, mường chọn áo để cúng. Người đó nếu ở đơn vị bản thì gọi là “Quan chủ áo” (Quan chảu sửa), nếu ở đơn vị mường thì gọi là “Tạo chủ áo” (Tạo chảu sửa). Theo tục lệ, người giữ chức “Chảu sửa” trước tiên là ông cha của người có công khai phá ra bản đó. “Chảu sửa” của Mường là những người đứng đầu thuộc tầng lớp thống trị ở mường đó. Họ phải là người thuộc con cháu của lớp “Tạo” đầu tiên có công lập ra “Bản, Mường”. Bởi vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Chảu mường, Phìa, Tạo” thường kiêm luôn “Chảu sửa” gọi là “Tạo chảu sửa”.
Thành phần của “Phi Bản, Phi Mường” không chỉ có linh hồn và “Minh, Nen”, mà nó còn bao gồm cả “Thế giới của linh hồn bất biến”. Khi các thành viên của bản mường chết đi, tất cả linh hồn của họ sẽ sống ở cõi “Phi”. Ngoài ra ở mỗi khe suối hay một ngọn núi trong phạm vi mường cũng đều có một hồn chủ mà người Thái gọi là “Chảu nặm chảu lin”.
Tại bản Bó, thị trấn Thuận Châu, địa điểm tổ chức cúng Phi Mường (Xên mường) của bản là một bãi đất rộng, nay là sân vận động huyện Thuận Châu. Tục cúng bản mường (Xên mường) trước đây được tổ chức 3 năm một lần. Thông thường mỗi bản cúng bằng trâu đen cho hồn núi (lãnh địa) và trâu trắng cho thần diêm vương là con thuồng luồng, rồng mà người Thái gọi là “Tô Ngựa”. Xên Bản, Xên Mường là tín ngưỡng mang tính cộng đồng cao của người Thái Thuận Châu trước kia. Tín ngưỡng đó vừa mang tính chất tín ngưỡng nông nghiệp cầu cho bản mường được mùa, không gặp thiên tai địch họa vừa mang tính tâm linh đậm nét.
Những thức ăn, đồ uống khi thịt trâu, thịt lợn để Xên Bản, Xên Mường kiêng không cho mang về nhà mà phải tổ chức ăn uống chung tại khu vực cúng. Địa điểm tổ chức Xên Bản, Xên Mường trước kia được gọi là “rừng cấm” của cả bản, do vậy không ai được phát cây cối, lấy gỗ hay lấn chiếm làm
việc khác.
Những khu rừng liên quan đến đời sống tâm linh bao gồm: Thứ nhất là Rừng ma, người Thái gọi là “Pá heo”, đây là khu rừng thiêng, là nơi yên nghỉ của tổ tiên mình nên tuyệt đối không ai được chặt, phá, đốt rừng ma. Hiện tượng này cũng giống như câu ví của người Kinh “giữ như giữ mả tổ” vậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đựng hồn thiêng của Bản hoặc Mường, nơi che chắn cho cuộc sống tâm linh được yên bình, bởi thế họ còn gọi đó là “Rừng thiêng” (Đông căm). [9;391]
Phi Bản, Phi Mường là linh hồn của toàn bản, toàn mường, đó là linh hồn của những người đầu tiên có công khai sơn phá thạch lập ra bản mường, đồng thời là những vị thần bảo vệ cho tất cả núi rừng và đồng ruộng trong vùng cũng như các loại động thực vật ở trong đó.
2.1.1.3. Phi hƣơn
Nhà sàn của người Thái ngoài việc dùng làm nơi ở, sinh hoạt của gia đình còn là nơi chứa đựng linh hồn của người trong nhà với Minh, Nen của họ. Cũng như người có hồn trên chỏm tóc là Chủ thì ở trong nhà hồn của người cha sẽ là Chủ, nếu là gia đình lớn thì đứng đầu sẽ là “gốc” (trưởng cốc) sẽ là chủ. Đó chính là ý niệm về sự sinh ra từ một ông tổ gốc, có cha mới có nhà, bổn phận của con cái trong nhà phải có nghĩa vụ tôn thờ cha. Đây là một loại tôn giáo xuất hiện ngay trong thời kì nguyên thủy lúc xã hội chấm dứt chế độ mẫu hệ và chuyển sang chế độ phụ hệ. Quyền người cha được thay thế cho quyền người mẹ và do đó chế độ phụ quyền được xác lập. [65;385]
Khi các thành viên trong nhà chết thì biến thành linh hồn vĩnh cửu. “Hồn Chủ” ngụ trên chỏm tóc biến thành “Phi hươn” (ma nhà), bản chất của ma nhà chính là tổ tiên của gia đình. “Phi hươn” được người ta cho ngụ ở một gian nhà bỏ trống sát đầu hồi phía Tây gọi là Hoóng. Gian Hoóng của những gia đình mang họ quý tộc như họ Lò, họ Cầm thường có hai ngăn, một ngăn gọi là Hoóng và một ngăn gọi là Đẳm nên “Phi hươn” cũng có tên là “Phi đẳm”. Gian Hoóng có một cột trụ bằng tre chống xà ngang lên đòn móc nhà gọi là “Xau tổn lẳng” đó chính là thanh tre để ma nhà leo lên, thoát khỏi đầu hồi rồi lên trời hoặc khi ở trời xuống cũng theo cái cột đó để đi vào Hoóng. [65;385]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vì cũng là “Phi” nên “Phi hươn” cũng sinh hoạt như các Phi khác, chúng ăn hương hoa của động vật, thực vật sống hoặc chín. Ban ngày chúng ngủ trên xà nhà nên gọi là “Chẩu hụa khứ” (Chủ đầu xà ngang). Bình thường không khi nào chúng đòi ăn, nhưng khi người ta mang thịt sống qua gian Hoóng, chúng sẽ ngửi thấy mùi và vùng dậy đòi ăn. Khi “Phi hươn” đòi ăn thì chủ nhà sẽ bị ốm đau... Bởi vậy người Thái có tục kiêng mang thức ăn qua ngang trước gian Hoóng, người ta còn kiêng mang lá xanh qua gian Hoóng vì lá xanh biểu hiện nơi có rừng cây vốn là chỗ trú ngụ của các loài Phi, cầm lá xanh qua gian Hoóng “Phi hươn” sẽ tưởng ma quỷ ở đâu đến vội vàng dậy hỏi chủ nhà, do đó người trong nhà sẽ sinh ốm đau, bệnh tật...
Ban đêm “Phi hươn” thường đi lang thang đây đó. Có khi chúng lại còn rủ cả ma rừng về hại người trong nhà nên có câu “Phi hươn chuốn Phi pá”
(Ma nhà rủ ma rừng). Tất nhiên những trường hợp như vậy rất hiếm khi xảy ra. Bình thường ma nhà luôn ủng hộ con cháu vì là tổ tiên bao giờ cũng thương người trong dòng họ. [65;386]
Ở hầu hết các bản trong các xã có người Thái sinh sống ở huyện Thuận Châu, nhà nào cũng có gian Hoóng để thờ “Phi hươn”. Nơi cúng ma nhà gọi là Klọ - hóng. Khi trong gia đình có người mất mà người đó là già nhất hay là chủ nhà thì con trai sẽ phá Klọ - hóng (nơi thờ ma nhà). Mục đích của việc làm này là để đuổi ma thế hệ trước đi lên với tổ tiên “Đẳm” ở cõi niết bàn để sau tang lễ lại đón người mới chết thay thế tại nơi thờ cúng đó. Tục thờ cúng “Phi hươn” của người Thái Thuận Châu được tổ chức khi lên nhà mới, đám cưới, vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm và đặc biệt là khi có người mới mất trong thời gian còn tang, cứ 10 ngày cúng một lần gọi là “Pạt tông”. Riêng họ